7. Bố cục của Luận văn
3.3.3. Phát triển thị trường, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, xây dựng
xây dựng thương hiệu du lịch Quy Nhơn Bình Định
Việc xác định thị trường là vấn đề quan trọng đối với hoạt động du lịch, giúp việc hoạch định các chiến lược xúc tiến, quảng bá, khai thác một cách
phù hợp và hiệu quả. Chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được nâng cao, sẽ góp phần thu hút du khách đến Bình Ðịnh.
Về phát triển thị trường khách du lịch, cần xác định được phân khúc thị trường du lịch của tỉnh Bình Định bao gồm cả thị trường du lịch khách quốc tế và nội địa. Tập trung thu hút thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội); Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa (một số tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên). Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á. Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông… Chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và thưởng thức đặc sản biển.
Để du lịch phát triển Bình Định cần phải xây dựng một chiến lược xúc tiến ngành du lịch trong dài hạn nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Chiến lược xúc tiến cần được xây dựng trên một cơ sở hệ thống dữ liệu được phân tích một cách thấu đáo điển hình như:
Đối tượng quảng bá chính là các hãng lữ hành và giới truyền thông. Hình thức quảng bá, xúc tiến có hiệu quả nhất thông qua các kênh gián tiếp như thực hiện các đoàn Famtrip - Presstrip để mời các đơn vị lữ hành, truyền thông trong và ngoài nước đến tham quan, khảo sát tại Bình Định hay trực tiếp tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành du lịch hoặc kênh quảng bá trực tiếp như tổ chức giới thiệu sản phẩm, Roadshow… đến thị trường khách du lịch tiềm năng.
Đẩy mạnh xúc tiến mở thêm các đường bay trực tiếp từ các thị trường tiềm năng về với Bình Định đặc biệt là thị trường Nga hoặc các thị trường
Đông Bắc Á. Đồng thời, tăng thêm các chuyến bay từ thị trường trong nước (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc mở lại các chuyến bay nội địa nối Bình Định với các địa phương trong vùng (tuyến Đà Nẵng - Quy Nhơn)… tạo điều kiện thu hút khách trực tiếp đến và tăng thời gian lưu trú của du khách Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước với các hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù hợp với các mục tiêu đã xác định.
Về phát triển thương hiệu du lịch: Tập trung phát triển thương hiệu du lịch biển của tỉnh trên cơ sở phát triển thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm du lịch; Tăng cường sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, các ngành, các cấp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch biển để đảm bảo tính thống nhất, tạo lợi thế cạnh tranh. Đặc biệt chọn thành phố Quy Nhơn là điểm bắt đầu và cũng là thương hiệu của du lịch Bình Định mà điểm nhấn chính là du lịch biển Quy Nhơn kết hợp với sự trải nghiệm văn hóa, lịch sử “đất võ trời văn”. Phải xây dựng Quy Nhơn là điểm đến hấp dẫn của nhiều sự kiện để thu hút khách du lịch.