Tác động đến xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành du lịch tỉnh bình định từ năm 1991 đến năm 2016 (Trang 96 - 98)

7. Bố cục của Luận văn

3.2.2. Tác động đến xã hội

Bên cạnh những tác động về kinh tế, ngành du lịch phát triển cũng có những tác động nhất định đến văn hóa – xã hội.

Phát huy các giá trị về cảnh quan, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa truyền thống: Các sản phẩm du lịch Bình Định đều dựa trên các giá trị tài nguyên về cảnh quan, giá trị lịch sử, văn hóa gắn với mảnh đất và con người Bình Định, vì vậy phát triển du lịch tốt sẽ góp phần quảng bá hình ảnh về còn người và mảnh đất Bình Định trên cả nước và thế giới thông qua khách du lịch và các phương tiện truyền thông, các mặt hàng lưu niệm… Các giá trị về cảnh quan thiên nhiên như vịnh Quy Nhơn, bán đảo Phương Mai, ghềnh Ráng…; các giá trị về lịch sử, văn hóa như di tích phong trào nông dân Tây Sơn, di tích tháp Chăm…; các di sản văn hóa phi vật thể như hát Tuồng, Nghệ thuật hát bài chòi, võ Bình Định…,các làng nghề và đặc sản

như rượu Bàu Đá, bún Song thằn, nem chợ huyện…cùng với nét văn hóa đặc trưng cư dân ven biển Nam Trung Bộ, vùng Đông Trường Sơn…được tôn tạo, phục dựng sẽ mãi mãi là dấu ấn trong tiềm thức của khách du lịch để từ đó lan tỏa theo không gian và thời gian. Việc xây dựng và phát triển sản phẩm cũng là hình thức bảo tồn văn hóa truyền thống, phát huy, khôi phục các truyền thống văn hóa (âm nhạc, kiến trúc, hội họa...) làng nghề và nghề thủ công... Những tác động về văn hóa - xã hội cũng được thể hiện trong việc góp phần làm thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, lễ nghi truyền thống...khi người dân địa phương quan hệ trực tiếp và gián tiếp với du khách.

Tạo việc làm thêm cho cư dân địa phương phục vụ cho du lịch: Lao động trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh Bình Định năm 2005 có 1.112 lao động; đến năm 2010 là 2.593 lao động và đến năm 2015 tăng lên 4.050 lao động, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 16%/năm. Theo tính toán dự báo, du lịch Bình Định phát triển theo mục tiêu đề ra thì đến năm 2020 sẽ tạo được việc làm cho khoảng 21.000 lao động, trong đó có 7.000 lao động trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch; đến năm 2030 tạo được việc làm cho khoảng 54.000 lao động với khoảng 18.000 lao động trực tiếp. Đây là hiệu quả đáng kể về xã hội trong điều kiện đời sống người dân tại khu du lịch (đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số) còn chưa được ổn định, thu nhập thấp và chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Nâng cao trình độ dân trí: Hoạt động phát triển du lịch nhìn chung sẽ góp phần làm nâng cao trình độ dân trí của khu vực thông qua các hình thức giao lưu văn hoá và các đòi hỏi nâng cao trình độ trong các công việc phục vụ nhu cầu phát triển du lịch. Các hoạt động tuyên truyền quảng cáo cũng sẽ đóng vai trò tích cực trong việc làm tăng thêm nhận thức về du lịch cho người dân.

3.3. Một số bài học trong phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Định giai đoạn 1991 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành du lịch tỉnh bình định từ năm 1991 đến năm 2016 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)