Du lịch biển, đảo và du lịch văn hoá lịch sử là hai loại hình, sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành du lịch tỉnh bình định từ năm 1991 đến năm 2016 (Trang 89 - 90)

7. Bố cục của Luận văn

3.1.3. Du lịch biển, đảo và du lịch văn hoá lịch sử là hai loại hình, sản phẩm

sản phẩm thế mạnh của ngành du lịch tỉnh Bình Định

Với tài nguyên và tiềm năng du lịch tương đối phong phú và đa dạng, tỉnh Bình Định tập trung chú trọng nâng cao chất lượng các loại hình du lịch được xem là thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là hai loại hình du lịch biển, đảo và du lịch văn hóa - lịch sử.

Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch có sức hấp dẫn, luôn thu hút khách du lịch nhất và đang là xu hướng phát triển chung của khu vực duyên hải miền Trung. Bình Định với đường bờ biển dài 134km, với gần một nửa số huyện, thành phố giáp biển, được thiên nhiên ban tặng vô số những thắng cảnh và bãi biển đẹp, với hàng chục bãi tắm lớn nhỏ, trong đó có một số bãi tắm rộng hàng trăm ha và đa phần còn nguyên sơ như: Bãi biển Quy Nhơn, Ghềnh Ráng, Hải Giang, Nhơn Lý, Phú Hậu, Trung Lương… Hầu hết các bãi biển của tỉnh đều tương đối bằng phẳng, cát trắng, nước biển xanh, có cảnh quan đẹp, rất thuận lợi cho việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các cụm, tuyến du lịch biển tập trung, liên hoàn, có thể khai thác tổ chức nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như: tắm biển, du lịch sinh thái biển, lặn biển, trượt cát, thả diều, câu cá, thể thao dưới nước… Không chỉ có các thắng cảnh, bãi biển đẹp mà

Bình Định còn có một số đảo ven bờ, cùng nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông, cồn cát, rừng ngập mặn, rạn san hô cùng hệ thống thủy sinh hết sức phong phú và đa dạng. Hệ thống tài nguyên biển, đảo là tiền đề phát triển dòng sản phẩm chính, có sức hấp dẫn cao, tạo thương hiệu du lịch cho tỉnh Bình Định.

Bên cạnh đó Bình Định còn có nhiều lợi thế về du lịch văn hóa – lịch sử cả về vật thể lẫn phi vật thể, trong đó có nhiều di tích văn hóa vô giá như: Thành Đồ Bàn và hệ thống di tích 14 ngôi tháp Chăm còn khá nguyên vẹn, hết sức độc đáo và đồ sộ. Hiện nay, tỉnh đang tiến hành lập hồ sơ để trình UNESCO công nhận hệ thống di tích văn hóa Chăm là di sản văn hóa thế giới. Bình định tự hào là cái nôi của phong trào Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, quê hương của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và là nơi sản sinh nuôi dưỡng nhiều nhà thơ nhà văn hóa lớn của Việt Nam như: Đào Duy Từ, Đào Tấn, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… Nói đến Bình Định là nói đến một miền đất võ nổi tiếng, cái nôi của nghệ thuật Tuồng độc đáo. Với những đặc thù về văn hóa – lịch sử như vây, trên mảnh đất Bình Định ngày nay còn lưu lại nhiều di tích lịch sử - văn hóa quý giá cùng nhiều lễ hội, làng nghề đặc sắc và một nền ẩm thực độc đáo mang đặc trưng riêng của vùng đất Bình Định, đây là nền tảng để phát triển du lịch đặc thù của tỉnh. Như vậy bên cạnh loại hình, sản phẩm du lịch biển, đảo là mũi nhọn thì du lịch văn hóa - lịch sử được xem là nền tảng phát triển loại hình du lịch đặc thù địa phương, tạo nên thương hiệu du lịch của tỉnh Bình Định, góp phần thu hút khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành du lịch tỉnh bình định từ năm 1991 đến năm 2016 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)