7. Bố cục của Luận văn
3.1.2. Ngành du lịch Bình Định giai đoạn 1991-2016 có bước phát triển, đạt
triển, đạt được những thành tựu quan trọng cả về quy mô và chất lượng
Cùng với tiến trình phát triển của du lịch cả nước, từ năm 1991 đến 2016 du lịch Bình Định đã có bước phát triển nhanh, đạt được những thành tựu quan trọng cả về quy mô và chất lượng.
Về quy mô: Các số liệu thống kê cho thấy trong những năm qua tổng thu từ du lịch Bình Định không ngừng gia tăng. Năm 1991 doanh thu từ du lịch đạt 2.015 triệu đồng thì đến năm 2016 đã đạt mức 1.497 tỷ đồng, tăng gấp 742 lần. Với tốc độ tăng trưởng về doanh thu ngành du lịch trong những năm qua, mức độ đóng góp của ngành du lịch Bình Định cho ngân sách Nhà nước cũng tăng lên nhanh chóng, cả về quy mô lẫn tốc độ theo chiều hướng năm sau tăng hơn năm trước. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, GDP của ngành giai đoạn 1991-2016 liên tục tăng. Điều này cho thấy những nổ lực của
tỉnh trong phát triển du lịch những năm qua đã đem lại hiệu quả đáng kể. Từ năm 1991 cùng vơi sự gia tăng của lượng khách du lịch chung của cả nước, số lượt khách du lịch đến Bình Định cũng tăng lên đáng kể. Nếu năm 1991 Bình Định đón được 10.931 lượt khách du lịch, trong đó có 1.395 lượt khách quốc tế. Đến năm 2016 đã đón 3,2 triệu lượt khách trong đó có gần 265.000 nghìn lượt khách quốc tế (chiếm khoảng 7,9%) và trên 2,9 triệu lượt khách nội địa gấp 303 lần, trong đó khách quốc tế là 183 lần và khách nội địa là 304 lần. Thị trường khách du lịch quốc tế đến Bình Định cũng có sự thay đổi đáng kể. Nếu trước đây chủ yếu là khách đến từ các nước Đông Âu và Liên Xô cũ theo các hiệp định ký kết giữa các tổ chức công đoàn, đoàn thể với giá bao cấp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đồng thời những biến động chính trị ở Đông Âu và Liên Xô cũ đã làm mất đi hầu hết thị trường khách ở nước này đến Bình Định. Thay vào đó là thị trường chủ yếu ở các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Đài Loan, Hồng Kông… và một số từ các nước ASEAN. Đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây một số nước có lượng khách tăng trưởng khá như Đức, Bỉ, Nhật.
Quy mô các cơ sở lưu trú, ăn uống, các tiện nghi và cơ sở phục vụ du lịch khác được xem là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá tình hình phát triển du lịch của một địa phương. Đây là yếu tố then chốt nhất thể hiện năng lực sẵn sàng phục vụ du lịch của một cơ sở, một địa phương hoặc một vùng nhất định. Trong những năm qua quy mô các cở sở phục vụ du lịch ở Bình Định có bước phát triển nhanh về số lượng. Nếu Năm 1995 toàn tỉnh chỉ có 26 khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ... với tổng số 643 phòng, trung bình mỗi phòng có 2,2 giường, hầu hết các cơ sở lưu trú này đều tập trung ở thành phố Quy Nhơn, công suất sử dụng đạt 44,1% đối với phòng khách quốc tế và 60,6% đối với phòng khách nội địa. Thì tính đến năm 2016 toàn tỉnh có 140 cơ sở với 3.200 phòng. Công suất sử dụng phòng trung bình năm 2016 đạt
khoảng 68%, tốc độ tăng trưởng phòng lưu trú đạt 11,52%/năm.
Hiện nay, ở Bình Định hệ thống các cơ sở ăn uống rất đa dạng và phong phú với khoảng 25 nhà hàng phục vụ trong các khách sạn phục vụ các món ăn Á, Âu, ẩm thực vùng miền của Bình Định và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài hệ thống nhà hàng trong các khách sạn, các cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan ở Bình Định những năm qua cũng đã phát triển tương đối nhanh. Đến nay, đã có hơn 70 cơ sở phục vụ các món ăn từ bình dân đến cao cấp.
Tính đến năm 2016, toàn tỉnh có 12 khu du lịch và nhiều điểm tham quan du lịch khác đang khai thác có hiệu quả; một số tiện nghi thể thao và chăm sóc sức khỏe trong các khách sạn (04 phòng tập thể hình, 16 cơ sở tắm hơi và massage, 03 điểm karaoke, 6 bể bơi), vui chơi giải trí, 31 phòng phục vụ hội nghị hội thảo, 12 trung tâm mua sắm phục vụ đa dạng hàng hóa trong và ngoài nước, hàng lưu niệm...Đây là những công trình và phương tiện dịch vụ góp phần hấp dẫn và tăng thời gian lưu trú của khách du lịch. Các điểm du lịch như Ghềnh Ráng, Hầm Hô, Bảo tàng Quang Trung, Đài kính thiên,…đã triển khai các công tác tôn tạo, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh và nâng cấp dịch vụ phục vụ đạt kết quả tốt trong công tác đón tiếp khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan trong các dịp lễ, tết và các sự kiện lớn.
Hiện nay, toàn tỉnh có 30 đơn vị kinh doanh lữ hành (tăng 20 so với năm 2011), trong đó có 5 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 25 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 111 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó có 29 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 82 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa) được cấp. Riêng trong năm 2015, có 21 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó có 8 thẻ quốc tế và 13 thẻ nội địa) đã được cấp.
vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được tăng lên đáng kể.
Đến năm 2016, toàn tỉnh có 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao với 577 phòng; 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao với 93 phòng; 16 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao với 578 phòng; 80 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao và một số cơ sở lưu trú khác với 1.952 phòng. Cùng với đó, hệ thống các dịch vụ thương mại cũng được mở rộng với 31 phòng phục vụ hội nghị, hội thảo; 12 trung tâm mua sắm, 25 nhà hàng trong các khách sạn phục vụ ẩm thực địa phương và quốc tế; 70 các cơ sở phục vụ món ăn từ bình dân đến cao cấp, đã góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng tăng của khách du lịch đến Bình Định