7. Bố cục của Luận văn
3.3.5. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch nhằm
nhằm tiến tới phát triển kinh tế bền vững
Với các tiềm năng, thế mạnh sẵn có thì Bình Định hoàn toàn có thể vươn lên trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trong nước và quốc tế. Nhưng để phát triển du lịch thành công, Bình Định không chỉ tập trung vào khai thác các thế mạnh tự nhiên vốn có, mà còn cần có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên môi trường và bền vững về văn hóa xã hội. Để ngành du lịch Bình Định phát
triển nhanh và bền vững thì không thể bỏ qua các yếu tố về môi trường và cảnh quan du lịch.
Cần phải xây dựng, đầu tư, bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên ở các khu vực hoạt động du lịch. Chú trọng nâng cấp, bảo tồn, bảo trì hệ thống các tài nguyên du lịch đặc biệt là các di tích văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đồng thời có biện pháp bảo vệ môi trường quyết liệt trên cơ sở phát triển bền vững. Xây dựng hình ảnh Bình Định là một điểm đến an toàn, thân thiện mang lại sự dễ chịu thoải mái cho khách du lịch như đầu tư hơn nữa cho hệ thống cây xanh, vệ sinh môi trường trên bờ biển và trong thành phố Quy Nhơn, quy hoạch lại bến đỗ tàu thuyền, các khu vực nuôi trồng thủy hải sản nhằm trả lại bờ biển xanh, sạch, đẹp cho khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Bình Định.
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp, các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch. Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển. Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Xây dựng được một cộng đồng biết làm du lịch, trong đó, từ người dân, đến doanh nghiệp và chính quyền các cấp đều phải chuyên nghiệp trong việc tiếp đón khách du lịch; giải quyết triệt để các vấn đề như môi trường, an ninh, chăm sóc khách hàng và định giá các loại hình dịch vụ. Các ngành chức năng tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân trong việc cung cấp các sản phẩm du lịch, đồng thời sẽ xử lý nghiêm các hành vi sai phạm, gây ảnh hưởng đến hình ảnh chung của ngành du lịch Bình Định. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình
thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi người dân trong khu vực không chỉ trước mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài. Việc đào tạo, giáo dục môi trường không chỉ nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà còn cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương.
Tiểu kết chương 3
Ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 1991 - 2016 phát triển dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi, ngành du lịch Bình Định đã có bước phát triển nhanh và đạt được những thành tựu quan trọng cả về quy môn và chất lượng; du lịch biển, đảo và du lịch văn hóa - lịch sử là hai loại hình, sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của ngành du lịch tỉnh Bình Định; vốn đầu tư vào du lịch tăng mạnh, các dự án lớn được xúc tiến tạo nền tảng thúc đẩy du lịch phát triển, tuy nhiên du lịch Bình Định vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Du lịch Bình Định phát triển đã tác động đến kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng.
Nghiên cứu về hoạt động, thành tựu, hạn chế của ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 1991 – 2016 có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để tạo điều kiện cho tỉnh đề ra các định hướng, giải pháp đúng đắn nhằm phát triển ngành du lịch tỉnh ở các giai đoạn sau.
KẾT LUẬN
Trong 25 năm (1991 - 2016), ngành du lịch tỉnh Bình Định có những thuận lợi nhất định để phát triển: Đất nước ổn định về chính trị, quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự và an toàn xã hội cơ bản ổn định, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, đã thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Tỉnh Bình Định với tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cùng với sự nổ lực của Đảng bộ, chính quyền đã tạo động lực phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch tỉnh nói riêng.
Trên cơ sở những lợi thế và việc áp dụng những chủ trương, chính sách đúng hướng về phát triển du lịch, ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 1991 - 2016 đã đạt được những thành tựu quan trọng: Các chỉ tiêu phát triển về lượt khách, tổng thu từ du lịch tăng với tốc độ khá cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư, nâng cấp, xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Hiện nay toàn tỉnh có 140 cơ sở lưu trú với 3.200 phòng, tốc độ tăng trưởng phòng lưu trú đạt 11,52%/năm. Hệ thống các cơ sở ăn uống đa dạng và phong phú với nhiều nhà hàng trong các khách sạn phục vụ các món ăn khác nhau. Bên cạnh hệ thống nhà hàng trong các khách sạn, các cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan ở Bình Định những năm qua cũng đã phát triển tương đối nhanh. Ngoài ra các có sở phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí cũng được đầu tư, mở rộng góp phần hấp dẫn và tăng thời gian lưu trú của khách du lịch. Hoạt động du lịch tỉnh Bình Định dần khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được, ngành du lịch tỉnh Bình
Định còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tróng đó, đáng lưu ý là trong những năm qua, một số sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội bất lợi xảy ra trên thế giới như khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, dịch bệnh, thiên tai, bão lụt...đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội và hoạt động du lịch cả nước nói chung và du lịch Bình Định nói riêng. Bên cạnh đó việc thu hút đầu tư vào du lịch của tỉnh còn nhiều hạn chế, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch còn quá chậm. Chất lượng nguồn lao động ở một số bộ phận còn thấp, thiếu đội ngũ quản lý giỏi và đội ngũ lao động có tay nghề cao... do đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động du lịch của tỉnh.
Những thành tựu và tác động của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong phát triển du lịch giai đoạn 1991 – 2016 sẽ giúp Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Định có định hướng, đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp nhằm phát triển ngành du lịch.
Trong tương lai, tỉnh Bình Định cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu như: tích cực huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, đặc biệt đối với các nhà đầu tư chiến lược, có trách nhiệm. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện đầu tư các dự án phát triển du lịch. Có cơ chế ưu tiên đối với dự án đầu tư phát triển phương tiện vận chuyển khách du lịch, đặc biệt là đội tàu du lịch đường thủy, và cặp đôi tàu du lịch đường sắt chạy thẳng từ Huế vào Quy Nhơn và Nha Trang ra Quy Nhơn, chạy định kỳ theo lịch bay của các hãng hàng không; hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ có chất lượng cao, trong đó ưu tiên xây dựng các khách sạn, công trình dịch vụ cao cấp có đủ khả năng tổ chức các hội nghị, sự kiện quốc tế như Khu du lịch Vinpearl Hải Giang - Quy Nhơn. Nâng cấp nhà ga và cơ sở hạ tầng sân bay
Phù Cát thành cảng hàng không quốc tế cho khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới phù hợp với nhu cầu của du khách, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù để tạo ra điểm khác biệt thu hút khách du lịch; tăng cường quảng bá và xúc tiến du lịch, mở rộng phát triển thị trường; tăng cường nguồn lực cho công tác phát triển nguồn nhân lực. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch theo hướng: hiệu quả, thiết thực, hợp lý đáp ứng yêu cầu thực tế. Quan tâm công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương đối với mọi hoạt động du lịch tại địa phương mình. Giáo dục quần chúng và du khách cùng nhau giữ gìn môi trường tự nhiên và xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch; chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các khu, điểm du lịch theo quy định, đảm bảo phát triển bền vững của ngành du lịch Bình Định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa VI), Quyết định số 83-QĐ/TW ngày 4/3/1989 về việc tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Bình Định và
Quãng Ngãi.
[2] Chính phủ Việt Nam (1993), Nghị định số 45/CP về đổi mới quản lý và phát triển du lịch.
[3] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 1995, NXB Bình Định. [4] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 1996, NXB Bình Định. [5] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 1997, NXB Bình Định. [6] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 1998, NXB Bình Định. [7] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 1999, NXB Bình Định. [8] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2000, NXB Bình Định. [9] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2001, NXB Bình Định. [10] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2002, NXB Bình Định. [11] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2003, NXB Bình Định. [12] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2004, NXB Bình Định. [13] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2005, NXB Bình Định. [14] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2006, NXB Bình Định. [15] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2007, NXB Bình Định. [16] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2008, NXB Bình Định. [17] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2009, NXB Bình Định. [18] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2010, NXB Bình Định. [19] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2011, NXB Bình Định. [20] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2012, NXB Bình Định. [21] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2013, NXB Bình Định. [22] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2014, NXB Bình Định.
[23] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2015, NXB Bình Định. [24] Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê 2016, NXB Bình Định. [25] Cục thống kê tỉnh Bình Định (2015), Bình Định 10 năm phát triển kinh
tế - xã hội – 5 năm nhìn lại trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
[26] Trần Tiến Dũng (2002), "Các chiến lược phát triển du lịch”, Tạp chí du lịchViệt Nam, số ra tháng 8 năm 2002.
[27] Đảng bộ tỉnh Bình Định (1992), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định đến năm 2000.
[28] Đảng bộ tỉnh Bình Định (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIV, Bình Định.
[29] Đảng bộ tỉnh Bình Định (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV, Bình Định.
[30] Đảng bộ tỉnh Bình Định (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVI, Bình Định.
[31] Đảng bộ tỉnh Bình Định (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII, Bình Định.
[32] Đảng bộ tỉnh Bình Định (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định 1975 – 2005, NXB Chính trị quốc gia.
[33] Đảng bộ tỉnh Bình Định (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVIII, Bình Định.
[34] Đảng bộ tỉnh Bình Định (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX, Bình Định.
[35] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[36] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[38] Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[39] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[40] Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (Khóa VI, VII, VIII, IX, X) phần II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[41] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[42] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[43] Cát Hùng (2018), Du lịch Bình Định hướng tới phát triển bền vững, Báo nhân dân, số ra ngày 19/11/2018.
[44] Hà Minh (2017), Du lịch Bình Định chuyển mình ấn tượng, Báo đầu tư, số ra ngày 05/11/2017.
[45] Sở Khoa học công nghệ và môi trường, Sở Văn hóa - Thông tin Bình Định (2000), Bình Định danh thắng và di tích, NXB Bình Định.
[46] Sở Thương mại và Du lịch Bình Định (1997), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ du lịch năm 1996 và phương hướng nhiệm vụ du lịch năm 1997.
[47] Sở Thương mại và Du lịch Bình Định (2000), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ du lịch năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ du lịch năm 2001.
[48] Sở Thương mại và Du lịch Bình Định (2002), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ du lịch năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ du lịch năm 2003.
[49] Sở Thương mại Bình Định (2006), Lịch sử hình thành và phát triển ngành thương mại - du lịch tỉnh Bình Định (1946 - 2006), NXB Bình Định.
[50] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định (2007), Quy hoạch và phát triển du lịch tỉnh Bình Định, Bình Định.
[51] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Báo cáo Kết quả 5 năm thực hiện Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010.
[52] Tỉnh ủy Bình Định (2015), Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh về đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015.
[53] Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Nghĩa Bình, Quyết định 372/QĐ-UB ngày 26/10/1976 về việc thành lập Công ty du lịch Nghĩa Bình.
[54] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Quyết định số 1346/QĐ-UB ngày 12/10/1991 về việc đổi tên Sở Thương nghiệp Bình Định thành Sở Thương mại và Du lịch Bình Định.
[55] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định (1996 - 2010).
[56] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (1998), Báo cáo theo công văn số