Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 49 - 53)

6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý:

Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích 219,9 km2, dân số 180.300 người. Về địa hình, phía bắc và tây bắc Tuy Phước giáp huyện Phù Cát, An Nhơn; Đông giáp biển; nam giáp TP.Quy Nhơn; Tây giáp huyện Vân Canh. Cuối năm 1975, Vân Canh và Tuy Phước hợp thành huyện Phước Vân, đến tháng 8-1981 thì tách trở lại như cũ. Trước năm 1975, Tuy Phước có 12 xã, sau nhiều lần thay đổi, hiện nay có 11 xã và 02 thị trấn là: xã Phước Nghĩa, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Quang, Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Lộc, Phước An, Phước Thành, thị trấn Tuy Phước (trước đây thuộc Phước Nghĩa), thị trấn Diêu Trì (trước đây là xã Phước Long). Nằm bên đầm Thị Nại, có sơng Kơn, sơng Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, QL 19, đường sắt Bắc - Nam chạy ngang qua, Tuy Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Tọa độ địa lý: 13°50′44″B 109°9′10″Đ. Với hệ tọa độ trên, Tuy Phước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thuộc phân vùng khí hậu Nam Việt Nam”.

Nguồn: UBND huyện Tuy Phước

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Tuy Phước

b. Địa hình

Địa hình của huyện Tuy Phước là địa hình đồng bằng tích tụ ven sơng và đồng bằng dun hải ở phía đơng huyện. Đầm Thị Nại nằm ở phía đơng huyện. Địa hình của huyện chia thành 3 khu vực rõ rệt: các xã phía Tây Nam (gồm Phước Thành, Phước An) có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất cây công nghiệp, song chưa được khai thác hết; các xã khu Đơng (Phước Hịa, Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Sơn) với thế mạnh về cây lúa và thủy sản, là khu

vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện; và các xã còn lại là vùng chuyên canh cây lúa.

c. Khí hậu

Huyện Tuy Phước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Trong năm chia ra hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm, mùa nắng từ tháng 01 đến tháng 8 hằng năm), nhiệt độ trung bình hằng năm là 26°C, lượng mưa trung bình trong năm là 2.325,5 mm. Hằng năm có 4 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện (từ tháng 8 đến tháng 11) kết hợp với mưa lớn gây ra hiện tượng lũ lụt. Mùa nắng có nhiệt độ và ánh sáng tạo thuận lợi để phát triển các loại cây trồng, tuy nhiên trong những năm gần đây do sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên mùa nắng cũng thường xảy ra hiện tượng hạn hán gây nhiều khó khăn cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng và chăn ni.

d. Tài ngun đất đai:

Diện tích tự nhiên của huyện là 219,9 km2. Đất nông nghiệp là 142,3 km2, chiếm 65% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó Đất sản xuất nông nghiệp là 103,05 km2, chiếm 46,9% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp được dành cho trồng lúa 2 vụ. Phước Sơn, Phước Hưng, Phước Thắng là những địa phương có diện tích đất trồng lúa cao và năng suất ổn định nhất trong huyện. Ngồi ra đất sản xuất nơng nghiệp cũng phù hợp cho việc canh tác các loại cây như ngơ, lạc... ngồi ra cịn có rau đậu các loại và các loại hoa.

Đất lâm nghiệp với 275,8 km2 chiếm 12,5% diện tích đất tự nhiên của huyện và phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây gồm Phước Thành, Phước An. Đất lâm nghiệp có thể phát triển sản xuất lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc.

Đất phi nông nghiệp chiếm 71,84 km2, chiếm 32,7% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó đất ở là 10,6 km2, chiếm 4,8% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất chưa sử dụng là 5,8 km2, chiếm 2,6% tổng diện tích đất

tự nhiên của huyện. Diện tích đất chưa sử dụng có thể mở mang để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Tuy Phước là huyện trọng điểm về kinh tế nơng nghiệp của tỉnh Bình Định đặc biệt là trong công tác sản xuất lúa gạo và các loại giống lúa năng suất cao phù hợp sản xuất tại Bình Định và các tỉnh khu vực miền Trung. Tuy nhiên giai đoạn gần đây sự phát triển của các ngành công nghiệp và cơ sở kinh tế hạ tầng trên địa bàn huyện nên một diện tích đất nơng nghiệp trước đây được chuyển thành đất khác.

Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên năm 2019 của huyện Tuy Phước

STT CHỈ TIÊU Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

I Đất nơng nghiệp 14.225,5 64,7

1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.304,9 46,9

2 Đất lâm nghiệp 2.757,9 12,5

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.074,8 4,9

4 Đất làm muối 28,7 0,1

5 Đất nông nghiệp khác 59,2 0,3

II Đất phi nông nghiệp 7184 32,7

1 Đất ở 1.059,8 4,8

2 Đất chuyên dùng 3.187,9 14,5

3 Đất tơn giáo, tín ngưỡng 62,7 0,3

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 538,5 2,4

5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 2.335,1 10,6

6 Đất phi nông nghiệp khác 0.0 0

III Đất chưa sử dụng 577,7 2,6

1 Đất bằng chưa sử dụng 280,3 1,3

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 289,1 1,3

3 Núi đá khơng có rừng 8,3 0,04

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 21.987,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)