Hồn thiện cơng tác xây dựng, ban hành và thực hiện các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 97)

6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ

3.2.2. Hồn thiện cơng tác xây dựng, ban hành và thực hiện các

quy định đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh về nông nghiệp:

Để hồn thiện cơng tác xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách, quy định đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh về nông nghiệp cần thực hiện một số giải pháp như:

trong nông nghiệp phải đảm bảo theo đúng quy trình, đảm bảo cơng khai, minh bạch.

Hiện nay chính sách bảo hộ sản xuất nơng nghiệp của chính phủ đang phải điều chỉnh theo lộ trình cam kết giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, làm tăng khó khăn cho nhiều ngành nông nghiệp. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cịn cao, sản phẩm làm ra khó cạnh tranh với hàng hóa nơng sản của các nước có điều kiện sản xuất tốt hơn được nhập khẩu vào Việt Nam. Vì vậy cần tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của huyện đã ban hành; đồng thời chú trọng đề xuât điều chỉnh, bổ sung chính sách theo mức độ ảnh hưởng của các loại sản phẩm theo hướng tập trung; hỗ trợ lãi suất tín dụng cho vay vốn phát triển chăn ni, thành lập trang trại mới, mở rộng quy mô sản xuất; hỗ trợ áp dụng các khoa học kỹ thuật mới; phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, chế biến, khuyến khích liên kết phát triển sản xuất,…

Xây dựng các quy định, chính sách phù hợp với thực tế quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Tuy Phước. Việc ban hành và thực hiện các văn bản hướng dẫn cần tiến hành nhanh chóng, kịp thời. Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và các đối tượng chịu sự tác động của chính sách, quy định thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo, khảo sát lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và các đối tượng chịu sự tác động của chính sách, quy định để UBND Huyện xem xét, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa chính sách, quy định cho phù hợp.

Một số chính sách cần được được sớm hồn thiện, đó là: các chính sách về quản lý đất đai, sử dụng đất; về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp; khuyến khích mở mang, phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn; cơ chế khuyến khích sự liên kết “bốn nhà” có hiệu lực hơn nữa trong việc phát triển nông nghiệp và nông thơn; chính sách tín dụng; chính sách thị trường chính sách khuyến khích lập trang trại kinh doanh quy mơ lớn; chính sách đào tạo

nguồn nhân lực cho nơng thơn...

Cần chú trọng các chính sách ứng dụng công nghệ canh tác mới và công nghệ sau thu hoạch phù hợp với nông dân, tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với từng loại sản phẩm; tổ chức lại mạng lưới thu gom nơng sản hàng hóa theo ngun tắc liên kết, giúp nơng dân xây dựng các cơ chế gắn sản xuất của hộ nông dân với các cơ sở chế biến và doanh nghiệp thương mại với sự tham gia có trách nhiệm hơn của cơ quan quản lý nhà nước địa phương trên mỗi vùng sản xuất.

Chủ động rà soát kiểm sốt chính sách, quy định; tạo điều kiện cho người dân được trình bày mong muốn, phản hồi, nguyện vọng của mình về chính sách, quy định bằng cách thực hiện điều tra khảo sát để đánh giá mức độ phù hợp, mức độ hài lòng của người dân; kiểm soát việc xây dựng các chính sách, quy định từ đó phát hiện kịp thời các bất cập, để tham mưu, đề xuất cho UBND Huyện hoàn thiện theo hướng phù hợp với thực tiễn và đảm bảo quyền lợi cho người dân hơn nữa về việc triển khai thực hiện các sách, quy định. Triển khai thực hiện chính sách, qui định phải đảm bảo đạt được mục tiêu của chính sách, quy định đã đặt ra.

Để thực hiện các chính sách, quy định trong cơng tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp, UBND huyện Tuy Phước cần cụ thể hóa, bổ sung các ưu đãi đặc thù và triển khai kịp thời, đúng quy định các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương như: chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã; chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngơ...chính sách đặc thù về giống và cơng nghệ trong phát triển nuôi trồng, các cơ chế đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, cơ chế khuyến khích phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

Tập trung cho đầu tư xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa giống và lúa chất lượng cao, ngô, lạc, rau... gắn với kiên cố hóa kênh mương, giao thơng nội đồng, cơ giới hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ một

cách đồng bộ; kịp thời sơ kết tổng kết và nhân rộng các mơ hình có hiệu quả. Chủ động liên kết với các doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra. Đẩy mạnh cơ giới hóa, hợp tác xã cung ứng các dịch vụ và lựa chọn chuyển đổi mơ hình sản xuất để khắc phục tình trạng suy giảm thâm canh; hướng dẫn thâm canh hợp lý để tăng hiệu quả sản xuất lúa, ngô, lạc, rau thực phẩm.. Thực hiện tốt công tác hướng dẫn, thơng báo phịng trừ dịch hại trên cây trồng, con vật nuôi.

Tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật mơ hình sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề cho nông dân về chăn nuôi và trồng trọt. Nâng cao kiến thức về thú y cho nơng dân để có thể kiểm sốt và phịng trừ dịch bệnh ở cơ sở tốt hơn. Tổ chức thực hiện việc tiêu độc khử trùng môi trường thường xuyên và định kỳ tại các ổ dịch và những nơi có nguy cơ cao.

Đối với ngành chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ, cần áp dụng các biện pháp hành chính và kinh tế để điều chỉnh phương thức chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ lẻ, ni thả tự nhiên khơng kiểm sốt được dịch bệnh sang phương thức chăn nuôi trang trại theo quy hoạch vùng và có sử dụng các biện pháp phịng chống dịch bệnh, cũng như xử lý chất thải đồng bộ. Phát triển sản xuất, cung ứng thức ăn chăn ni trong nước có chất lượng cao, giảm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi; tuyên truyền rộng rãi đến người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm chăn nuôi thông qua giết, mổ công nghiệp để hạn chế dần phương thức giết, mổ tại chợ nông sản như hiện nay.

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện:

Cùng với việc hoàn chỉnh hệ thống chính sách, điều có ý nghĩa cấp bách là cải cách bộ máy hành chính và lành mạnh hóa đội ngũ cơng chức trong bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn Huyện Tuy Phước. Cần có sự phân cơng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Bộ

máy tổ chức quản lý nhà nước về nông nghiệp thật sự hợp lý, rõ ràng. Sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp có hiệu quả cho từng thời kỳ, thực hiện phân bố lại quản lý nhà nước về nông nghiệp giữa các phòng ban sao cho hợp lý. Các phòng, ban cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nơng nghiệp;

Rà sốt, tổng hợp đội ngũ cán bộ khơng đạt tiêu chuẩn như tuổi cao, năng lực hạn chế, trình độ chun mơn không phù hợp, thái độ làm việc không đúng.v.v... Đối với các cán bộ này, nếu chưa đủ tuổi nghỉ hưu, cần xem xét từng trường hợp, mức độ để có quyết định ln chuyển cơng tác hay cho nghỉ hưu hợp lý.

UBND huyện Tuy Phước cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bằng cách xây dựng quy chế tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ, công chức trong cơ quan để nâng cao nhận thức, hiệu quả cơng việc. Cần nâng cao trình độ chun mơn trong lĩnh vực nơng nghiệp các cán bộ quản lý sao cho đảm bảo cán bộ quản lý phải có đủ năng lực, trình độ để hồn thành tốt cơng việc được giao.

Cần có chính sách ưu tiên các cán bộ trẻ, cán bộ thuộc Đề án 500 của UBND tỉnh Bình Định về các xã, phường nhận nhiệm vụ quản lý nơng nghiệp nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ và có khả năng thích ứng với sự đổi mới trong công tác quản lý ngành nông nghiệp hiện nay. Cán bộ quản lý nông nghiệp cần năng động, tâm huyết với công việc được giao. Cần tạo điều kiện để những cán bộ, cơng chức đang có bằng cao đẳng, trung cấp được tiếp tục đào tạo nhằm nâng cao trình độ chun mơn. Đặc biệt cán bộ cần được trang bị đầy đủ kiến thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và được trang bị đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cơng việc; Khắc phục tình trạng cán bộ chỉ sử dụng được các ứng dụng KHCN, kỹ thuật đơn giản trong công viêc quản lý và trong sản xuất nông nghiệp, để hồn thành tốt hơn cơng việc được giao. Cơng tác đào tạo nhằm

nâng cao trình độ chun mơn cần ưu tiên đối với cán bộ cấp xã vì hiện nay cán bộ cấp xã cịn hạn chế về số lượng; trình độ, năng lực. Cần có kế hoạch thực hiện chính sách hổ trợ đào tạo nguồn nhân lực.

Bố trí nhân lực cho cơng tác QLNN về nơng nghiệp bằng nhiều cách như có cơ chế, chính sách hỗ trợ gửi cán bộ trẻ, có năng lực tâm huyết với nghề nghiệp đi đào tạo trong nước về cán bộ quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật... đủ sức cập nhật được các thông tin thị trường, thông tin khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới trong nông nghiệp.

Thực hiện các chủ trương, chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực nơng nghiệp. Thực hiện chính sách thu hút đội ngũ cán bộ giỏi về cơng tác tại địa phương. Song song với đó cần triển khai đồng bộ các hoạt động khác như cải thiện cơ chế quản lý, chính sách thu hút nhân tài để phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ được tuyển dụng. Chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tuyển dụng cán bộ quản lý phải cơng khai, minh bạch, có tiêu chí rõ ràng để tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng ngay từ đầu.

Việc đào tạo cần chủ động gắn với công tác quy hoạch cán bộ nhằm đảm bảo tạo ra nguồn cán bộ lãnh đạo chất lượng, phục vụ tốt công việc. Hàng năm, việc đào tạo, bồi dưỡng phải được diễn ra thường xuyên. UBND huyện Tuy Phước cần xây dựng kế hoạch đào tạo để nâng cao kiến thức của các cán bộ đảm bảo kịp thời và hiệu quả trong đào tạo. Chú trọng đến việc học gắn với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn. Trong đó việc quy hoạch đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn địa phương là quan trọng và tính chất quyết định.

Về lâu dài, cần có kế hoạch và ưu tiên bổ sung cán bộ kỹ thuật và nâng cao năng lực hoạt động cho hệ thống bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng nơng lâm thủy sản,... Trong đó trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý và chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là hết sức

cấp bách để thực thi công vụ.

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý nhà nước về nông nghiệp:

a. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách trong nơng nghiệp

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp từ Huyện đến Xã. Cần tăng số đợt kiểm tra và có tính thường xun định kì trong một năm cho phù hợp tùy theo tình hình triển khai thực hiện các chính sách, quy định. Trong đó cần xác định rõ thời điểm kiểm tra thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.

Công tác kiểm tra, giám sát cần được tiến hành kịp thời, rộng khắp để kịp thời phát hiện những vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách, quy định và trong q trình sản xuất, kinh doanh.

Qua kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện các vướng mắc, bất cập cịn tồn tại trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách, để kịp thời bổ sung, điều chỉnh. Quy định xử phạt cần công khai và đủ sức răn đe.

Cần kịp thời động viên khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích, sáng kiến hay trong cơng tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách trong nơng nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về nông nghiệp.

b. Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh thú y và kiểm soát giết mổ.

Để tăng cường cơng tác này, UBND huyện cần rà sốt, xây dựng, sắp xếp các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ một cách phù hợp với quy hoạch. Nếu cần thiết, có thể điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với quy hoạch. Đối với các cơ sở không thuộc diện sắp xếp di dời vào khu vực giết mổ tập trung hoặc khơng có giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh hoặc chưa đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, cần kiên quyết đình chỉ hoạt động và xử phạt thích đáng.

Cần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và đột xuất, trong đó tăng cường kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật, kinh doanh sản phẩm động vật, đặc biệt là chấp hành vệ sinh thú y, vệ sinh an tồn thực phẩm và vệ sinh mơi trường tại các cơ sở giết mổ.

Tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm về những quy định, điều kiện giết mổ an toàn, hợp vệ sinh và trách nhiệm của họ với cộng đồng, với sức khỏe con người. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào địa bàn Huyện để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực thú y.

c. Tăng cường công tác kiểm tra vật tư nơng nghiệp và an tồn thực phẩm

Tăng cường công thanh tra, kiểm tra, quản lý tốt việc kinh doanh vật tư nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng,...) trên địa bàn Huyện; kịp thời ngăn chặn, xử lý những vi phạm. Phối hợp tổ chức kiểm tra, gắn kiểm tra giám sát với kiên quyết xử phạt các cơ sở vi phạm, đặc biệt là các cơ sở sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, bơm hóa chất vào động vật.

Tăng cường tập huấn nghiệp vụ và kiến thức quản lý chất lượng vật tư nơng nghiệp, an tồn thực phẩm cho cán bộ quản lý và các hộ kinh doanh nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định của Nhà nước. Tăng cường số đợt kiểm tra, công khai tên các cơ sở khơng đảm bảo an tồn thực phẩm. Danh sách sách cơ sở không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm cần được niêm yết tại bảng tin của UBND huyện. Cần cung cấp thông tin và cập nhật thường xuyên các hoạt động vi phạm ở cơ sở để cán bộ kiểm tra có hướng xử lý kịp thời, phù hợp, theo quy định của pháp luật. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao nhận thức về chất lượng vật tư nơng nghiệp, an tồn thực phẩm.

3.2.5. Một số giải pháp khác

a. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định trong sản xuất nơng nghiệp của hộ nông dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp

Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định trong sản xuất nơng nghiệp của hộ nông dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp

Cần tuyên truyền cho hộ nông dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nắm bắt và hiểu rõ về quy hoạch, kế hoạch, các chính sách, quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)