Vai trò quản lý nhà nước về nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)

6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP

1.1.3. Vai trò quản lý nhà nước về nông nghiệp

a. Vai trò định hướng nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra

Vai trò của Nhà nước là hết sức cần thiết đối với phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp là một hệ thống luôn luôn vận động phát triển và biến đổi khơng ngừng. Trong q trình phát triển nó cần có sự quản lý kiểm sốt và điều khiển một cách khoa học. Nhà nước với vai trò chủ thể quản lý phải can thiệp tác động mạnh mẽ và tích cực vào q trình phát triển nơng nghiệp theo những định hướng chiến lược riêng, tùy theo đặc thù về lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế của từng quốc gia nhằm giúp ngành nông nghiệp chuyển đổi mạnh mẽ từ tình trạng sản xuất mang tính chất truyền thống, lạc hậu sang hiện đại, cạnh tranh. Quản lý nhà nước về nơng nghiệp góp phần định hình sự phát triển nền nơng nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thúc đẩy nông thôn phát triển. Quản lý nhà nước về nông nghiệp để đảm bảo sự công bằng xã hội trong phát triển kinh tế xã hội.

b. Khắc phục những khuyết tật của thị trường trong nông nghiệp:

Quản lý nhà nước về nơng nghiệp nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong phát triển nông nghiệp cả ở hiện tại và tương lai. Quản lý nhà nước về nông nghiệp tốt nhằm đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững trong phát triển nông nghiệp hướng đến nền nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp, chuyên mơn hóa cao thúc đẩy phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa.

hình thức tổ chức sản xuất khác nhau nên việc nảy sinh sự quan tâm lợi ích khác nhau giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, các địa phương hay các vùng khác nhau trên cả nước. Vì theo đuổi những lợi ích riêng, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các địa phương hay bản thân ngành nơng nghiệp có thể bỏ qua lợi ích của đơn vị mình do đó, sẽ vi phạm lợi ích của người khác, gây ảnh hưởng đến lợi ích tương lai.

Do đó, để khắc phục nhược điểm trên, công tác quản lý nhà nước được thực thi để khắc phục các khuyết tật đó. Quản lý nhà nước được thực hiện qua việc hoạch định chương trình, kế hoạch liên quan đến từng vùng, từng địa phương, từng thành phần kinh tế, điều tiết các mối quan hệ lợi ích trong q trình phát triển kinh tế; ban hành, thực hiện các chính sách phù hợp, các luật lệ để xử phạt những đối tượng vi phạm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế nông nghiệp.

c. Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

Nông nghiệp hàng hóa chỉ có thể phát triển ổn định trong môi trường kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị, đối ngoại ổn định. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường nhiều khi lại gây khó khăn cho sự phát triển của ngành nơng nghiệp”.Ở trong nước thì phá rừng làm nương rẫy, trồng cà phê, chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi tôm, cá một cách tự phát, bn lậu hàng hóa vật tư nơng nghiệp, sản xuất hàng kém chất lượng, sử dụng hóa chất, thuốc kích thích tăng trưởng ảnh hưởng đến sản xuất và người tiêu dùng hoặc như sự biến đổi khí hậu, sự khắc nghiệt của thời tiết; các loại dịch bệnh phát sinh trên cây trồng vật nuôi.v.v…Ở thị trường nước ngồi thì các chính sách, rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu nông sản gây bất lợi cho sản xuất trong nước. Tất cả điều đó sẽ tạo ra một mơi trường gây khó khăn cho nơng nghiệp phát triển. Vì vậy quản lý nhà nước về nơng nghiệp để bảo đảm tạo ra một môi trường thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Quản lý nhà nước về nơng nghiệp để khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng

nhằm phát triển nông nghiệp. Các nguồn lực của quốc gia là có giới hạn, việc có tận dụng tối đa các nguồn lực đó vào trong phát triển nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý của nhà nước. Các nguồn lực gồm có nhân lực, vật lực, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ nếu biết vận dụng và khai thác chúng có hiệu quả thì đây sẽ là nguồn lực vô cùng to lớn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)