6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA
HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƯỚC
2.3.1. Những mặt thành cơng
Qua phân tích, có thể thấy cơng tác quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước đã đạt được những mặt thành công sau:
Quy hoạch, kế hoạch được xây dựng và tổ chức thực hiện rõ ràng, chặt chẽ và hiệu quả. Quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp được quan tâm đúng mức. Quy hoạch, kế hoạch có mục tiêu cụ thể và phân kỳ thực hiện Quy hoạch, kế hoạch.
UBND huyện Tuy Phước đã ban hành các chính sách, quy định về QLNN về nông nghiệp một cách khá đầy đủ, cụ thể, kịp thời. Cơng tác tun truyền về các chính sách mới được chú trọng, cơng khai hóa các thủ tục hành chính trên bảng tin của UBND huyện và các xã, thị trấn. Việc tổ chức thực hiện có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và có sự phối hợp giữa các cấp, ban, ngành. Cơng tác triển khai các chính sách, quy định thống nhất từ huyện đến các xã.
Số lượng cán bộ thực hiện công tác QLNN về nông nghiệp tại huyện Tuy Phước đủ để đảm nhiệm các nhiệm vụ quản lý. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về nông nghiệp hợp lý. UBND huyện Tuy Phước giành kinh phí cho phát triển, đào tạo nguồn nhân lực quản lý hàng năm.
UBND huyện Tuy Phước lập kế hoạch kiểm tra rõ ràng, đầy đủ; Quy trình kiểm tra hợp lý, minh bạch, cơng khai, Các cán bộ kiểm tra có thái độ làm việc đúng mực, liêm khiết khơng gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt thành công, công tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước vẫn cịn tồn tại một số mặt hạn chế như:
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành có liên quan trong q trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch; Chất lượng quy hoạch phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nơng nghiệp vì vậy việc định hướng cho công tác quản lý và các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhiều lúc nhiều nơi chưa sát với thực tiễn và chưa phát huy được hết lợi thế phát triển nông nghiệp của địa phương. Quy hoạch phân bổ tài nguyên (đất đai, nguồn nước…) phục vụ phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.Các quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dài ngày, chăn nuôi chưa rõ ràng, chưa đủ cụ thể để quản lý chặt chẽ theo yêu cầu của sản xuất từng loại cây trồng, vật ni. Tình trạng quy hoạch sản xuất nơng nghiệp bị phá vỡ tạo ra sự bất cập trong sản xuất, hao phí vốn đầu tư của người nơng dân, gây khó khăn cho đời sống của người dân. Quy hoạch đất để sản xuất nông nghiệp lâu dài; đất chuyển sang làm kết cấu hạ tầng nông thôn và tạo mặt bằng để phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, thương mại nông thôn vẫn chưa được xác định rõ ràng, minh bạch.
Quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp chưa được điều chỉnh, bổ sung phù hợp theo thực tiễn sản xuất nông nghiệp và chưa gắn với thực tế thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu hiện nay.Q trình xây dựng Quy hoạch chưa có sự kết hợp, đóng góp ý kiến của người dân; Quy hoạch phát triển nông nghiệp chưa được công bố công khai; Kế hoạch phát triển nông nghiệp chưa đảm bảo tính khoa học và đảm bảo đạt hiệu kinh tế xã hội cao. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch của UBND huyện Tuy Phước nhiều năm trong giai đoạn 2015-2019 chưa đạt được mục tiêu đặt ra.
Công tác xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách, quy định trong nơng nghiệp chưa theo đúng quy trình, chưa đảm bảo cơng khai, minh bạch. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa thực hiện tốt văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ.Triển khai thực hiện chưa đạt được mục tiêu của chính sách, quy định và Người dân chưa nắm bắt và hiểu rõ về các chính sách, quy định trong sản xuất nơng nghiệp.
Chính sách của Nhà nước và địa phương trong nơng nghiệp cịn chưa hợp lý. Thời gian qua, Chính phủ, địa phương đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp nhưng chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh và có một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn. Nông nghiệp ở nước ta chưa hiệu quả do tư duy chậm đổi mới. Chính sách chưa tạo cơ hội thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nên nhiều nguồn lực trong sản xuất, phát triển kinh tế chưa được khai thác và huy động.
Các hợp tác xã và tổ chức kinh tế hợp tác chưa phát triển được nhiều hoạt động dịch vụ; hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước ở lĩnh vực nơng nghiệp cịn yếu kém, trong khi các doanh nghiệp tư nhân lại chưa phát triển, tính liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp cịn hạn chế...
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về nơng nghiệp chưa hợp lý, rõ ràng; Các phịng, ban phối hợp chưa chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nơng nghiệp; Về trình độ chun mơn trong lĩnh vực nơng nghiệp các cán bộ quản lý chưa có đủ năng lực, trình độ để hồn thành tốt cơng việc được giao. Một bộ phận cán bộ cịn thụ động trong xử lý cơng việc, năng lực làm việc còn hạn chế. Cán bộ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị để phục vụ công việc;
Số đợt kiểm tra chưa phù hợp; Thời điểm kiểm tra chưa thích hợp; chưa thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao. Quy định xử phạt chưa công khai và đủ sức răn đe. Các biện pháp xử phạt chủ yếu vẫn dừng lại ở nhắc nhở, hướng dẫn nên tính răn đe chưa cao. Công tác kiểm tra, giám sát chưa được tiến hành kịp thời, rộng khắp để kịp thời phát hiện những vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Hạn chế trên là do các nguyên nhân sau:
- Thiếu sự đồng bộ của địa phương cấp xã trong quản lý nhà nước về nông nghiệp.
- Cơ chế, chính sách cịn chống chéo, bất cập. Người dân tiếp nhận miễn cưỡng, thụ động nên khó khăn trong việc triển khai, thực hiện.
- Một số địa phương và cán bộ chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của nơng nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội, chưa chủ động trong thực hiện, triển khai và quản lý sản xuất.
- Cơng tác dự báo thị trường chưa chính xác để giúp cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch được cụ thể, toàn diện. Quy hoạch chưa gắn với cơ chế thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa được chú trọng.
- Đội ngũ cán bộ quản lý còn ngại học hỏi, ngại thay đổi, chưa chủ động nâng cao trình độ chun mơn.
- Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đồng bộ và đảm bảo thực hiện tốt công việc.
- Các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho các cán bộ còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở cơ sở lý luận và thực tiễn ở Chương 1, Chương 2 tập trung làm rõ thực trạng của công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước trong giai đoạn 05 năm, từ năm 2015-2019. Nội dung của công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước tập trung vào 04 nội dung chính đó là: Thực trạng cơng tác xây dựng, ban hành và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp; Thực trạng công tác xây dựng, ban hành và thực hiện quy định, chính sách QLNN về nơng nghiệp; Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp và Thực trạng kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau khi phân tích, tác giả tổng hợp, rút ra các thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế để làm cơ sở cho tác giả đề xuất quan điểm, mục tiêu và giải pháp hồn thiện hơn nữa cơng tác quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TUY PHƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH