Đặc điểm của quản lý nhà nước về nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 26 - 29)

6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP

1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về nông nghiệp

a. Quản lý nhà nước về nơng nghiệp có tính phức tạp cao

Công tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp có tính phức tạp cao vì những đặc điểm sau:

- Nơng nghiệp là một ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Sản xuất nơng nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác khơng thể có, đó là sản xuất nơng nghiệp được thực hành trên địa bàn đất đai rộng lớn, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và mang đặc tính khu vực, vùng miền rõ rệt. Quản lý nhà nước về nơng nghiệp có tính phức tạp cao vì đối tượng sản xuất nơng nghiệp là cây trồng, vật nuôi. Chúng là những cơ thể sống phát triển theo quy luật sinh

học nhất định. Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng.

- Do đối tượng quản lý của ngành nông nghiệp ln thay đổi, phát sinh trong q trình vận động, phát triển như giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn ni, … vì vậy quản lý nhà nước về nơng nghiệp có tính phức tạp cao.

b. Quản lý nhà nước về nông nghiệp khó khăn hơn so với các ngành khác

Công tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp khó khăn hơn so với các ngành khác vì những đặc điểm sau:

- Sản xuất nông nghiệp diễn ra chủ yếu trên địa bàn khu vực nơng thơn,

miền núi, những nơi có hạ tầng phát triển chậm, trình độ dân trí và mức sống dân cư còn thấp, sản xuất manh mún; phạm vi hoạt động rộng lớn, hoạt động sản xuất diễn ra không giống nhau nên việc phân bổ nguồn lực, nguồn vốn cũng như đầu tư khoa học công nghệ vào nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn lớn.

- Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống cây trồng và vật ni tốt hơn, địi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, bồi dục các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương.

- Chủ thể chính của sản xuất nông nghiệp là người nông dân. So với các ngành khác, trình độ học vấn của người nơng dân cịn thấp nên việc quản lý nhà nước về nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm.

- Sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nơng nghiệp, bởi vì một mặt q trình sản xuất nơng nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế gắn chặt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại khơng hồn tồn trùng hợp nhau, từ đó sinh ra tính thời vụ cao trong nơng nghiệp.

c. Quản lý nhà nước về nơng nghiệp địi hỏi cần có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp

Cơng tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp địi hỏi cần có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp vì những đặc điểm sau:

- Do ngành nông nghiệp được sản xuất tại các địa phương. Hơn nữa nguồn thu từ nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của đa số các nông dân và hoạt động của ngành diễn ra trên một phạm vi rộng lớn nên việc quản lý nhà nước về nơng nghiệp phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành, cấp, đoàn thể, mặt trận để đảm bảo quản lý được sát sao nhằm mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân, trong ngành nông nghiệp.

- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu. Đặc biệt ở đâu có ruộng đất thì ở đó có thể tiến hành sản xuất nơng nghiệp. Trong nơng nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người có thể khai thác ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của lồi người về nơng sản phẩm. Chính vì thế trong q trình quản lý phải biết q trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.

- Công tác quản lý phải bao quát nhiều khâu khác nhau trong quá trình sản xuất: từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đều cần sự có mặt của các ngành như tài

nguyên môi trường, hạ tầng kỹ thuật, khoa học – công nghệ, tài chính, kế hoạch, cơng thương nên cơng tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành, đảm bảo tuân thủ theo quy định và đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Chính những điều này góp phần khiến cho công tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp địi hỏi cần có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)