Quan điểm, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 91)

6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƯỚC

3.1.1. Quan điểm

- Công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp phải đảm bảo phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, nâng cao khả năng huy động các nguồn lực nhằm phát triển tồn diện và bền vững ngành nơng nghiệp.

- Công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp phải đảm bảo đổi mới cơ chế chính sách và tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với cơ chế kinh tế thị trường.

- Phải lấy hiệu quả làm thước đo đánh giá công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp, tăng giá trị giá trị sản xuất và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến.

- Công tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp phải được hồn thiên trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu

- Cơng tác quản lý nhà nước về nông nghiệp phải nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn đạt năng suất chất lượng cao, an tồn, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh Thực hiện đồng bộ các nội dung như cơ cấu lại quy mô sản xuất, kỹ thuật công nghệ, thị trường, tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

3.1.2 Mục tiêu

Công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp trong thời gian đến phải đảm bảo đạt được các mục tiêu đặt ra đến năm 2025.

- Tổng giá trị sản xuất chung đến năm 2025 đạt 1.000 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân trong giai đoạn 2021-2025 đạt 5,4%. Trong đó, giá trị sản xuất ngành Trồng trọt đến năm 2025 đạt 750 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành Trồng trọt bình quân trong giai đoạn 2021-2025 đạt 6,5%. Giá trị sản xuất ngành Chăn nuôi đến năm 2025 đạt 250 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành Chăn ni bình qn trong giai đoạn 2021-2025 đạt 5,1%. Giá trị sản xuất ngành Dịch vụ nông nghiệp đến năm 2025 đạt 40 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành Dịch vụ nơng nghiệp bình qn trong giai đoạn 2021-2025 đạt 5,2%.

- Tổng diện tích gieo trồng đến năm 2025 đạt 22.500 ha với tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng bình qn trong giai đoạn 2021-2025 đạt 5%. Diện tích Cây Lương thực đến năm 2025 đạt 20.700 ha với tốc độ tăng trưởng diện tích Cây Lương thực bình qn trong giai đoạn 2021-2025 đạt 4%. Diện tích Cây CN hàng năm đến năm 2025 đạt 850 ha với tốc độ tăng trưởng diện tích Cây CN hàng năm bình qn trong giai đoạn 2021-2025 đạt 5,5%. Diện tích Cây CN lâu năm đến năm 2025 đạt 1.100 ha với tốc độ tăng trưởng diện tích Cây CN lâu năm bình quân trong giai đoạn 2021-2025 đạt 5,5%. Diện tích Cây ăn quả đến năm 2025 đạt 350 ha với tốc độ tăng trưởng diện tích Cây ăn quả bình quân trong giai đoạn 2021-2025 đạt 3%.

Đàn Trâu đến năm 2025 đạt 2.500 con với tốc độ tăng trưởng đàn Trâu bình quân trong giai đoạn 2021-2025 đạt 2%. Đàn Bò đến năm 2025 đạt 20.000 con với tốc độ tăng trưởng đàn Bị bình qn trong giai đoạn 2021- 2025 đạt 4,5%. Đàn Lợn đến năm 2025 đạt 45.000 con với tốc độ tăng trưởng đàn Lợn bình quân trong giai đoạn 2021-2025 đạt 5%. Đàn Gia cầm đến năm 2025 đạt 1.995 con với tốc độ tăng trưởng đàn Gia cầm bình quân trong giai

đoạn 2021-2025 đạt 4,5%. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đến năm 2025 đạt 20.000 tấn với tốc độ tăng trưởng Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng bình quân trong giai đoạn 2021-2025 đạt 6%.

3.1.3 Phương hướng

- Trong công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng nâng dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn ni, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên; phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

- Trong công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch cần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn lực đầu tư; tăng nhanh thu nhập và mức sống của nông dân, người lao động ở khu vực nơng thơn, góp phần giảm nghèo bền vững đối với người dân nói chung và người nơng dân nói riêng. Thay đổi phương thức sản xuất - tiêu thụ truyền thống sang phương thức liên kết chuỗi giá trị với sản phẩm chủ lực có thương hiệu đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Trong công tác xây dựng và thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp cần chú trọng đến việc tăng cường ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển giao khoa học công nghệ đối với sản xuất, liên kết chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ; thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp để thu hút nguồn lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

- Cần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong cơng tác xây dựng và thực hiện chính sách phát triển nơng nghiệp. Thực hiện tốt các chủ

trương, chính sách, cơ chế về tổ chức cán bộ, liên kết phát triển sản xuất, khuyến khích thu hút đầu tư... trên các lĩnh vực của ngành. Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường hiệu quả cơng tác xây dựng, ban hành các chính sách, quy định quản lý nhà nước về nông nghiệp.

- Hồn thiện cơ chế, chính sách, đổi mới bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp. Đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền. Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn của cán bộ đảm nhiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp; tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm để răn đe.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TUY PHƯỚC

3.2.1. Hồn thiện cơng tác xây dựng, ban hành và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nơng nghiệp tại huyện Tuy Phước.

Để hồn thiện cơng tác xây dựng, ban hành và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp tại huyện Tuy Phước cần phải đảm bảo các yêu cầu và thực hiện các giải pháp sau:

Chất lượng quy hoạch phát triển nông nghiệp phải đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm định hướng cho công tác quản lý và các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo sát với thực tiễn và phát huy được hết lợi thế phát triển nông nghiệp của địa phương. Quy hoạch phát triển nông nghiệp của Huyện phải đảm bảo phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững theo hướng phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, tăng năng suất, tăng chất lượng và giá trị gia tăng, đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng; đảm bảo cơ cấu tăng trưởng giữa các lĩnh vực trong nông nghiệp để phù hợp với sự biến động của thị trường; thu hút

các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Cần xác định rõ quy hoạch dài hạn về phát triển các ngành sản phẩm nông nghiệp phù hợp với từng vùng, từng xã trên địa bàn Huyện Tuy Phước thích ứng với thị trường, tạo ra các vùng sản xuất ổn định; cần rà soát quy hoạch sử dụng đất để phát triển các loại cây trồng có giá trị cao theo tín hiệu thị trường trên mỗi vùng sinh thái, phù hợp với đặc tính thổ nhưỡng của đất canh tác.

Cần tạo ra sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành có liên quan trong q trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất thuộc nông nghiệp phải dựa trên cơ sở sinh thái, gắn chặt mối quan hệ hữu cơ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phục vụ lợi ích cộng đồng lâu dài, ổn định. Quy hoạch, kế hoạch cũng phải gắn với thích ứng biến đổi khí hậu và chuyển đổi cơ cấu, ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn.

UBND huyện Tuy Phước cũng cần tăng cường rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch một cách tổng thể, xem xét lại sự phù hợp và tính khả thi để điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế, đảm bảo chất lượng quy hoạch, kế hoạch.

Quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp cần được điều chỉnh, bổ sung phù hợp theo thực tiễn sản xuất nông nghiệp và gắn với thực tế thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu hiện nay. Tăng cường triển khai thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch; chỉ đạo quyết liệt thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, tổ chức quy hoạch, kế hoạch, kịp thời giải quyết các vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện. Định kỳ rà soát để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và đảm bảo tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải gắn với quy hoạch; chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất có hiệu quả. Cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung tạo điều kiện cphát triển ho các

cây trồng có thế mạnh của Huyện Tuy Phước như: quy hoạch vùng lúa năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế cao, quy hoạch vùng sản xuất lạc vùng ven biển tập trung, vùng sản xuất cây khoai lang, cây ngơ.v.v…

Q trình xây dựng Quy hoạch cần có sự kết hợp, đóng góp ý kiến của người dân. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cần phải lấy ý kiến đóng góp của người dân trong vùng quy hoạch, quan tâm đến việc phân tích các dữ liệu dự báo, có luận cứ khoa học và đặc biệt là quan tâm đến ý kiến phản biện của các chuyên gia, các ngành liên quan để đảm bảo quy hoạch khả thi. Quy hoạch phát triển nông nghiệp cần được công bố cơng khai. Rà sốt quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư vùng có nguy cơ thiên tai xảy ra, thực hiện tốt cơng tác di dời dân, trong đó tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu tái định cư, để đảm bảo ổn định dân cư lâu dài; thực hiện tốt công tác quy hoạch các cơng trình thuỷ lợi trên địa bàn Huyện.

Kế hoạch phát triển nơng nghiệp phải đảm bảo tính khoa học và đảm bảo đạt hiệu kinh tế xã hội cao. Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu đó là gắn với quy hoạch chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, gắn với quy hoạch kết cấu hạ tầng huyện Tuy Phước. Bên cạnh đó, việc phát triển vùng sản xuất hàng hóa nơng nghiệp tập trung phải được gắn với quy hoạch chế biến, phải được quy hoạch chặt chẽ trên cơ sở đảm bảo các yếu tố thuận lợi như giao thơng nội đồng, có cơ sở cung cấp giống, có tổ chức phịng ngừa sâu bệnh, thực hiện hợp đồng mua bán chặt chẽ giữa nhà máy với hộ nông dân và chủ trang trại để đảm bảo lợi ích kinh tế cho bà con nơng dân yên tâm sản xuất.

Xác định thứ tự ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng; ưu tiên phát triển vùng chăn nuôi tập trung và phát triển các lồi cây trồng có lợi thế, có tiềm năng lớn. Hơn nữa, cần chú trọng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo phục vụ cho công nghiệp chế biến.

Các địa phương trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt, cần phát huy các tiềm năng, lợi thế xây dựng vùng sản xuất hàng hóa cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Muốn đạt được điều này và khắc phục hạn chế của quá trình chuyển đổi cần nhanh chóng thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, khuyến khích các hộ nơng dân có ruộng cùng hợp tác để xây dựng vùng chuyên canh, sản xuất cùng một loại sản phẩm phù hợp với đặc điểm của địa phương và nhu cầu của thị trường. Các hộ trong vùng quy hoạch khơng có lao động, thiếu thốn, thiếu tư liệu sản xuất có thể chuyển nhượng đất cho hộ các điều kiện tích tụ ruộng đất để đầu tư sản xuất hàng hóa lớn; các hộ cho thuê, góp vốn bằng đất, chuyển nhượng đất chuyển sang sản xuất các ngành nghề phù hợp khác.

Các cấp chính quyền địa phương với tư cách là người quản lý phải định hướng thông tin thị trường, đặc biệt là phải đảm bảo thực hiện cung – cầu ngay từ khâu bố trí sản xuất, đặc biệt là với các loại cây trồng và vật ni có giá trị cao. Qua hệ thống khuyến nông và hệ thống các cơ quan, trung tâm nghiên cứu khoa học, thực hiện khuyến cáo, định hướng sản xuất, hỗ trợ, giúp đỡ các chủ hộ sản xuất hàng hóa. Quan tâm hơn nữa đến việc bố trí sản xuất, không để người dân tự quyết, chạy theo nhu cầu của thị trường dẫn đến tình trạng thiếu, thừa sản phẩm.

Đối với quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cần phải có thơng tin dự báo về thị trường từ các đơn vị dự báo có năng lực để cơng tác quy hoạch, kế hoạch sát với thực tế, tránh tình trạng cung vượt quá cầu.

3.2.2. Hồn thiện cơng tác xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách, quy định đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh về nông nghiệp: quy định đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh về nông nghiệp:

Để hồn thiện cơng tác xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách, quy định đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh về nông nghiệp cần thực hiện một số giải pháp như:

trong nông nghiệp phải đảm bảo theo đúng quy trình, đảm bảo cơng khai, minh bạch.

Hiện nay chính sách bảo hộ sản xuất nơng nghiệp của chính phủ đang phải điều chỉnh theo lộ trình cam kết giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, làm tăng khó khăn cho nhiều ngành nông nghiệp. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cịn cao, sản phẩm làm ra khó cạnh tranh với hàng hóa nơng sản của các nước có điều kiện sản xuất tốt hơn được nhập khẩu vào Việt Nam. Vì vậy cần tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của huyện đã ban hành; đồng thời chú trọng đề xuât điều chỉnh, bổ sung chính sách theo mức độ ảnh hưởng của các loại sản phẩm theo hướng tập trung; hỗ trợ lãi suất tín dụng cho vay vốn phát triển chăn nuôi, thành lập trang trại mới, mở rộng quy mô sản xuất; hỗ trợ áp dụng các khoa học kỹ thuật mới; phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, chế biến, khuyến khích liên kết phát triển sản xuất,…

Xây dựng các quy định, chính sách phù hợp với thực tế quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Tuy Phước. Việc ban hành và thực hiện các văn bản hướng dẫn cần tiến hành nhanh chóng, kịp thời. Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và các đối tượng chịu sự tác động của chính sách, quy định thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo, khảo sát lấy ý kiến của các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)