Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 43 - 44)

6. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

1.3.3. Điều kiện xã hội

Tất cả các yếu tố xã hội đều có liên quan và ảnh có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp.

Quy mô dân số và lao động ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp. Bởi vì diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì có giới hạn, quy mô dân số và lao động càng cao thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp/đầu người càng giảm điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước về quy hoạch phân bổ, khai thác và sử dụng đất đai. Quy mô dân số và lao động còn ảnh hưởng đến nhu cầu của thị trường về sản phẩm nông nghiệp do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bổ sử dụng đất đai vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp khác nhau cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Cơ cấu dân số và lao động ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp. Bởi vì cơ cấu dân số bao gồm: cơ cấu dân số và lao động theo độ tuổi, cơ cấu dân số và lao động theo giới tính, cơ cấu dân số và lao động theo khu vực thành thị, nông thôn, cơ cấu dân số và lao động theo trình độ văn hóa.v.v…những yếu tố này đều có ảnh hưởng đến công tác xây dựng chính sách của ngành nông nghiệp

Dân tộc theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử. Mỗi dân tộc có tập quán và trình độ sản xuất khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Hầu hết các dân tộc ở miền núi, nhất là vùng cao có trình độ sản xuất nông nghiệp thấp, tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất trên quy mô nhỏ, manh mún. Trên cùng một vùng lãnh thổ nếu có nhiều dân tộc cùng sinh sống thì tập quán và trình độ sản xuất của các dân tộc cũng khác nhau. Cơ cấu dân tộc cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Nếu một vùng hay một quốc gia có nhiều dân tộc ít người và mỗi dân tộc gắn liền với văn hóa bản địa khác nhau cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp.

Truyền thống văn hóa của dân tộc ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, bồi dưỡng năng lực, xây dựng xã hội mới, con người mới ngược lại nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nông nhiệp phát triển, gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Trình độ dân trí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Đa số cộng đồng dân cư ở nông thôn thường có trình độ dân trí thấp hơn nên quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Khi trình độ dân trí được nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)