CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp của địa phương đó. Bởi vì, nếu điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi sẽ tạo điều kiện để xây dựng và triển khai thực thiện quy hoạch, kế hoạch những vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung, những vùng chun canh cây rau màu hoặc những vùng phát triển chăn ni tập trung cũng như việc hoạch định các chính sách hợp lý phát triển ngành nông nghiệp một cách có hiệu quả. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ tạo ra nhiều rủi ro và gây nhiều khó khăn để triển khai xây dựng và thực thiện quy hoạch, kế hoạch, các chính sách phát triển ngành nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là nhân tố tác động mạnh mẽ đối với tất cả các hoạt động của sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiện là tồn bộ

các điều kiện mơi trường tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình; khí hậu; đất đai, nguồn nước, thời tiết, ánh sang, nguồn động, thực vật, tài nguyên thiên nhiên. Đây là những yếu tố cơ bản để con người tiến hành sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có những sự khác biệt, có nơi khó khăn và có nơi thuận lợi, song nếu chúng ta biết khai thác hợp lý vẫn có thể khai thác từ tự nhiên để phát triển nơng nghiệp. Do vậy, để có được một nền nông nghiệp phát triển, con người phải biết dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa vào lợi thế của từng vùng, miền để xây dựng những chiến lược phát triển nông nghiệp cho phù hợp. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng xấu cho phát triển nông nghiệp như biến đổi khí hậu, thiên tai động đất, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, mưa đá, sương muối... Những ảnh hưởng xấu của điều kiện tự nhiên đang gây ra cho nơng nghiệp, có một phần nguyên nhân do chính những hoạt động của con người gây ra, như: phá rừng làm rẫy, làm thủy điện, khai thác tài nguyên đất đai quá giới hạn cho phép. Cơ quan QLNN về nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên làm cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như các chính sách phù hợp để phát triển nông nghiệp theo những mục tiêu đã đặt ra.

1.3.2. Điều kiện kinh tế

Đặc điểm điều kiện kinh tế của mỗi địa phương có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp của địa phương vì những lý do sau:

- Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì nhất định, khi tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành nơng nghiệp. Q trình tăng trưởng và và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong hiện tại có ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của nơng nghiệp trong tương lai. Điều này địi hỏi công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách nơng nghiệp cũng phải được điều chỉnh thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp đang diễn ra.

- Cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết để phát triển nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ đảm bảo cho kinh tế hàng hóa phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn. Cơ sở hạ tầng trong nông thôn bao gồm các cơng trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Các cơng trình cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nơng thơn gồm có: hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống cung cấp điện nước, hệ thống thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ, hệ thống cơng trình giáo dục, y tế, thể thao. Cơ sở hạ tầng nơng thơn có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, chi phối trình độ kỹ thuật cơng nghệ, do đó là một trong những nhân tố ảnh hưởng có vai trị quyết định tới sự hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu nơng nghiệp. Có thể thấy những vùng có cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cơng trình hạ tầng kỹ thuật phát triển thì ở đó có điều kiện để phát triển nơng nghiệp. Cơ sở hạ tầng phát triển cũng là điều kiện để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào các ngành kinh tế. Ngược lại, những vùng có cơ sở hạ tầng kém phát triển thì quá trình hình thành và phát triển của ngành nơng nghiệp, các vùng chun mơn hóa cũng như q trình đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế. Do đó cơng tác quản lý nhà nước về nông nghiệp ở mỗi địa phương cũng phải phù hợp với đặc điểm điều kiện cơ sở hạ tầng ở địa phương đó

- Phát triển nơng nghiệp địi hỏi xóa bỏ tình trạng chia cắt, khép kín, trong từng địa phương, hình thành và phát triển các mối quan hệ hợp tác và phân công giữa họ với nhau trong quá trình phát triển; thúc đẩy việc mở rộng giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các vùng nơng nghiệp giữa thành thị và nơng thơn, giữa trong nước với nước ngồi, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội ở nông thôn ngày càng phát triển theo con đường văn minh, tiến bộ. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại sẽ quản lý dễ dàng hơn. Trong khi các quốc gia khác đang phát triển, việc hình thành một nền nơng nghiệp phát triển sẽ

gặp nhiều khó khăn do gặp phải trở ngại của các khoa học, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, thiếu trình độ học vấn và thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. Công tác quản lý nhà nước ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, quy mơ tập trung, có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào sản xuất nông nghiệp sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn là các quốc gia có quy mơ manh mún, nhỏ lẻ, ít doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nơng nghiệp

Tóm lại: Điều kiện kinh tế có nhiều thuận lợi sẽ tạo điều kiện để triển khai công tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp một cách có hiệu quả. Ngược lại, nếu điều kiện kinh tế không thuận lợi sẽ tạo ra nhiều gây nhiều khó khăn để triển khai cơng tác quản lý nhà nước về nông nghiệp

1.3.3. Điều kiện xã hội

Tất cả các yếu tố xã hội đều có liên quan và ảnh có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý nhà nước về nông nghiệp.

Quy mô dân số và lao động ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp. Bởi vì diện tích đất sản xuất nơng nghiệp thì có giới hạn, quy mơ dân số và lao động càng cao thì diện tích đất sản xuất nơng nghiệp/đầu người càng giảm điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước về quy hoạch phân bổ, khai thác và sử dụng đất đai. Quy mơ dân số và lao động cịn ảnh hưởng đến nhu cầu của thị trường về sản phẩm nơng nghiệp do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bổ sử dụng đất đai vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp khác nhau cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Cơ cấu dân số và lao động ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp. Bởi vì cơ cấu dân số bao gồm: cơ cấu dân số và lao động theo độ tuổi, cơ cấu dân số và lao động theo giới tính, cơ cấu dân số và lao động theo khu vực thành thị, nông thơn, cơ cấu dân số và lao động theo trình độ văn hóa.v.v…những yếu tố này đều có ảnh hưởng đến công tác xây dựng chính sách của ngành nơng nghiệp

Dân tộc theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc tộc, ngơn ngữ, nguồn gốc, lịch sử. Mỗi dân tộc có tập quán và trình độ sản xuất khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Hầu hết các dân tộc ở miền núi, nhất là vùng cao có trình độ sản xuất nông nghiệp thấp, tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất trên quy mô nhỏ, manh mún. Trên cùng một vùng lãnh thổ nếu có nhiều dân tộc cùng sinh sống thì tập quán và trình độ sản xuất của các dân tộc cũng khác nhau. Cơ cấu dân tộc cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Nếu một vùng hay một quốc gia có nhiều dân tộc ít người và mỗi dân tộc gắn liền với văn hóa bản địa khác nhau cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nơng nghiệp.

Truyền thống văn hóa của dân tộc ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, bồi dưỡng năng lực, xây dựng xã hội mới, con người mới ngược lại nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nơng nhiệp phát triển, gặp nhiều khó khăn trong q trình áp dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất

Trình độ dân trí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển nơng nghiệp nói riêng. Đa số cộng đồng dân cư ở nơng thơn thường có trình độ dân trí thấp hơn nên q trình áp dụng cơng nghệ, kỹ thuật vào nông nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn. Khi trình độ dân trí được nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nơng nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)