KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 44)

6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP

1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Huyện Phù Cát đã chú trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp địa phương, trong quy hoạch phát triển nông nghiệp đã xác định phát triển nông nghiệp phải đi cùng với

đổi mới, bảo đảm sự hài hoà, liên kết giữa các vùng kinh tế trong Huyện Phù Cát; xác định rõ cơ cấu đầu tư ngành nghề, bảo đảm được tính bền vững cho sự phát triển.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước bằng cách xây dựng đội ngũ cơng chức có phẩm chất, có năng lực, bảo đảm thực hiện một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững về nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn, đồng thời coi đây cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Trong định hướng phát triển nông nghiệp, Phù Cát đã bước đầu thành cơng trong chính sách sử dụng các nguồn lực, nhất là sử dụng đất đai hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân.

Các cơ quan quản lý nhà nước ln tích cực đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nông dân sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao chất lượng nông sản; các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tại các xã, thôn đã thực hiện hầu hết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, theo hướng đơn giản hóa các thủ tục.

Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, để mời gọi đầu tư phát triển nông nghiệp, bên cạnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư đã chú trọng lập các đồn cơng tác đi xúc tiến đầu tư tại nhiều tỉnh, địa phương trong và ngoài nước nhằm quảng bá, kêu gọi đầu tư vào nơng nghiệp. Chính quyền huyện quan tâm và kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong sản xuất và mời gọi đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong vấn đề quản lý nhà nước đối với phát triển nơng nghiệp của Huyện Phù Cát vẫn cịn những hạn chế, như: quy hoạch thiếu tầm nhìn xa về mơi trường sinh thái, mất cân đối giữa đầu tư phát triển nông nghiệp với xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng.

Nông nghiệp huyện Phù Cát còn yếu ở sự phối hợp triển khai, mở rộng các mơ hình cịn bị hạn chế do chưa làm tốt việc đánh giá, tổng kết các mơ hình sản xuất, kinh doanh tiên tiến.

1.4.2. Kinh nghiệm của thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Chính quyền thị xã Đức Phổ đã ln chú trọng công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng quy hoạch phát triển nơng nghiệp, định hướng tầm nhìn chiến lược được thể hiện rõ nhằm phát triển nông nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.

Thị xã Đức Phổ đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, để khắc phục hạn chế về nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, huyện không chỉ dùng tiền ngân sách, mà còn huy động mọi nguồn lực, vận động mọi thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư tham gia đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng.

Thị xã Đức Phổ luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước bằng cách xây dựng đội ngũ cơng chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực, đồng thời coi đây cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển nông nghiệp, nơng thơn. Các lãnh đạo của huyện cịn chủ động xuống cơ sở để tìm hiểu, động viên, giải quyết vướng mắc khó khăn của nơng dân, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.

Các cơ quan quản lý nhà nước thị xã Đức Phổ ln tích cực đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nơng dân sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao chất lượng nông sản; các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tại các xã đã thực hiện hầu hết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, theo hướng đơn giản hóa các thủ tục. Đây là bước cải cách hành chính mạnh mẽ và đã phát huy tác dụng trong phát triển nông nghiệp.

Mặc dù cơng tác quản lý nhà nước có nhiều thành cơng, tuy nhiên cơng tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp ở thị xã Đức Phổ cịn yếu ở sự phối hợp

chỉ đạo chuyên môn và khâu tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cho người nông dân, như: việc như triển khai, mở rộng các mơ hình cịn bị hạn chế do chưa làm tốt việc đánh giá, tổng kết các mơ hình sản xuất, kinh doanh tiên tiến; việc đi sâu đổi mới phương pháp đào tạo cho phù hợp kinh tế thị trường còn chậm. Điều này do năng lực cán bộ khuyến nông không đồng đều, một số khuyến nông viên cơ sở hoạt động cịn kém hiệu quả; kinh phí cho hoạt động khuyến nơng cịn nhiều bất cập;

1.4.3. Bài học rút ra cho huyện Tuy Phước

Một số bài học rút ra trong quản lý nông nghiệp cho huyện Tuy Phước như sau:

- Chú trọng đến công tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch phát triển nơng nghiệp, trong đó phải phù hợp với thực tế địa phương, nhu cầu của thị trường, nhu cầu vốn, nguồn nhân lực của địa phương.

- Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp.

- Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư.

- Phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, gắn với đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động người nông dân nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong sản xuất, kinh doanh; thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong mọi công tác, từ quản lý, kiểm tra, giám sát sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về nơng nghiệp. Tác giả tập trung vào trình bày những nội dung chính, đó là khái niệm, vai trò, đặc điểm của quản lý nhà nước về nông nghiệp, nội dung quản lý nhà nước về nông nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp và kinh nghiệm của các địa phương liên quan đến quản lý nhà nước về nông nghiệp. Trong đó luận văn nhấn mạnh nội dung về quản lý nhà nước về nông nghiệp bao gồm: Xây dựng, ban hành và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp; Xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách, quy định phát triển nơng nghiệp; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp. Luận văn cũng đã làm rõ kinh nghiệm của các địa phương như: Kinh nghiệm của Huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, kinh nghiệm của thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp. Đây là các cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để tác giả dựa vào phân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về nông nghiệp ở huyện Tuy Phước trong thời gian sắp tới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TUY PHƯỚC THỜI GIAN QUA 2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TUY PHƯỚC

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý:

Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích 219,9 km2, dân số 180.300 người. Về địa hình, phía bắc và tây bắc Tuy Phước giáp huyện Phù Cát, An Nhơn; Đông giáp biển; nam giáp TP.Quy Nhơn; Tây giáp huyện Vân Canh. Cuối năm 1975, Vân Canh và Tuy Phước hợp thành huyện Phước Vân, đến tháng 8-1981 thì tách trở lại như cũ. Trước năm 1975, Tuy Phước có 12 xã, sau nhiều lần thay đổi, hiện nay có 11 xã và 02 thị trấn là: xã Phước Nghĩa, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Quang, Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Lộc, Phước An, Phước Thành, thị trấn Tuy Phước (trước đây thuộc Phước Nghĩa), thị trấn Diêu Trì (trước đây là xã Phước Long). Nằm bên đầm Thị Nại, có sơng Kơn, sơng Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, QL 19, đường sắt Bắc - Nam chạy ngang qua, Tuy Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Tọa độ địa lý: 13°50′44″B 109°9′10″Đ. Với hệ tọa độ trên, Tuy Phước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thuộc phân vùng khí hậu Nam Việt Nam”.

Nguồn: UBND huyện Tuy Phước

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Tuy Phước

b. Địa hình

Địa hình của huyện Tuy Phước là địa hình đồng bằng tích tụ ven sơng và đồng bằng dun hải ở phía đơng huyện. Đầm Thị Nại nằm ở phía đơng huyện. Địa hình của huyện chia thành 3 khu vực rõ rệt: các xã phía Tây Nam (gồm Phước Thành, Phước An) có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất cây công nghiệp, song chưa được khai thác hết; các xã khu Đơng (Phước Hịa, Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Sơn) với thế mạnh về cây lúa và thủy sản, là khu

vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện; và các xã còn lại là vùng chuyên canh cây lúa.

c. Khí hậu

Huyện Tuy Phước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Trong năm chia ra hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm, mùa nắng từ tháng 01 đến tháng 8 hằng năm), nhiệt độ trung bình hằng năm là 26°C, lượng mưa trung bình trong năm là 2.325,5 mm. Hằng năm có 4 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện (từ tháng 8 đến tháng 11) kết hợp với mưa lớn gây ra hiện tượng lũ lụt. Mùa nắng có nhiệt độ và ánh sáng tạo thuận lợi để phát triển các loại cây trồng, tuy nhiên trong những năm gần đây do sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên mùa nắng cũng thường xảy ra hiện tượng hạn hán gây nhiều khó khăn cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng và chăn nuôi.

d. Tài nguyên đất đai:

Diện tích tự nhiên của huyện là 219,9 km2. Đất nông nghiệp là 142,3 km2, chiếm 65% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó Đất sản xuất nơng nghiệp là 103,05 km2, chiếm 46,9% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp được dành cho trồng lúa 2 vụ. Phước Sơn, Phước Hưng, Phước Thắng là những địa phương có diện tích đất trồng lúa cao và năng suất ổn định nhất trong huyện. Ngoài ra đất sản xuất nông nghiệp cũng phù hợp cho việc canh tác các loại cây như ngơ, lạc... ngồi ra cịn có rau đậu các loại và các loại hoa.

Đất lâm nghiệp với 275,8 km2 chiếm 12,5% diện tích đất tự nhiên của huyện và phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây gồm Phước Thành, Phước An. Đất lâm nghiệp có thể phát triển sản xuất lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc.

Đất phi nông nghiệp chiếm 71,84 km2, chiếm 32,7% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó đất ở là 10,6 km2, chiếm 4,8% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất chưa sử dụng là 5,8 km2, chiếm 2,6% tổng diện tích đất

tự nhiên của huyện. Diện tích đất chưa sử dụng có thể mở mang để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Tuy Phước là huyện trọng điểm về kinh tế nơng nghiệp của tỉnh Bình Định đặc biệt là trong cơng tác sản xuất lúa gạo và các loại giống lúa năng suất cao phù hợp sản xuất tại Bình Định và các tỉnh khu vực miền Trung. Tuy nhiên giai đoạn gần đây sự phát triển của các ngành công nghiệp và cơ sở kinh tế hạ tầng trên địa bàn huyện nên một diện tích đất nơng nghiệp trước đây được chuyển thành đất khác.

Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên năm 2019 của huyện Tuy Phước

STT CHỈ TIÊU Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

I Đất nông nghiệp 14.225,5 64,7

1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.304,9 46,9

2 Đất lâm nghiệp 2.757,9 12,5

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.074,8 4,9

4 Đất làm muối 28,7 0,1

5 Đất nông nghiệp khác 59,2 0,3

II Đất phi nông nghiệp 7184 32,7

1 Đất ở 1.059,8 4,8

2 Đất chuyên dùng 3.187,9 14,5

3 Đất tơn giáo, tín ngưỡng 62,7 0,3

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 538,5 2,4

5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 2.335,1 10,6

6 Đất phi nông nghiệp khác 0.0 0

III Đất chưa sử dụng 577,7 2,6

1 Đất bằng chưa sử dụng 280,3 1,3

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 289,1 1,3

3 Núi đá khơng có rừng 8,3 0,04

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 21.987,2

2.1.2. Đặc điểm xã hội

Tuy Phước là một huyện có dân số đơng. Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số trung bình huyện Tuy Phước năm 2019 là 180.300 người. Tuy Phước là Huyện có mật độ dân số cao trong tỉnh Bình Định (820 người/km2). Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của huyện là 0,89%. Dân cư phân bố khơng đều trên tồn huyện, tập trung đông nhất tại 02 thị trấn là thị trấn Diêu Trì và thị trấn Tuy Phước. Tổng số lao động huyện Tuy Phước năm 2015 là 100.000 người đến năm 2019 tổng số lao động huyện Tuy Phước là 105.742 người. Tổng số hộ dân huyện Tuy Phước năm 2015 là 50.663 hộ đến năm 2019 tổng hộ dân huyện Tuy Phước là 53.510 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 8,65% đến năm 2019 giảm xuống còn 2,58%.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về xã hội tại huyện Tuy Phước giai đoạn 2015- 2019

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng dân số Người 180.235 180.256 180.273 180.289 180.300 Tổng lao động Người 100.000 101.861 102.213 101.949 102.531 Tổng số hộ dân Hộ 50.663 51.686 52.505 52.981 54.064 Số hộ nghèo Hộ 4.383 3.316 2.522 1.939 1395 Tỷ lệ hộ nghèo % 8,65 6,42 4,8 3.66 2,58

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuy Phước))

- Văn hóa: Lĩnh vực văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức về đời sống văn hóa của các cấp, các ngành và tồn dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú.

- Giáo dục: Quy mô, hệ thống trường lớp học từ mầm non đến trung học phổ thông tiếp tục được củng cố, mở rộng và chuẩn hóa; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được tăng cường và kiện tồn; chất lượng giáo dục có sự chuyển biến tích cực.

- Y tế: Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được đầu tư, nâng cấp, nhiều cơng trình đã được đầu tư hồn thành và đưa vào sử dụng; đội ngũ cán bộ y tế không ngừng lớn mạnh. Đã tổ chức thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế:

a. Tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.3: Tăng trưởng kinh tế tại huyện Tuy Phước giai đoạn 2015- 2019

(ĐVT: tỷ đồng, Giá so sánh 2010) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Tăng trưởng bình quân 2015-2019 Tổng GTSX 39.020 47.611 54.166 62.894 78.230 15,3% Nông-Lâm-Thủy sản 1.478 1.545 1.616 1.674 1.740 4,1% Công nghiệp-Xây dựng 32.090 47.113 53.545 62.962 78.822 25,8% Thương mại-Dịch vụ 5.452 6.543 7.641 8.285 10.140 16,9%

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuy Phước)

Năm 2015, tổng giá trị sản xuất chung theo giá so sánh năm 2010 của huyện Tuy Phước đạt mức 39.020 tỷ đồng, đến năm 2019 đạt 78.230 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng giá trị sản xuất chung theo giá so sánh năm 2010 của huyện Tuy Phước đạt mức 15,3%/năm. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm - Thủy sản theo giá so sánh năm 2010 của huyện Tuy Phước đạt mức 1.478 tỷ đồng, đến năm 2019 đạt 1.740 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình qn giá trị sản xuất ngành Nơng -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)