Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 31 - 34)

6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP

1.2.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch

có tận dụng tối đa các nguồn lực đó vào trong phát triển nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý của nhà nước. Các nguồn lực gồm có nhân lực, vật lực, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ nếu biết vận dụng và khai thác chúng có hiệu quả thì đây sẽ là nguồn lực vô cùng to lớn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP

1.2.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là cụ thể hóa chiến lược phát triển nơng nghiệp, sắp xếp, bố trí khơng gian của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của phục vụ mục tiêu phát triển cho thời kỳ xác định.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ mơi trường sinh thái, khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung tiến tới sản xuất theo các chuỗi giá trị. Quy hoạch phát triển sản xuất nơng nghiệp phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế.

Kế hoạch phát triển nông nghiệp là một công cụ quản lý của nhà nước theo mục tiêu; được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển nông

nghiệp phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định ở một địa phương, đồng thời đưa ra những giải pháp, hoạt động cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó một cách có hiệu quả nhất. Kế hoạch phát triển nông nghiệp xác định nhiệm vụ cần phải đạt được trong từng giai đoạn phát triển, đặt ra một cách cụ thể hệ thống mục tiêu và những giải pháp, chính sách thích hợp cho thời kỳ kế hoạch.

Kế hoạch phát triển nơng nghiệp có chức năng cụ thể hố các tầm nhìn chiến lược phát triển và mục tiêu của quy hoạch để từng bước thực hiện và biến chiến lược, quy hoạch thành thực tế cuộc sống.

Kế hoạch phát triển nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội và phải nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của cả nước và là định hướng phát triển nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định.

UBND huyện tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn quản lý căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch của cấp tỉnh, nghị quyết đại hội đảng bộ, nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp huyện về định hướng phát triển kinh tế của huyện, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của huyện.

Quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như chiến lược phát triển ngành Nơng nghiệp của Chính phủ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

* Các nội dung quy hoạch, kế hoạch phát triển nơng nghiệp gồm:

- Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển của ngành nông nghiệp, điều kiện, mức độ huy động các nguồn lực vào phát triển nông nghiệp. Quy hoạch, kê hoạch phát triển nông nghiệp hàm chứa hai nội dung cơ bản: Một là, dự báo phát triển; hai là, định hướng phân bố các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp trên từng vùng lãnh thổ.

hưởng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp

- Quan điểm, mục tiêu quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp - Các phương án quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp

- Các giải pháp để thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp.

* Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn cấp xã.

+ Mục tiêu của việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp là nhằm quán triệt, phổ biến quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp đến tất cả các phòng, ban, đơn vị cấp Huyện, các Xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, cộng đồng đồng thời triển khai tổ chức thực hiện giải pháp để thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

+ Nội dung và trình tự tổ chức thực hiện như sau:

- Tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp ở cấp Huyện và cấp Xã

- Căn cứ vào chức năng quản lý và nhiệm vụ được phân công của các phòng, ban, đơn vị cấp Huyện, các Xã tổ chức triển khai các chương trình, đề án, các giải pháp để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của quy hoạch, kế hoạch đề ra

- UBND Huyện thống nhất chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị cấp Huyện, các Xã các mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được trong từng thời kì, từng năm, từng quý và tổng kết đánh giá nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc, tồn tại hạn chế để kịp thời điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp ở cấp Huyện và cấp xã

* Tiêu chí đánh giá

- Các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp gắn kết với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

- Sự phối hợp của các ban, ngành có liên quan trong q trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch

- Quy hoạch, kế hoạch được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch có lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng dân cư.

- Quy hoạch, kế hoạch được công bố rộng rãi đến cộng đồng dân cư. - Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch đạt được mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)