Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 76)

6. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

2.2.3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp

giao nhiệm vụ cho Phòng NN&PTNT thực hiện, trong đó có sự tham gia phối hợp của các phòng ban chuyên môn và các ban ngành liên quan của huyện để thực hiện quản lý nhà nước. Cụ thể như sau:

Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chức đoàn thể phối hợp với UBND Huyện tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện tốt các chính sách, quy định pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển nông nghiệp.

Phòng NN&PTNT: tham mưu cho UBND huyện, chủ tịch UBND huyện các văn bản về nông nghiệp thuộc thẩm quyền; giúp UBND huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của phòng; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nông nghiệp được phê duyệt; chịu trách nhiệm trong tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân thực hiện cá văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách,

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP Chỉ đạo trực tiếp Quan hệ phối hợp Chỉ đạo gián tiếp

PHÒNG TÀI NGUYÊN

VÀ MÔI TRƯỜNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN UBMTTQVN, CÁC HỘI,ĐOÀN THỂ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOACH PHÒNG THANH TRA

chuyên môn, nghiệp vụ trong nông nghiệp; tổng hợp, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp; thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp như phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện; quản lý, kiểm tra, thanh tra các hoạt động dịch vụ cho phát triển nông nghiệp, vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi.

Phòng Tài nguyên – Môi trường phối hợp với các bộ phận chức năng có liên quan thống kê đất nông nghiệp; rà soát, kiểm soát, quản lý thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến các công tác đất đai như dồn điền đổi thửa, tích tụ, tập trung ruộng đất, giao dịch đất đai, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Phòng Tài chính Kế hoạch trong sự phối hợp với Phòng NN&PTNT tham mưu cho UBND huyện cân đối, phân bổ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương, tỉnh, huyện và nguồn vốn từ các nguồn hợp pháp khác triển khai QLNN, thực hiện các chương trình, chính sách về nông nghiệp và tham mưu cho UBND.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phối hợp với Phòng NN&PTNT triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả các nội dung liên quan của quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển ngành nông nghiệp. Tổ chức triển khai, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi và trồng trọt.

Phòng Thanh tra tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

Ở cấp xã, bộ phận chuyên môn QLNN về nông nghiệp là công chức Địa chính – Xây dựng – Nông nghiệp – Môi trường dưới sự chỉ đạo của UBND cấp xã. Trên cơ sở tiếp thu các văn bản, chỉ đạo của UBND huyện, điều chỉnh chương trình, quy hoạch, đề án sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương mình và bố trí nhân sự để đảm bảo thực hiện các văn bản,

chương trình một cách triệt để và hiệu quả.

Về đội ngũ cán bộ công chức viên chức làm quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và tại các xã trên địa bàn huyện Tuy Phước trong giai đoạn 2015-2019: Năm 2015 số lượng cán bộ đảm nhiệm công tác này là 25 người, đến năm 2019 là 23 người.

Bảng 2.14. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước về nông nghiệp ở huyện Tuy Phước

ĐVT: Người

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

+ Tổng số CBCCVC 25 27 27 27 23

Chia theo trình độ chuyên môn

+ Đại học 25 27 27 27 23

+ Cao đẳng + Trung cấp Chia theo giới tính

+ Nam 20 20 20 20 16

+ Nữ 5 7 7 7 7

Chia theo độ tuổi

+ Dưới 30 tuổi 0 0 0 0 0

+ Từ 30 đến 45 tuổi 22 22 22 22 17

+ Trên 45 tuổi 3 5 5 5 6

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tuy Phước)

Trong đó, năm 2019 số lượng cán bộ có trình độ đại học là 23 người (chiếm 100%), không có cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp. Xét theo giới tính, số lượng cán bộ nam là 16 người (chiếm 69,6%), số lượng cán bộ nữ là 7 người (chiếm 30,4%). Xét theo độ tuổi, không có cán bộ độ tuổi dưới 30, số lượng cán bộ từ 30 đến 45 tuổi là 17 người (chiếm 73,9%), số lượng cán bộ trên 45 tuổi là 6 người (chiếm 26,1%)

huyện Tuy Phước như sau:

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp

TT Tiêu chí Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về

nông nghiệp hợp lý 4,1 2 5

2

Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về nông nghiệp hợp lý, rõ ràng

3,2 1 4

3

Các phòng, ban phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nông nghiệp

3,1 1 4

4 Cán bộ quản lý nông nghiệp có năng lực,

trình độ chuyên môn phù hợp 2,5 1 3

Cán bộ quản lý nông nghiệp năng động, tâm

huyết với công việc được giao 3,3 1 4

5 UBND huyện Tuy Phước giành kinh phí cho

phát triển, đào tạo nguồn nhân lực quản lý 3,41 1 4 6

Cán bộ được trang bị đầy đủ kiến thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp

3.1 1 4

7 Các cán bộ được trang bị đầy đủ trang thiết

bị để phục vụ công việc 2,6 1 3

(Kết quả điều tra khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát trên cho thấy số lượng cán bộ tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp và tại các xã trên địa bàn huyện Tuy Phước đủ để đảm nhiệm các nhiệm vụ quản lý. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về nông nghiệp được UBND huyện Tuy Phước chú trọng, cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về nông nghiệp hợp lý. UBND huyện Tuy Phước dành kinh phí cho phát triển, đào tạo nguồn nhân lực quản lý hàng năm. Tuy nhiên chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Bộ máy tổ chức quản lý nhà

nước về nông nghiệp chưa hợp lý, rõ ràng; Các phòng, ban phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nông nghiệp; Về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp các cán bộ quản lý chưa có đủ năng lực, trình độ để hoàn thành tốt công việc được giao. Cán bộ cấp xã còn hạn chế về số lượng; trình độ của các cán bộ cũng chưa đồng đều. Cán bộ quản lý nông nghiệp chưa thực sự năng động, tâm huyết với công việc được giao. Phần lớn số lượng cán bộ, công chức có bằng cấp cao đẳng, trung cấp, chất lượng chuyên môn của các cán bộ này chưa cao. Cán bộ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; Các cán bộ được trang bị đầy đủ trang thiết bị để phục vụ công việc; Đa số các cán bộ chỉ sử dụng được các ứng dụng KHCN, kỹ thuật đơn giản trong công việc quản lý và trong sản xuất nông nghiệp.

2.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp:

UBND huyện Tuy Phước thường xuyên chỉ đạo Phòng NN & PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Phòng Thanh tra của huyện phối hợp với các cá nhân, đơn vị có liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp theo đúng quy hoạch, kế hoạch của huyện. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước được thể hiện trong quy trình kiểm tra, giám sát như sau:

(i) Hằng năm, xây dựng kế hoạch về nội dung.

(ii) Lập và ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, kế hoạch kiểm tra.

(iii) Tổ chức họp Đoàn kiểm tra và thông báo kế hoạch kiểm tra.

(iv) Triển khai kiểm tra tại các xã phường, cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lập biên bản, họp kết thúc và thông báo kết quả kiểm tra.

(vi) Tổng hợp kết quả kiểm tra báo cáo cho UBND cấp huyện.

thanh Huyện.

Theo quy trình kiểm tra trên, hoạt động thanh tra chuyên ngành được thực hiện thường xuyên. Kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:

* Về kiểm tra thực hiện các chính sách trong nông nghiệp:

Bảng 2.16: Kết quả kiểm tra thực hiện các chính sách trong nông nghiệp giai đoạn 2015-2019

Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

- Số xã được kiểm tra 7 9 9 10 13

- Số xã có vi phạm 0 0 0 0 0

- Số vụ vi phạm 0 0 0 0 0

- Số vụ vi phạm bị xử lý 0 0 0 0 0

- Số vụ vi phạm bị nhắc nhở 0 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phước)

Việc kiểm tra thực hiện các chính sách trong nông nghiệp trên địa bàn các xã của Huyện Tuy Phước nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện các chính sách trong nông nghiệp giai đoạn 2015-2019 theo đúng mục tiêu của chính sách.

+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng giai đoạn 2016-2020 với Tổng kinh phí mà UBND huyện Tuy Phước đã hỗ trợ cho 13 xã và thị trấn trên địa bàn Huyện để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016 -2019 là 15 tỷ đồng có đạt được mục tiêu của đề án đã đặt ra và việc sử dụng ngân sách tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, mô hình trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn các xã.

+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện đề án kiên cố hóa kênh mương, phát triển thủy lợi đất màu và thủy lợi nhỏ trên địa bàn Huyện với mục tiêu của đề án kiên cố hóa kênh mương, phát triển thủy lợi đất màu và thủy lợi nhỏ trên địa bàn Huyện nhằm đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó 6 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách đã hỗ trợ các xã thực hiện đầu tư

kiên cố hóa kênh mương, các công trình thủy lợi nhỏ và đã đầu tư xây dựng 12 công trình với tổng kinh phí hơn 18 tỷ đồng. Mục tiêu của việc kiểm tra là xác định khối lượng, chất lượng thi công và việc giải ngân ngân sách của các tiểu dự án kiên cố hóa kênh mương, phát triển thủy lợi đất màu, thủy lợi nhỏ và 12 công trình thủy lợi xây mới.

+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn Huyện Tuy Phước theo Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 10/02/2015; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Huyện Tuy Phước theo Quyết định số 9/2016/QĐ-UBND ngày 12/04/2016; quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai theo Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND ngày 03/7/2017; quy định ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 04/09/2017; Chính sách hỗ trợ vay vốn, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân theo Quyết định số 41/QĐ- UBND ngày 04/12/2014.

* Về kiểm tra kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y:

Đối với công tác kiểm tra hoạt động kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y, tổ kiểm tra liên ngành có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hoạt động các cơ sở giết mổ động vật, các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật tại các chợ. Kết quả kiểm tra qua 05 năm như sau:

Bảng 2.17: Kết quả kiểm tra hoạt động giết mổ và vệ sinh thú y giai đoạn 2015-2019 Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

- Số đợt kiểm tra 3 3 3 3 3

- Số cơ sở được kiểm tra 10 13 15 16 18

- Số cơ sở vi phạm 3 3 4 6 7

- Số cơ sở vi phạm bị xử lý 2 2 2 3 3

- Số cơ sở vi phạm bị nhắc nhở 1 1 2 3 4

Qua số liệu cho thấy số đợt kiểm tra tăng đều từ 2015 -2019. Năm 2015 đã tiến hành 3 đợt kiểm tra, năm 2019 đã tiến hành 3 đợt kiểm tra. Số cơ sở giết mổ động vật, các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật được kiểm tra cũng tăng lên. Năm 2015 số cơ sở được kiểm tra là 10 cơ sở, năm 2019 số cơ sở được kiểm tra là 18 cơ sở. Số cơ sở vi phạm và số cơ sở vi phạm bị xử lý không nhiều nhưng lại có xu hướng tăng.

* Về kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp

Đối với công tác kiểm tra vật tư nông nghiệp, mỗi năm huyện tổ chức 02 đợt kiểm tra vào đầu mỗi vụ lúa. Trong giai đoạn 2015-2019 năm, UBND huyện đã tổ chức kiểm tra tất cả cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn Huyện Tuy Phước. Kết quả như sau:

Bảng 2.18: Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp

TT Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

1 Số cơ sở vi phạm 5 6 8 10 14

2 Số cơ sở vi phạm bị xử lý 2 3 3 4 6

3 Số cơ sở vi phạm bị nhắc nhở 3 3 5 6 8

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phước)

Qua số liệu cho thấy số các cơ sở vi phạm vẫn còn khá nhiều, không có dấu hiệu suy giảm. Năm 2015 số cơ sở vi phạm là 5 cơ sở, năm 2019 có xu hướng tăng số cơ sở vi phạm là 14 cơ sở. Trong đó, Số cơ sở vi phạm bị xử lý năm 2015 là 2 cơ sở, năm 2019 có xu hướng tăng số cơ sở vi phạm bị xử lý là 6 cơ sở. Các vi phạm chủ yếu là kinh doanh thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, không đảm bảo chất lượng theo công bố của cơ sở sản xuất; Kinh doanh giống cây trồng, phân bón không đảm bảo chất lượng, thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng, sử dụng hàng hóa nhập khẩu có không có nguồn gốc rõ ràng.

Kết quả điều tra khảo sát về công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp huyện Tuy Phước được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.19: Kết quả điều tra khảo sát về công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước.

TT Tiêu chí Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1 UBND huyện Tuy Phước lập kế hoạch

kiểm tra rõ ràng, đầy đủ 4,0 2 5

2 Quy trình kiểm tra hợp lý 3,9 1 4

3 Số đợt kiểm tra phù hợp 2,5 1 3

4 Thời điểm kiểm tra thích hợp 1,9 1 3

5 Các cán bộ kiểm tra có thái độ làm việc

đúng mực, liêm khiết 3,5 1 4

6 Quy định xử phạt công khai, đủ sức răn

đe 2,9 1 4

(Kết quả điều tra khảo sát của tác giả)

Nhìn chung, UBND huyện Tuy Phước lập kế hoạch kiểm tra rõ ràng, đầy đủ; Quy trình kiểm tra hợp lý, minh bạch, công khai, Các cán bộ kiểm tra có thái độ làm việc đúng mực, liêm khiết không gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân.

Tuy nhiên số đợt kiểm tra chưa phù hợp; Thời điểm kiểm tra chưa thích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)