8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền các cấp và sự nổ lực của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội lần thứ II năm 2014 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội, đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện có chuyển biến rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi.
30
Về phát triển kinh tế:
Cơ cấu nền kinh tế của huyện dịch chuyển theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nghành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 84% năm 2014 xuống còn 78,72% năm 2018, tỷ trọng nghành công nghiệp, xây dựng tăng từ 6,7% năm 2014 lên 7,7% năm 2018; tỷ trọng nghành dịch vụ tăng từ 9,17% năm 2014 lên 13,57% năm 2018. Thu nhập bình quân tăng từ 14 triệu đồng/người /năm 2014 lên 18 triệu đồng/người/năm 2018.
Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là được xác định là ngành chủ đạo của huyện, do vậy trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư hỗ trợ thực hiện. Tiến hành ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ về các loại cây, con giống; Xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị, chất lượng, tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. [24.tr3]
Về phát triển văn hóa xã hội:
Với tinh thần quyết tâm cao của Đại hội lần thứ II, năm 2014 và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 -2020 đời sống văn hóa xã hội của người dân không ngừng được cải thiện và ngày được nâng cao. Các phong trào, hoạt động văn hóa văn nghệ được phát động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…được triển khai sâu rộng, đa dạng phong phú cả hình thức lẫn nội dung, tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của toàn thể nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Toàn huyện có 38/40 bon, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, 04 bưu điện văn hóa xã, 06 trạm truyền thanh, truyền hình, 02 sân khấu ngoài trời, 02 di tích lịch sử được khoanh vùng bảo vệ.
Tổng số trường trên địa bàn huyện là 38 trường (tăng 9 trường so với năm 2014) trong đó: Mầm non 16 trường, Tiểu học 15 trường, THCS 07
31
trường. Toàn huyện hiện có 471 lớp với 14.079 học sinh, trong đó học sinh nữ 6.617 học sinh, đồng bào dân tộc thiểu số 6.403 học sinh chiếm tỷ lệ 45,18%. 100% xã đạt chuẩn phổ cập GD mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi; hoàn thành phổ cập GD THCS và duy trì kết quả phổ cập GD tiểu học, chống tái mù chữ. Trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đến trường đạt tỷ lệ 97,9%; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp THCS đạt 100%. Số trường đạt chuẩn Quốc gia có 8/38 trường đạt chuẩn Quốc Gia đạt tỷ lệ 21,05%.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân được quan tâm thực hiện toàn huyện với 6/6 xã có trạm y tế, trong đó có 4/6 xã đạt chuẩn quốc gia.Tổng số bác sỹ trên địa bàn toàn huyện 6 bác sỹ/vạn dân; tổng số trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế 4/6 xã; tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin hàng năm đạt trên 90%; trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn cao (chiếm 20,9%).[24.tr,4]
Giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng đồng bào dân tộc: Trong những năm qua, kinh tế, xã hội của huyện có nhiều bước phát triển, cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền địa phương, đề cao cảnh giác trước âm mưu
“Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, luôn tìm mọi
cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn luôn được đảm bảo, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS. Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế như Chương trình 135; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình
32
hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, chương trình định canh, định cư cho đồng bào DTTS được quan tâm triển khai thực hiện. Bên cạnh thực hiện các chính sách của Trung ương cho đồng bào DTTS thì tỉnh Đắk Nông và huyện Tuy Đức cũng đã ban hành các chính sách đặc thù phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, giúp đồng bào DTTS phát triển, giảm nghèo bền vững.[24.tr,5]