Biện pháp 6: Đa dạng hóa môi trường hoạt động và tổ chức thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện tuy đức, tỉnh đăk nông (Trang 78 - 81)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.6. Biện pháp 6: Đa dạng hóa môi trường hoạt động và tổ chức thực

thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông

a. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

70

thu kiến thức hơn, đối với đa dạng hóa môi trường hoạt động và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cũng nhằm mục đích giúp các em có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức và thấy những kiến thức này có ý nghĩa hơn

b. Nội dung của biện pháp

Song song với việc học tập TTVH lòng ghép vào các giờ chính khóa cũng như các giờ trên lớp chúng ta có thể tổ chức nhiều hoạt động như: Tuyền truyền, thâm nhập, tham quan, tổ chức các cuộc thi văn nghệ và nội dung về TTVH…

c. Cách thực hiện biện pháp

- Tuyên truyền, giáo dục , phổ biến pháp luật và các chủ trương đường

lối của Đảng và Nhà nước

Hiệu trưởng và BGH nhà trường có kế hoạch trong năm cho các tổ chức, đoàn thể phối hợp với nhau để thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục , phổ biến pháp luật và các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa DTTS là một trong những hoạt động cần thiết nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cho HS về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa DTTS.

Để tổ chức một hoạt động tuyên truyền, giáo dục , phổ biến pháp luật và các chủ trương đường lối như vậy chúng ta cân làm theo các bước: Lựa chọn chủ đề và đặt tên cho hoạt động; xác định mục tiêu, nội dung hoạt động; lựa chọn hình thức hoạt động; lập kế hoạch; thiết kế hoạt động; triển khai hoạt động; đánh giá kết quả.

- Hoạt động tham quan, thâm nhập

Hiệu trưởng kết hợp giữa lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường ( Các cơ quan văn hóa của huyện, huyện đoàn, trưởng bản, các nghệ nhân …) để HS được đi tham quan, thâm nhập vào các làng quê, di tích, hiện

71

tượng văn hóa. Đưa HS tham dự vào các hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa của các dân tộc, các di tích lịch sử của địa bàn huyện...

Để tổ chức một hoạt động tham quan, thâm nhập như vậy chúng ta cân làm theo các bước: Xác định chủ đề và mục tiêu, nội dung; lựa chọn địa điểm; xác định nhiệm vụ của HS trong quá trình tham quan, thâm nhập, tìm hiểu; lên chương trình tham quan; thông báo cha mẹ HS; chuẩn bị hậu cần (trang thiết bị, đi lại, ăn ở, bảo hiểm, dự kiến rủi ro và các khắc phục…); tổ chức tham quan; báo cáo kết quả: Viết thu hoạch hoặc trình bày sản phẩm tham quan.

- Hoạt động bảo tồn, tôn tạo các di sản, di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương

Hiệu trưởng kết hợp giữa lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường (Các cơ quan văn hóa của huyện, huyện đoàn, trưởng bản, các nghệ nhân …) để đưa HS tham gia chăm sóc, bảo vệ các di sản, di tích lịch sử - văn hóa, các công trình kiến trúc.

Để tổ chức một hoạt động bảo tồn, tôn tạo các di sản, di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương chúng ta cân làm theo các bước: Tìm hiểu những điểm nổi bật trong VHDT ở địa phương; lựa chọn di sản văn hóa cần bảo vệ/di tích lịch sử - văn hóa cần tôn tạo; xác định giá trị của di sản văn hóa trong sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương; xác định mục tiêu của hoạt động; xác định phương tiện và điều kiện thực hiện hoạt động; lựa chọn cách thực hiện hoạt động; xác định thời gian và địa điểm thực hiện; người thực hiện; điều kiện thực hiện (dự phòng rủi ro và cách khắc phục); các bước thực hiện hoạt động; đánh giá kết quả hoạt động.

- Tổ chức các cuộc thi với nội dung về giáo dục truyền thống văn hóa

DTTS

Hiệu trưởng và BGH có kế hoạch phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tổ chức cuộc thi về giáo dục truyền thống văn hóa DTTS gồm: thi viết, thi hùng

72

biện, hái hoa dân chủ, rung chuông vàng, thi tiểu phẩm, thi trình diễn thời trang, thi biểu diễn văn nghệ, thiết kế vật trưng bày, sưu tầm vật thật, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi sáng tác bài hát, thi hát dân ca DTTS, thi chế tác và biểu diễn nhạc cụ dân tộc, … .

Để tổ chức các cuộc thi với nội dung về giáo dục truyền thống văn hóa DTTS chúng ta làm theo các bước sau: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và đặt tên cho cuộc thi/hội thi; xác định thời gian và địa điểm tổ chức; thành lập Ban tổ chức; thành lập Ban giám khảo; thiết kế nội dung chương trình; tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cho cuộc thi/hội thi; dự trù các điều kiện, CSVC... cho cuộc thi.

d. Vấn đề cần lưu ý

Mỗi một hoạt động đều phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng để việc thực hiện có thể diễn ra theo mục đích đã đặt ra

Mỗi một hoạt động đề có ưu điểm và những khó khăn trong quá trình thực hiện khi thực hiện cần linh hoạt, sáng tạo sử lý các vấn đề với từng thời điểm và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện tuy đức, tỉnh đăk nông (Trang 78 - 81)