Kế hoạch hóa công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện tuy đức, tỉnh đăk nông (Trang 68 - 72)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Kế hoạch hóa công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Kế hoạch hóa công tác giáo dục truyền thống VHDT để giúp nhà trường xây dựng kế hoạch nhằm xác định được cần làm gì, làm như thế nào, có bao nhiêu khâu và ai sẽ là người thực hiện những khâu đó để có thể theo dõi cũng như điều chỉnh kế hoạch khi đi lệch mục tiêu cũng như đánh giá

60 được kết quả

b. Nội dung của biện pháp

Xác định được mục tiêu của nhà trường , các nhiệm vụ cơ bản của nhà trường và các cá nhân trong trường phải hoàn thành trong kỳ kế hoạch

Xác định một số biện pháp thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ, chỉ ra các điều kiện mà nhà trường có thể cung cấp để thực hiện kế hoạch, dự kiến được khó khăn và tìm phương hướng giải quyết các khó khăn đó

Tạo ra môi trường phối hợp thống nhất và thuận lợi giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong nhà trường, xác định tiêu chuẩn đo lường, đánh giá các mục tiêu và chỉ ra được lịch trình thực hiện các mục tiêu đó

c. Cách thực hiện biện pháp

- Xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc + Bước 1:

Dự thảo kế hoạch là xác định được mục tiêu và nội dung cần thực hiện trong năm học, các phương pháp, phương tiện thực hiện các hoạt động cần tiến hành, xác định thời gian thực hiện nhân lực cần cho qua trình thực hiện kế hoạch và nhân lực ở ngoài( hội cha mệ PHHS, các đoàn thể, các tổ chức xã hội...)và trong trường

Lấy ý kiến của GV; tham khảo ý kiến của các lớp/nhóm HS, PHHS; trao đổi thảo luận trong Hiệu trưởng; chỉnh sửa, hoàn thiện, công bố bản kế hoạch.

+ Bước 2:

Xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống VHDT qua môn học: GVBM trình bày khả năng tích hợp giáo dục truyền thống VHDT trong môn học; nêu mục tiêu cần đạt về giáo dục truyền thống VHDT qua môn học; nêu nội dung, địa chỉ giáo dục truyền thống VHDT trong môn học; xác định các cách thực hiện, loại hình hoạt động, các hoạt động cần tiến hành; xác định thời gian thực hiện; xác định người thực hiện: cá nhân HS, nhóm, tổ, lớp/khối

61

lớp, PHHS, các nghệ nhân, …; dự kiến địa điểm thực hiện (trong lớp, sân trường, ở cộng đồng thôn/làng, tại các di tích lịch sử - văn hóa…); xác định các điều kiện thực hiện: phương tiện, kinh phí, thuận lợi, khó khăn, các rủi ro có thể xảy ra, phương án giải quyết…

Trao đổi, thảo luận, chia sẻ, hoàn thiện bản kế hoạch: Sau khi hoàn thành việc dự thảo kế hoạch, các GVBM cùng chia sẻ, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp; tham khảo ý kiến của HS, PHHS; tham khảo ý kiến của Hiệu trưởng; chỉnh sửa, hoàn thiện bản kế hoạch.

Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng, hiệu trưởng phân công trách nhiệm cụ thể của từng tổ chức, cá nhân cho từng hoạt động. Chú trọng phát huy ý kiến đóng góp của CBGV là người DTTS trong công tác xây dựng kế hoạch giáo dục VHDT của nhà trường.

Căn cứ trên kế hoạch chung của trường, các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên,...), GVCN xây dựng kế hoạch cụ thể cho tổ chức, tập thể của mình. Kế hoạch cần thể hiện được các hoạt động được triển khai, phương pháp thực hiện, điều kiện thực hiện, kết quả dự kiến.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch

Trên cơ sở kế hoạch đã ban hành các cá nhân và tập thể có nhiệm vụ phải triển khai thực hiện như đã định

Hiệu trưởng căn cứ vào mục tiêu và thơi gian hoàn thành mục tiêu để kiểm tra và đánh giá cũng như có những điều chỉnh cần thiết khi các khâu thực hiện đi chệch mục tiêu đã được đưa ra trong kế hoạch

d. Vấn đề cần lưu ý

Kế hoạch cần đáp ứng được:

Mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch chung của nhà trường nhưng vẫn phải bám sát mục tiêu bảo tồn và phát huy BSVH của địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn văn hóa của địa phương, tạo điều kiện để nhà trường

62

đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương Đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiên CSVC của nhà trường cũng như điều kiện của địa phương

Các hoạt động chỉ đạo, tổ chức triển khai thực kế hoạch giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất từ nhà trường đến các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn, GV và HS.

3.3.3. Xây dựng đội ngũ thực hiện công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc

a. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Để có thể thực hiện tốt và có hiệu quả công tác giáo dục truyền thống VHDT thì phải có đội ngũ thực hiện, không chỉ người tổ chức mà cần có rất nhiều người tham gia, mỗi người có một lĩnh vực và chuyên môn khac nhau, chuân nên chúng ta cần xây dựng đội ngũ có đủ kiến thức và chuyên môn để có thể làm tốt công tác giáo dục truyền thống VHDT

b. Nội dung của biên pháp

Muốn có một đội ngũ đầy đủ kiến thức chuyên môn về VHDT mà không đúng chuyên ngành thì bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng là một phần rất quan trọng, cũng như thúc đẩy quá trình tự tìm tòi và học hỏi trong con người mỗi GV để có thể nâng cao về hiểu biết cũng như giúp ích trong quá trình giảng dạy

c. Cách thực hiện biện pháp

Lập kế hoạch bồi dưỡng cần chú trọng vào nội dung có thể lồng ghép vào các môn học chính( văn, sử, địa, GDCD), có thể tìm hiểu thêm về y phục cổ truyền, phong tục tập quán, các món ăn truyền thống, các bài hát dân gian ...

Mời các nghệ nhân là người DTTS tại địa phương tham gia tọa đàm giới thiệu về các nép đẹp văn hóa của đồng bào DTTS cũng như hướng dẫn GV và HS về các điệu múa, đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm...

63

Tổ chức các buổi tham quan và tìm hiểu cho GV về các địa danh lịch sử của địa phương, tham nhập vào các lể hội ngày vui của các buôn làng để có thể tìm hiểu thêm về bản sắc cũng như nép đẹp của văn hóa người DTTS..., qua đó có thể nâng cao hiệu quả trong quá trình được phân công nhiệm vụ về công tác giáo dục truyền thống VHDT

d. Vấn đề cần lưu ý

Hiệu trưởng cũng như BGH cần xây dựng được kế hoạch cụ thể cho quá trình xây dựng đội ngũ, chú trọng việc khuyến khích CBGV trong trường luôn luôn tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức về dân tộc, về VHDT; tích cực thâm nhập các hoạt động VHDT để hiểu biết và nâng cao năng lực tham gia hoạt động giáo dục văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện tuy đức, tỉnh đăk nông (Trang 68 - 72)