Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện tuy đức, tỉnh đăk nông (Trang 84 - 108)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Sau khi sử dụng phiếu hỏi, kết hợp phương pháp trò chuyện với cở mẫu là 60: 6 CBQL, 44 GV, 3 lãnh đạo cơ quan văn hóa của huyện, 7 đại diện CMHS của 2 trường PT của huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông chúng tôi thu được kết quả như sau:

76

Bảng 3.1. Số liệu tổng kết về tính cần thiết của biện pháp

TT Nội dung biện pháp

Mức độ đánh giá Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiêt Ý kiến Tỉ lệ % Ý kiến Tỉ lệ % Ý kiến Tỉ lệ % 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBGVNV, HS và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống VHDT ở trường PT .

43 71.6 17 28.3 0 0

2 Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch về giáo dục truyền thống VHDT.

52 86.6 8 13.3 0 0

3 Xây dựng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ giáo dục truyền thống VHDT.

42 70 18 30 0 0

4 Phối hợp và huy động các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục truyền thống VHDT.

46 76.6 14 23.3 0 0

5 Xây dựng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục truyền thống VHDT trong trường PT .

51 85 9 15 0 0

6 Đa dạng hóa môi trường hoạt động và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cho HS trường PT

45 75 15 25 0 0

7 Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường.

47 78.3 13 21.6 0 0

Nhận xét:Tính cấp thiết của các biện pháp

Đối với kết quả của bảng khảo sát trên ta có thể thấy được tất cả các giải pháp đều được đồng tình cao với các mức độ là rất cấp thiết và cấp thiết

77

cho việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cho HS các trường PT trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

Trong đó với biện pháp xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch về giáo dục truyền thống VHDT được tỉ lệ cao nhất là 86.6% cho thấy việc lập kế hoạch là rất quan trọng đối với công tác giáo dục VHDT, tiếp đến là biện pháp xây dựng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục truyền thống VHDT trong trường PT điều này cho thấy, để triển khai hoạt động giáo dục VHDT trong trường PT thì cần phải xây dựng các điều kiện triển khai như chương trình, tài liệu, CSVC. Thực tế cho thấy, các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục VHDT ở trường PT chưa được xây dựng tốt . Đứng thứ ba trong các biện pháp là tăng cường kiểm tra đánh giá công tác giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường thực tế có thể thấy đối với kế hoạch đưa ra thì công tác kiểm tra sẽ đem lại được cho kế hoạch là thực hiện được đúng mục tiêu và đem lại được kết quả tốt cho quá trình giáo dục .

*Nhận xét: Tính khả thi của các biện pháp

Qua bảng 3.2 chúng tôi có nhận xét như sau tất cả các biện pháp thực hiện có tính khả thi khác nhau, được đánh giá là khả thi nhất là biện pháp tăng cường kiểm tra đánh giá công tác giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường với 100% thứ hai là nâng cao nhận thức cho CBGVNV, HS và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống VHDT ở trường PT là 95%, đối với 2 biện pháp Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch về giáo dục truyền thống VHDT và Phối hợp và huy động các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục truyền thống VHDT được đánh giá khả thi khi thực hiện giống nhau 90%

Tóm lại, mặc dù ý kiến của các đối tượng về 07 biện pháp có tỷ lệ về mức độ cần thiết, phù hợp và khả thi khác nhau nhưng cả 7 biện pháp đều có sự nhất trí cao về cả hai mục đích của biện pháp là cần thiết và khả thi. Chứng

78

tỏ các biện pháp được đề xuất là phù hợp, chặt chẽ, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiễn.

Bảng 3.2. Số liệu tổng kết tính khả thi của các biện pháp

TT Nội dung biện pháp

Mức độ đánh giá

Rất khả thi khả thi Không khả thi Ý kiến Tỉ lệ % Ý kiến Tỉ lệ % Ý kiến Tỉ lệ % 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBGVNV, HS và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống VHDT ở trường PT .

57 95 3 5 0 0

2 Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch về giáo dục truyền thống VHDT.

54 90 6 5 0 0

3 Xây dựng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ giáo dục truyền thống VHDT.

55 91.6 5 8.3 0 0

4 Phối hợp và huy động các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục truyền thống VHDT.

54 90 6 10 0 0

5 Xây dựng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục truyền thống VHDT trong trường PT .

56 93.3 4 6.6 0 0

6 Đa dạng hóa môi trường hoạt động và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cho HS trường PT

50 83.3 10 16.6 0 0

7 Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường.

79

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Thông qua nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng của hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cho HS các trường PT huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông chúng tôi đã đưa ra 7 biện pháp để nâng cao hoạt động giáo dục truyền thống VHDT, tuy chúng có vị trí và vai trò khác nhau nhưng mục tiêu chung của các biện pháp nhầm nâng cao kết quả giáo dục cho HS các trường trên địa bàn huyện, các biện pháp trên đã được áp dụng vào thực tiễn, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót cần thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thêm. Nhưng những kết quả đạt được chắc chắn sẽ tạo những chuyển biến tích cực hơn trong công tác giáo dục truyền thống VHDT, góp phần vào việc thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng và nhà Nước về bảo tồn và phát huy bản sắc của đồng bào DTTS giữ vừng nên văn hóa Việt Nam

80

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận

Đối mặt với vấn đề toàn cầu hoá đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã hội của các quốc gia, dân tộc. Xét về lĩnh vực văn hoá, toàn cầu hoá không chỉ tạo ra cơ hội cho các quốc gia, dân tộc mở rộng sự giao lưu, hiểu biết và xích lại gần nhau, mà còn đặt những giá trị văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc trước nhiều thách thức to lớn. Để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam, theo tác giả, đối với các trường trung học phổ thông cần tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống cách mạng của dân tộc và đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật nhằm giáo dục HS vừa có phẩm chất văn minh, hiện đại, vừa có phẩm chất dân tộc, truyền thống, trở thành công dân đáp ứng nhu cầu xây dựng cuộc sống mới cho quê hương, cho cộng đồng vùng dân tộc.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đề trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, các trường PT đã áp dụng thực hiện các biện pháp:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBGVNV, HS và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống VHDT ở trường PT

Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác giáo dục truyền thống VHDT

Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ thực hiện công tác giáo dục truyền thống VHDT

Biện pháp 4: Phối hợp và huy động các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục truyền thống VHDT

Biện pháp 5: Xây dựng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục truyền thống VHDT trong trường PT

Biện pháp 6: Đa dạng hóa môi trường hoạt động và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cho HS trường PT

81

Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường

Đối với những biện pháp này chúng ta cân chú ý đến các nguyên tắc: Đảm bảo tính giáo dục, đảm bảo tính hiệu quả, đảm bảo tính hiệu quả tính khả thi , tính toàn diện, đảm bảo tính hiệu quả tính kế thừa

Các biện pháp trên đã mang lại những hiệu quả giáo dục rõ rệt, phù hợp với loại hình trường PT , thu hút nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường ủng hộ, tham gia. Nếu các biện pháp trên được tiếp tục sử dụng đồng bộ, đa dạng hóa nội dung và hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với bản sắc văn hóa DTTS trên địa bàn thì việc quản lý công tác giáo dục truyền thống VHDT cho HS các trường trong thời gian tới sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.

2.Khuyến nghị

- Đối với Sở GD&ĐT: Cần có kế hoạch và văn bản chỉ đạo cụ thể về

vấn đề bảo tồn và phát huy truyền thống VHDT, cũng như cung cấp các điều kiện về nội dung, phương pháp, tài liệu, kinh phí và CSVC… Để các trường có điều kiện tốt nhất trong công tác thực hiện hoạt động giáo dục

Bố trí cán bộ, chuyên viên là người DTTS có năng lực, hiểu biết sâu rộng về các truyền thống và bản sắc của người đồng bào DTTS, tập huấn và truyền đạt kinh nghiệm cho các CBGVNV của các trường

- Đối với chính quyên địa phương: Cần tạo điều kiện tốt nhất về mọi

mặt đối với các công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện, phối hợp với các cơ sở giáo dục để thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống VHDT

Đối với hiệu trưởng : Cần nhận thức đúng đắn về vai trò và công dụng

của công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, cần đặc biệt chú trọng công tác phối hợp và huy động các lực lượng tham gia; xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục VHDT phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức; có

82

kế hoạch dành nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động này; tăng cường việc quản lý, kiểm tra đánh giá công tác giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường.

- Đối với CBGVNV: Cần có nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục truyền thống VHDT cho HS

Thực hiện tốt chương trình giáo dục VHDT đã xây dựng trong dạy học bộ môn; rà soát, bổ sung nội dung kiến thức VHDT ở các tiết có thể thực hiện; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, khai thác sử dụng DSVH DTTS như một phương tiện, tư liệu, nguồn kiến thức để hỗ trợ bài học, làm cho bài học thêm sinh động, gây hứng thú hơn cho HS.

Không ngừng trau dồi kiến thức về dân tộc, về VHDT, tích cực thâm nhập các hoạt động VHDT để nâng cao hiểu biết và năng lực tham gia hoạt động giáo dục văn hóa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ GD - ĐT - Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, Xây dựng văn hóa trường học và kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhà trường hiệu quả, Bình Định, 2014.

[2]. Bộ GD - ĐT thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định quản lý hoạt động GD kỹ năng sống và hoạt động GD ngoài giờ chính khóa, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp được hiểu “là hoạt động GD đáp ứng nhu cầu người học không thuộc chương trình, kế hoạch GD do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt “

[3]. Bộ GD - ĐT, Tài liệu Hội nghị tổng kết Trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 1997 - 2007, phương hướng phát triển 2008 - 2020, Hà Nội, 2008.

[4]. Bộ GD-ĐT công văn số 4593/BGDĐT-GDDT ngày 07/10/2019 của việc báo cáo thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho HS các vùng dân tộc thiểu số và vùng núi

[5]. Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 có nội dung hoạt động:

[6]. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998

[7]. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học, số 2.

[8]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.

[9]. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, NXB

[10].Đỗ Huy (1986), “Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 5. [11].Lương Quỳnh Khuê (1992), “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại”, Tạp chí Triết học, số 4.1992;

[12].Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, Nxb Giáo dục,

[13].Trần Kiều - Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình Đại cương khoa học

quản lý và quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm.

[14].Hồ Văn Liên ( 2000): Giáo dục học đại cương II, Đại học sư phạm Huế [15].Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

[16].Luật Giáo dục (Được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb TP 2010.

[17].Phan Đăng Nhật (2010), Văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số những giá trị đặc sắc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[18].Bùi Văn Quân (2007), Quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục.

[19].Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông công văn số 1965/SGDĐT-GDTXCTTT ngày 10/10/2019 về việc báo cáo thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho HS các vùng dân tộc thiểu số và vùng núi

[20].Quyết định số 1668/QĐTTG của thủ tướng Chính Phủ: Về ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

[21].Quyết định số 1270/QĐ- TTg ngày 27/7/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ, phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.

[22].Quyết định số 711/QD-TTg Ngày 13/06/2012 về việc phê duyệt “ Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”

[23].Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT: “Giáo dục HS về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân

tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các DTTS và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước”

[24].Nguyễn Ngọc Quang ( 1998): Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý Giáo dục , luận văn thạc sĩ trường Cán bộ quản lý giáo dục đào tạo TW1

[25].Báo cáo số 07/BC-BCĐ ngày 15/06/2019 của UBND huyện Tuy Đức:

chính trị tại đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Tuy Đức lần thứ III năm 2019

[26].Hà Văn Tấn (1981), “Biện chứng của truyền thống”, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981;

[27].Trần Quốc Vượng (1981), “Về truyền thống dân tộc”, Tạp chí Cộng sản,

số 3-1981;

PHỤ LỤC 1

(Dành cho cán bộ quản lý giáo viên)

Để giúp chúng tôi trong quá trình kiểm tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo dục truyền thống VHDT cho HS các trường PT huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Xin quý Thầy ( Cô ) cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh ( x ) vào những ô phù hợp:

Câu 1. Thầy (Cô) cho biết ý kiến của mình về vai trò của công tác giáo dục truyền thống VHDT cho HS trường PT .

STT Các mức độ Ý kiến đánh giá 1 Rất cần thiết 2 Cần thiết 3 Bình thường 4 Không cần thiết 5 Rất không cần thiết

Câu 2. Theo ý kiến của Thầy (Cô), mục tiêu của công tác giáo dục truyền thống VHDT cho HS ở Trường PT là:

Mục tiêu của giáo dục truyền thống VHDT cho HS các trường PT huyện

Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông Số ý kiến đánh giá( n= 200) Các mức độ Biết Không biết Không ý kiến

Biết khái niệm văn hóa, VHDT những đặc trưng cơ bản của văn hóa;

Số lượng Tỉ lệ % Biết và hiểu được các giá trị văn hóa

của dân tộc của các em và các dân tộc trong vùng của các em;

Số lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện tuy đức, tỉnh đăk nông (Trang 84 - 108)