Thực trạng nhận thức về vai trò, mục tiêu của công tác giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện tuy đức, tỉnh đăk nông (Trang 41 - 44)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò, mục tiêu của công tác giáo dục

sinh các trường phổ thông huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò, mục tiêu của công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện Tuy Đức, Tỉnh Đắk Nông

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là GD và ĐT phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là nhân cách chứa đựng đầy đủ đức tính của con người Việt Nam mới. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn truyền thống văn hóa của dân tộc trên quê hương mình.

Mục tiêu giáo dục truyền thống VHDT cho các em học sinh có nền văn hóa tinh thần vững chắc: hình thành trong ý thức học sinh các tục lệ, cách ứng xử, chuẩn mực đạo đức… biết được phong tục tập quán: tục giải nạn, tục xuất gia, tục cưới hỏi, tục ma chay… và đặc biệt là di trì và bảo tồn tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình.

Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã thăm dò ý kiến của Lãnh đạo cơ quan văn hóa, PHHS, CBQL, GV và HS qua phiếu khảo sát đối với 200 người. Kết quả thu được như sau:

33

Bảng 2.1. Nhận thức về vai trò của công tác giáo dục truyền thống VHDT cho HS trường PT Các mức độ Tổng số ý kiến đánh giá (n=200) CBQL, GV, lãnh đạo phòng, PHHS (76 phiếu) Tỷ lệ % HS (124 phiếu) Tỷ lệ % Rất cần thiết 26 34.21 20 16.12 Cần thiết 45 59.21 49 39.51 Bình thường 5 6.57 38 30.64 Không cần thiết 0 0 17 13.7 Rất không cần thiết 0 0 0 0

Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy đối với CBQL, GV, lãnh đạo phòng, PHHS có ba ý kiến chính, nhưng chủ yếu là rất cần thiết với 34.21%, cần thiết với 59.21% còn đối với ý kiến bình thường là 6.57%, có thể thấy nhận thức của CBQL, GV, lãnh đạo phòng, PHHS về vấn đề giáo dục truyền thống VHDT cho HS là đáng quan tâm.

Đối với HS thì lại có nhiều ý kiến khác nhau, ý kiến rất cần thiết là 16.12%, cần thiết là 39.51%, bình thường là 30.64%, không cần thiết là 13.7%, điều này cho thấy nhận thức của các em HS về vấn đề giáo dục truyền thống VHDT cho các em là chưa đồng đều không có sự nhất quán.

Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên là trong số các em vẫn còn ý kiến học được trải nghiệm, được thực hành nhiều sẽ tốt hơn, các em vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục truyền thống VHDT chưa hiểu mục tiêu của giáo dục truyền thống VHDT

34

Bảng 2.2. Nhận thức về mục tiêu của công tác giáo dục truyền thống VHDT cho HS trường PT

Mục tiêu của giáo dục truyền thống VHDT cho HS các trường PT huyện

Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông Số ý kiến đánh giá( n= 200) Các mức độ Biết Không biết Không ý kiến

Biết khái niệm văn hóa, VHDT những đặc trưng cơ bản của văn hóa;

Số lượng 131 49 20

Tỉ lệ % 65.5 24.5 10 Biết và hiểu được các giá trị văn hóa

của dân tộc của các em và các dân tộc trong vùng của các em;

Số lượng 141 41 18

Tỉ lệ % 70.5 20.5 9 Biết một số biện pháp và sự cần thiết

của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Số lượng 165 28 7

Tỉ lệ % 82.5 14 3.5 Biết các chủ trương, chính sách của

Đảng và nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT

Số lượng 164 27 9

Tỉ lệ % 82 13.5 4.5

Nhìn vào bảng 2.2, ta có thể thấy số lượng lớn những người tham gia khảo sát đều biết được mục tiêu của giáo dục truyền thống VHDT cho HS trong trường PT . Nhưng vẫn có nhiều người chưa nhận thực được rõ những mục tiêu đó như: Biết được khái niệm văn hóa, VHDT (24.5%), hiểu các giá trị văn hóa dân tộc ( 20.5%), Nắm được một số biện pháp bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc (14%), Nắm được các chủ trương đường lối của Đảng về bảo tồn và phát huy truyền thống VHDT (13.5%), Như vậy có thể thấy được công tác giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường chưa được quan tâm thường xuyên. Trường có thực hiện nhưng công tác tuyên truyền về vấn đề này còn hạn chế nên nhận thức của HS chưa được nâng cao. Do đó, một bộ phận HS chưa thật sự quan tâm, chưa có ý thức cũng như lòng tự hào về truyền thống VH của dân tộc mình và tôn trọng các giá trị văn hóa của các dân tộc anh em.

35

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện tuy đức, tỉnh đăk nông (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)