Xây dựng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục truyền thống văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện tuy đức, tỉnh đăk nông (Trang 75 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.5. Xây dựng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục truyền thống văn

văn hóa dân tộc trong trường phổ thông

a. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Tăng cường các điều kiện hỗ trợ là tạo sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy hoạt động giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục phát triển đúng hướng, đạt chất lượng và hiệu quả như mục tiêu đề ra. Đồng thời thực hiện chế độ thi đua khen thưởng trong công tác giáo dục truyền thống VHDT cho HS sẽ động viên tinh thần và vật chất cho cán bộ, GV, nhân viên, đó là động lực quan trọng giúp cho mọi tổ chức và cá nhân tích cực và hăng hái

67

tham gia hoạt động bao gồm: chương trình giáo dục giá trị VHDT địa phương trong dạy học, tài liệu giới thiệu truyền thống VHDT, CSVC nhằm đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo cho sự thành công của việc triển khai hoạt động giáo dục VHDT cho HS.

b. Nội dung của biện pháp

Xây dựng chương trình giáo dục và chuẩn bị CSVC cho hoạt động giáo dục VHDT của địa phương trong dạy học được xem là hai hoạt động đảm bảo cho việc sử dụng giá trị VHDT được triển khai có mục đích, có kế hoạch. Chương trình định hướng việc triển khai, đảm bảo cho nội dung dạy học được triển khai một cách khoa học. Chương trình còn là cơ sở pháp lý của việc triển khai hoạt động, là căn cứ để kiểm tra, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục VHDT trong trường

c. Cách thực hiện biện pháp

* Xây dựng chương trình giáo dục VHDT trong trường PT huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

- Xây dựng chương trình giáo dục VHDT trong trường PT

Căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội ở vùng dân tộc, điều kiện học sinh, đặc biệt là trình độ tiếng Việt của học sinh để có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở vùng có đông đồng bào DTTS. Đồng thời tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, kế hoạch dạy học theo hướng phù hợp với đặc điểm nhận thức và điều kiện học tập của học sinh dân tộc trong địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Xây dựng chương trình giáo dục VHDT địa phương trong trường PT cần đảm bảo các nội dung sau:

Mục đích: Mục đích của chương trình phải thể hiện được cụ thể những tiêu chí cần đạt về 3 lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, thái độ.

68 kiến thức cụ thể).

Nội dung: Bao gồm kiến thức về các giá trị văn hóa của dân tộc, của địa phương. Kỹ năng: Phân loại kỹ năng (tiếp nhận, tham gia,...), trên cơ sở đó định mức yêu cầu về kỹ năng cần đạt.

Hướng dẫn thực hiện: Hướng dẫn về kế hoạch triển khai, hướng dẫn về các tổ chức các hoạt động giáo dục và hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá.

- Quy trình xây dựng và ban hành:

Hiệu trưởng thực hiện việc xây dựng chương trình giáo dục VHDT trong nhà trường theo quy trình sau:

Thành lập Hội đồng tác giả xây dựng Chương trình giáo dục VHDT gồm CBQL nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn, GV bộ môn có liên quan;

Xây dựng dự thảo Chương trình giáo dục VHDT trong dạy học;

Thẩm định: Thành lập hội đồng thẩm định bao gồm lãnh đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các nghệ nhân là người DTTS trên địa bàn, CBQL nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn, GV bộ môn có liên quan.

Ban hành: Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định ban hành và trình Sở GD & ĐT phê duyệt.

* Trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị trong giáo dục nội dung truyền thống VHDT ở địa phương.

Để tổ chức thực hiện đạt được chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục truyền thống VHDT ở địa phương, ngoài việc tốt về tư tưởng, tinh thần, cán bộ quản lý cần phải chuẩn bị các điều kiện về vật chất như các phương tiện thiết bị, các tài liệu giảng dạy, các mô hình, nguồn tài chính để phục vụ cho hoạt động.

Cán bộ quản lý phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm và tu bổ trang thiết bị thiết yếu như hội trường, sân bãi, bản tin, phòng truyền thống, nhạc cụ, hệ thống loa đài, camera, băng hình,…Cung cấp tài liệu

69

nghiên cứu, cân đối bố trí nguồn kinh phí hiện có của trường kêu gọi sự hỗ trợ tài chính của các cơ quan ban ngành phục vụ cho hoạt động.

Cải tiến phương tiện hoạt động, chọn thời điểm và địa bàn hoạt động cho phù hợp với đặc điểm kinh tế chính trị địa phương cơ sở vật chất nhà trường. Mặt khác tranh thủ các ngành, các cấp, các cơ quan ban ngành liênquan ủng hộ giúp đỡ về phương tiện, địa điểm tham quan nơi ăn nghỉ, xe cộ đi lại, loa đài, máy quay phim, người hướng dẫn để hỗ trợ cho hoạt động giáo dục truyền thống VHDT ở địa phương

Khi tiến hành hoạt động cần quan tâm đến các yếu tố khí hậu, thời tiết, địa hình, tài nguyên môi trường sinh thái, đề phòng nguy hiểm bất lợi, phòng thủ khi sảy ra sự cố. Chú ý khai thác những mặt thuận lợi của cha mẹ học sinh, của địa phương, khắc phục những khó khăn của nhà trường để tiến hành hoạt động và phục vụ tốt cho hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh.

Cán bộ quản lý phải tận dụng mọi điều kiện, mọi cơ hội tạo ra sức mạnh tổng hợp từ nhiều phía nhằm đa dạng hóa loại hình, đa dạng hóa nguồn lực phục vụ cho công tác giáo dục truyền thống VHDT ở địa phương.

d. Vấn đề cần lưu ý

Khi áp dụng giảng dạy chương trình giáo dục truyền thống VHDT hiệu trưởng cần lưu ý là chương trình phải phù hợp với xu hướng giáo dục hiện nay tăng tính thực tế và giảm lý thuyết

Khi trang bị CSVC cần tham khảo và tìm hiểu nhưng thiết bị hoặc điều kiện cơ bản và tốt nhất đúng với nội dung cần truyền đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện tuy đức, tỉnh đăk nông (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)