Phối hợp và huy động các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện tuy đức, tỉnh đăk nông (Trang 72 - 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Phối hợp và huy động các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục

dục truyền thống văn hóa dân tộc

a. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Giáo dục HS không chỉ là trách nhiệm riêng của một GV nào, được thực hiện ở lớp học hay trong nhà trường mà còn là trách nhiệm của cả gia đình và xã hội. Phát huy và khai thác các tiềm năng, thế mạnh hiện có của các lực lượng giáo dục bên trong lẫn bên ngoài nhà trường để phục vụ và thúc đẩy công tác giáo dục truyền thống VHDT địa phương.

Giúp tổ chức và cá nhân các lực lượng giáo dục thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.

b. Nội dung của biện pháp

Nhà trường, gia đình và xã hội thống nhất mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS nói chung và mục tiêu giáo dục truyền thống VHDT nói riêng cho HS theo định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Từ đó thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức giáo dục truyền thống VHDT cho

64

HS. Sự phối họp giữa nhà trường và gia đình được thể hiện như sau: Tổ chức hội nghị cha mẹ HS của các lớp đầu năm học, sơ kết học kỳ, cuối năm học, họp đột xuất, bất thường khi cần thiết; Gặp gỡ, trao đổi cùng cha mẹ HS khi các em có dấu hiệu chậm tiến bộ; Tổ chức thăm gia đình HS; Trao đổi thông tin giữa nhà trường với gia đinh qua sổ liên lạc, cán bộ lớp; Phối hợp với gia đình qua ban đại diện CMHS.

c. Cách thực hiện biện pháp

* Đối với lực lượng trong nhà trường

Ban giám hiệu phải báo cáo kế hoạch giáo dục trước Chi bộ và thông qua liên tịch, bàn bạc dân chủ và thống nhất trong hội đồng giáo dục về các mặt công tác, phân công, phân nhiệm rõ ràng trong Ban giám hiệu.

Tiến hành thành lập ban chỉ đạo chung cho giáo dục truyền thống VHDT gồm Hiệu trưởng làm trưởng ban, một Phó Hiệu trưởng làm phó ban và các thành viên gồm: Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm các lớpvà giáo viên các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, giáo dục công dân, và một đến hai thành viên là phụ huynh học sinh.

Trong ban chỉ đạo chung, thành lập một tiểu ban giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh do Phó Hiệu trưởng phụ trách, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội thường trực và một số thành viên khác.

Tiểu ban công tác giáo dục truyền thống VHDT có nhiệm vụ như sau: PHT và Bí thư đoàn, Tổng phụ trách đội phối hợp lập kế hoạch, chương trình giáo dục cho nội dung giáo dục truyền thống VHDT. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về tổ chức và chỉ đạo thực hiện, Bí thư đoàn giữ vai trò chính trong việc tổ chức và phối hợp với các lực lượng hoạt động theo kế hoạch giáo dục . Các thành viên khác chịu trách nhiệm từng mảng nội dung giáo dục được phân công trong quá trình giáo dục .Trước khi tiến hành, trong quá trình và sau khi kết thúc từng hoạt động giáo dục truyền thống VHDT tiểu ban công tác

65 phải báo cáo Hiệu trưởng.

Các tổ chuyên môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, giáo dục công dân thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy theo chương trình chính khóa, đồng thời lên kế hoạch nhận tổ chức, liên kết tổ chức vài hoạt động giáo dục truyền thống VHDT trong hoạt động GDNGLL. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính về hoạt động giáo dục của lớp mình phụ trách, huy động học sinh tham gia, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn học sinh trong quá trình hoạt động GDNGLL.

Lực lượng giám thị, bảo vệ giúp nhà trường quản lý việc thực hiện nội quy trật tự trong quá trình hoạt động GDNGLL đối với những hoạt động giáo dục diễn ra xa trường hoặc vào ban đêm.

Cùng với đó toàn thể CBGVNV và HS của nhà trường cần thực hiện được những việc sau

Xây dựng nếp sống văn hóa trong trường PT theo nét đẹp phong tục tập quán của các DTTS thông qua việc: bắt buộc đồng phục trang phục dân tộc trong các ngày Lễ - Hội, đi đứng, chảo hỏi, giao tiếp, ứng xử, ...

Xây dựng môi trường sống với những nét đẹp bản sắc VHDT bằng việc trang trí nhà cửa, lớp học, sân trường mang sắc thái VHDT.

Xây dựng thư viện văn hóa để lưu trữ các vật phẩm văn hóa, đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài và kịp thời của các hoạt động giáo dục văn hóa.

Xây dựng phòng truyền thống của nhà trường về hoạt động giáo dục văn hóa. Phát huy sự tham gia của HS, PHHS, của cộng đồng trong việc sưu tầm các sản phẩm văn hóa dân gian (văn học dân gian, âm nhạc dân gian, trò chơi dân gian, vật dụng sinh hoạt, dụng cụ lao động,...).

* Đối với các lực lượng ngoài nhà trường

Phát huy khai thác tiềm năng và thế mạnh của các lực lượng bên ngoài là việc làm có nhiều ý nghĩa phù hợp với yêu cầu nguyên lý, mục tiêu và chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước.

66

Mời một số thành viên trong ban đại diện cha, mẹ học sinh và những người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục có liên quan đến chuyên môn như cán bộ tuyên giáo, thầy cô giáo, cán bộ thông tin văn hóa bảo tàng đã về hưu tham gia ban chỉ đạo hoặc làm cộng tác viên của tiểu ban giáo dục truyền thống VHDT địa phương trong các hoạt động cụ thể, có thể phối hợp phụ trách một số hoạt động, hỗ trợ về phương tiện, tinh thần hoặc trực tiếp hướng dẫn hoạt động.

Mời các già làng, nghệ nhân cồng chiêng, múa vũ đạo hướng dẫn các em học sinh tập đánh cồng chiêng, mua truyền thống,…

d. Vấn đề cần lưu ý

Hiệu trưởng phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm là các nhà trường. Điều kiện phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục truyền thống VHDT cho HS. Xây dựng quy chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc giáo dục truyền thống VHDT cho HS. Việc xây dựng quy chế phối hợp phải có tính khoa học, chặt chẽ, hợp lý, linh hoạt phù hợp với đặc điểm, chức năng của từng tổ chức cá nhân, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông huyện tuy đức, tỉnh đăk nông (Trang 72 - 75)