8. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên nhân viên, học
học sinh và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường phổ thông
a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Giúp cho cán bộ, giáo viên, học sinh và cha, mẹ học sinh nhận thức được sự cần thiết của công tác giáo dục truyền thống VHDT thiểu số ở địa phương thông qua nội dung truyền thống VHDT.
Làm cho mỗi tổ chức, cá nhân cán bộ, giáo viên cũng như cha, mẹ học sinh thấy được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ.
Tạo nên sự đồng thuận, ý thức hợp tác tích cực, tự giác trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh.
b. Nội dung của biện pháp
Để công tác giáo dục truyền thống VHDT địa phương đạt được chất lượng và hiệu quả. Trước tiên những người làm công tác quản lý cần chú trọng đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong
57
và ngoài nhà trường, nội dung tuyên truyền bao gồm những vấn đề sau:
Ý nghĩa: giáo dục truyền thống VHDT ở địa phương là một hoạt động giáo dục cơ bản cấu thành quá trình giáo dục ở nhà trường , công tác giáo dục truyền thống VHDT ở địa phương cho học sinh là một nội dung của giáo dục truyền thống được quy định trong nhà trường bậc PT . Là một nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức học sinh, một mặt giáo dục rất quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm.
Thực hiện công tác giáo dục truyền thống VHDT ở địa phương cho học sinh nhằm giúp nhà trường phát huy vai trò tích cực của mình với đời sống chính trị - xã hội, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, lý tưởng cho học sinh. Làm cho các em biết yêu nước và có trách nhiệm với quê hương, đất nước hơn. Đồng thời mở ra khả năng thuận lợi để nhà trường thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
c. Cách thực hiện biện pháp
BGH triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ GD&ĐT, văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT về công tác truyền thống VHDT, giáo dục tư tưởng chính trị nói chung và công tác quản lý giáo dục truyền thống VHDT cho HS trong nhà trường nói riêng.
Phải quán triệt cụ thể sao cho trong toàn thể CB, GV, nhân viên hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống VHDT cho HS. BGH phải khẳng định nhiệm vụ của người thầy không đơn thuần chỉ là người dạy chữ, truyền thụ tri thức mà còn phải là nhà giáo dục , trong đó giáo dục truyền thống VHDT cho HS có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho HS. BGH cụ thể hoá nhiệm vụ giáo dục truyền thống VHDT cho các tổ chức, chính quyền, đoàn thể, tổ chuyên môn,
58
GVCN theo chức năng hoạt động, xây dựng mạng lưới giáo dục truyền thống VHDT cho HS từ nhà trường đến gia đình và xã hội. Trên cơ sở đó BGH thành lập ban hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cho HS trong cả năm học.
BGH nhà trường cần chấn chỉnh kịp thời những nhận thức chưa đúng từ thực trạng nhận thức giáo dục truyền thống VHDTcủa cán bộ quản lý, GV về thức vị trí, tầm quan trọng sự cần thiết của công tác giáo dục truyền thống VHDT. Để chấn chỉnh nhận thức lệch lạc đó, đòi hỏi người hiệu trưởng phải có tâm, có tầm, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý, nhạy cảm với tình huống, có uy tín trong tập thể và ra quyết định. Hiệu trưởng phải thông qua các nguồn thông tin từ các bộ phận đoàn thể như công đoàn, hội cha mẹ HS, các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm và HS để nắm bắt tư tưởng của GV, thông qua đó tìm hiểu, phân tích kỹ nguyên nhân, giúp GV, nhân viên tự phân tích, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực.
Đối với cán bộ đoàn: Phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền, để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực, phải xây dựng chương trình hoạt động trong đó tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường cho HS nhằm đạt kết quả tốt nhất về công tác giáo dục truyền thống VHDT cho HS.
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn, Đội để quản lý học sinh, là người trực tiếp quản lý chỉ đạo, phát huy vai trò tự quản của học sinh trong sinh hoạt, nghỉ ngơi và học tập.
Giáo viên bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, giáo dục công dân có thể kết hợp các bài giảng trong tiết học chính khóa để liên hệ làm cho học sinh hiểu được truyền thống VHDT để học sinh tự hào, phát huy truyền thống văn hóa đó.
59
Đối với HS trong tuần sinh hoạt công dân đầu năm học, bên cạnh việc giới thiệu về nhà trường, Hiệu trưởng phổ biến các kế hoạch hoạt động lớn trong năm học, tuyên truyền giáo dục cho các em biết: tích cực tham gia các hoạt động giáo dục VHDT là nhiệm vụ của HS nhằm thắt chặc tinh thần đoàn kết, sống hòa hợp và thân thiện, góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.
Ban đại diện cha, mẹ học sinh của trường, lớp có trách nhiệm giúp nhà trường tuyên truyền, quán triệt mục đích yêu cầu giáo dục cho cha, mẹ học sinh. Kêu gọi, vận động cha, mẹ học sinh và các cơ quan địa phương hỗ trợ nhà trường kinh phí, phương tiện, con người, địa điểm,…Phục vụ cho giáo dục truyền thống VHDT.
Nhận thức rõ trách nhiệm là tiền đề của tư tưởng, tư tưởng thông thì hành động sẽ tự giác. Mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu,…được hội đồng giáo dục nhà trường tham gia bàn bạc thống nhất thực hiện.
d. Vấn đề cần lưu ý
Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, đảm bảo khoa học, bao quát toàn diện và mang tính khả thi cao. BGH phải thực sự nhạy bén, linh hoạt và quyết đoán trong việc giải quyết các tình huống. Trong quá trình thực hiện, cần có sự kiểmtra, đánh giá việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm về hoạt động giáo dục truyền thống VHDT của CBGV và HS.