7. Kết cấu luận văn
2.1.4. Kết quả hoạt động trong những năm gần đây
Từ khi thành lập đến nay đã hơn 13 năm, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã nhiều lần chia tách, sáp nhập, tuy nhiên chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động vẫn không thay đổi. Với nỗ lực của tập thể lãnh đạo Trung tâm qua các thời kỳ, cũng như của toàn thể viên chức và NLĐ Trung tâm nhiều năm liền đã thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được UBND tỉnh giao trên nhiều lĩnh vực như công tác bồi thường GPMB, công tác phát triển
41
quỹ đất phục vụ bố trí tái định cư và công tác bán đấu giá thu ngân sách cho tỉnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp thắng lợi của tỉnh nhà.
Cụ thể trong thời gian gần đây, ba năm vừa qua (từ 2017-2020), Trung tâm đã đạt được những kết sau:
- Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB): Là nhiệm vụ quan trọng, được thực hiện trong khâu đầu tiên của các dự án, nhưng rất phức tạp, nhạy cảm vì liên quan đến nhiều chế độ chính sách, đồng thời liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi. Trung tâm đề cao vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể trong việc thực hiện nhiệm vụ; thường xuyên và tăng cường tổ chức đối thoại với người dân có đất bị thu hồi, đề ra những giải pháp tốt nhất để tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh trong công tác GPMB và thu hồi đất; hết sức cố gắng hạn chế để xảy ra tình trạng khiếu kiện khiếu nại tập thể, đông người. Trong thời gian qua đã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành hơn 14 dự án với tổng diện tích thu hồi hơn 171ha, tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ gần 346 tỷ đồng.
- Công tác Phát triển quỹ đất: Là một nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm với mục đích tạo quỹ đất sạch kêu gọi đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất thu ngân sách hàng năm cho tỉnh và bố trí tái định cư phục vụ các dự án GPMB. Trong thời gian qua đã thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch 07 dự án, tổng quy mô hơn 34ha; thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng 14 dự án, tổng quy mô hơn 77 ha.
- Công tác đấu giá quyền sử dụng đất và thu ngân sách: Triển khai tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm cho tỉnh từ tiền sử dụng đất, với giá trị thực hiện trong nhiệm kỳ đạt hơn 1.900 tỷ đồng, góp phần phục vụ chi phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
42
2.2. Khái quát về lực lượng lao động tại Trung tâm Phát triển quỹ đất Bình Định
Tính đến cuối năm 2019, tổng số viên chức và NLĐ tại Trung tâm là 33 nhân sự, trong đó có 22 viên chức và 11 NLĐ. Dựa vào biểu đồ 2.1 cho thấy tình hình biến động số lượng viên chức và NLĐ của Trung tâm trong giai đoạn 2015-2019 không nhiều và có xu hướng giảm xuống trong 3 năm gần đây, cụ thể: viên chức và NLĐ tại Trung tâm năm 2015 là 35 người nhưng đã giảm xuống còn 33 người vào năm 2019. Ngoài ra, kết quả thống kê cũng cho thấy viên chức chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số lực lượng lao động của Trung tâm (khoảng 2/3) và tỷ trọng có xu hướng giảm mạnh trong năm 2019 (năm 2017 và 2018 chiếm 73,52% nhưng năm 2019 chỉ chiếm 66,67%).
ĐVT: người
Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động viên chức và NLĐ của Trung tâm giai đoạn 2015-2019
(Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp)
Về cơ cấu lao động theo bộ phận, số liệu bảng 2.1 cho thấy lực lượng lao động làm việc tại Trung tâm được phân bổ tương đối đồng đều giữa các bộ phận, trong đó viên chức và NLĐ làm việc tại Phòng Bồi thường, giải phóng
25 25 25 25 22 10 11 9 9 11 0 5 10 15 20 25 30 2015 2016 2017 2018 2019 Biên chế Hợp đồng
43
mặt bằng chiếm tỷ trọng nhiều nhất bởi lẽ đây là bộ phận thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm (trung bình trong giai đoạn 2015-2019 chiếm 37,14%). Bộ phận chiếm tỷ trọng cao thứ 2 là Phòng Hành chính - Tổng hợp (trung bình trong giai đoạn 2015-2019 chiếm 23,3%). Bộ phận chiếm tỷ trọng thấp nhất là Phòng Quản lý và phát triển quỹ đất (trung bình trong giai đoạn 2015-2019 chiếm 15,1%).
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo bộ phận của Trung tâm giai đoạn 2015-2019
Đơn vị 2015 2016 2017 2018 2019
Lãnh đạo Trung tâm 2 3 3 2 2
Phòng Hành chính - Tổng hợp 7 8 8 9 8
Phòng Kế hoạch - Tài chính 6 6 6 6 6
Phòng Quản lý và phát triển quỹ đất 5 6 5 5 5
Phòng Bồi thường, giải phóng mặt bằng 15 13 12 12 12
Tổng cộng 35 36 34 34 33
(Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp)
Về giới tính, số liệu thống kê bảng 2.2 cho thấy lao động nam chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lực lượng lao động của Trung tâm và trong giai đoạn 2015-2019 tỷ trọng này có biến động không đáng kể quay quanh mức 60%. Kết cấu nguồn nhân lực về giới tính trên được đánh giá là phù hợp với đặc thù ngành hoạt động của Trung tâm.
Bảng 2.2. Cơ cấu theo giới tính của lực lượng lao động Trung tâmgiai đoạn 2015-2019
Năm Nam Nữ Tổng cộng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2015 21 60 14 40 35 2016 22 61,11 14 38,89 36 2017 20 58,82 14 41,18 34 2018 20 58,82 14 41,18 34 2019 20 60,61 13 39,39 33 (Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp)
44
Về độ tuổi, qua bảng số liệu 2.3 cho thấy số lượng lao động ở độ tuổi từ 30 đến 40 chiếm tỷ trọng cao nhất so với tổng số lao động (trung bình trong giai đoạn 2015-2019 chiếm tỷ trọng 37,91%), tiếp theo là lao động từ 41 đến 50 (trung bình trong giai đoạn 2015-2019 chiếm tỷ trọng 36,11%), lao động dưới 30 tuổi xếp vị trí thứ 3 (trung bình trong giai đoạn 2015-2019 chiếm tỷ trọng 13,73%), sau đó là lao động từ 51 đến 60 tuổi (trung bình trong giai đoạn 2015-2019 chiếm tỷ trọng 12,25%). Như vậy, nhìn chung lực lượng lao động nồng cốt của Trung tâm là từ 30 đến 50 tuổi. Việc số lượng lao động dưới 30 tuổi có xu hướng giảm dần và số lượng lao động từ 51 đến 60 tuổi không thay đổi được xác định là phù hợp vì lao động trong độ tuổi dưới 30 sẽ có ít kinh nghiệm nên hiệu suất làm việc không cao, trong khi đó lao động quá lớn tuổi lại không phù hợp với đặc thù áp lực cao trong công việc.
Bảng 2.3. Cơ cấu theo độ tuổi của lực lượng lao động Trung tâm giai đoạn 2015-2019 Chỉ tiêu Năm Độ tuổi Tổng cộng Dưới 30 Từ 30 đến 40 Từ 41 đến 50 Từ 51 đến 60 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2015 8 22,85 12 34,29 12 34,29 3 8,57 35 2016 9 27,78 12 33,34 12 33,34 3 5,54 36 2017 7 0,21 12 35,29 12 35,29 3 29,21 34 2018 4 11,76 14 41,18 13 38,23 3 8,83 34 2019 2 6,06 15 45,45 13 39,39 3 9,10 33 (Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp)
Phân loại lao động theo trình độ chuyên môn, số liệu bảng 2.4 cho thấy lực lượng lao động chủ yếu của Trung tâm thuộc loại đã qua đào tạo và có trình độ cao từ trình độ đại học trở lên. Số lượng lao động chưa qua đào tạo chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ tại Trung tâm, chủ yếu đảm nhận các công việc không có tính chất chuyên môn như bảo vệ, lái xe, tạp vụ. Về trình độ lý luận chính trị, trong tổng số viên chức và NLĐ tại Trung tâm, có 02 viên chức đạt
45
trình độ lý luận chính trị cao cấp năm 2019 (chiếm tỷ trọng 6,06%) và 02 viên chức này giữ vị trí lãnh đạo, Giám đốc và Phó Giám đốc của Trung tâm. Ngoài ra, trong năm 2019, có 10 viên chức đạt trình độ lý luận chính trị trung cấp (chiếm tỷ trọng 30,3%) và 06 viên chức đạt trình độ lý luận chính trị sơ cấp (chiếm tỷ trọng 18,18%). Nhìn chung, với kết quả thống kê trên cho thấy, lực lượng lao động tại Trung tâm không những có có trình độ về chuyên môn cao mà còn đáp ứng yêu cầu về trình độ lý luận chính trị, do đó khả năng nắm bắt yêu cầu và xử lý công việc có tính nhanh nhạy, chuyên nghiệp, từ đó đạt hiệu quả cao trong giải quyết công việc.
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ tại Trung tâm giai đoạn 2015-2019
(Đơn vị tính: Người)
Trình độ 2015 2016 2017 2018 2019
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Theo trình độ chuyên môn
Sau đại học 0 0 0 0 4 11,76 4 11,76 4 12,12
Đại học 32 91,42 34 94,44 27 79,41 27 79,41 26 78,78
Dưới đại học
-Cao đẳng 1 2,86 0 0 0 0 0 0 0 0
-Trung cấp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Chưa qua đào tạo 2 5,72 2 5,56 3 8,83 3 8,83 3 9,10
Phân theo trình độ lý luận chính trị
Cao cấp 2 5,71 2 5,56 4 11,76 2 5,88 2 6,06
Trung cấp 3 8,57 5 13,89 5 14,71 7 20,59 10 30,30
Sơ cấp 5 14,29 5 13,89 8 23,53 8 73,53 6 18,18
Tổng số CBVC 35 36 34 34 33
46