7. Kết cấu luận văn
1.4.8. Cơ hội thăng tiến
Cơ hội thăng tiến trong công việc thể hiện sự ghi nhận của tổ chức đối với những công sức, tâm huyết, thành tích của NLĐ, từ đó tạo điều kiện cho NLĐ phát huy được khả năng của họ. Ngoài ra, NLĐ luôn có mong muốn tìm cơ hội thăng tiến để phát triển trong công việc của mình, một mặt nhằm khẳng định vị thế trong tổ chức và đồng nghiệp, mặt khác nhằm thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của NLĐ. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo và người quản lý cần vạch rõ những nấc thang vị trí nghề nghiệp cho NLĐ, đồng thời có những chương trình đào tạo và phát triển phù hợp nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu công việc ở nhiệm vụ mới. Sự kết hợp hài hòa này sẽ làm cho công tác tạo cơ hội thăng tiến trong công việc mới được thực hiện một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác đề bạt chỉ
35
có thể đạt hiệu quả khi nhà lãnh đạo và người quản lý cũng cần đề bạt đúng người, phù hợp với vị trí công việc và có được sự ủng hộ từ những NLĐ khác.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát về động lực làm việc và tạo động lực cho NLĐ; các lý thuyết về tạo động lực; nội dung tạo động lực cho NLĐ; các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc. Đây chính là nền tảng lý thuyết để tác giả thực hiện việc nghiên cứu thực trạng về công tác tạo động lực làm việc cho viên chức và NLĐ tại Trung tâm phát triển Quỹ đất Bình Định ở chương 2, cũng như đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này tại Trung tâm ở chương 3.
36
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG
LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT BÌNH ĐỊNH 2.1. Giới thiệu về Trung tâm Phát triển quỹ đất Bình Định