2.2.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu đội ngũ
- Số lượng và sự phân bố đội ngũ GVMN: Tìm hiểu theo Báo cáo thống
kê GDMN [27], Kỳ đầu năm học 2019-2020, thành phố Quy Nhơn có tổng số 56 trường; CBQLMN gồm 96 người: có 50 CBQL trường cơng lập (24 Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng). GVMN: 953 người (345 GV công lập)
- Cơ cấu thành phần độ tuổi và thâm niên công tác: Căn cứ theo độ
tuổi tốt nghiệp trung cấp sư phạm MN, khi GV ra trường và giảng dạy ngay [Phụ lục 7, Bảng 2.3] thì GVMN cơng lập có thâm niên cơng tác tương đối cao, gần 70% GV có thâm niên từ 10 năm trở lên, số ít gần đến tuổi nghỉ hưu. Trong điều kiện hiện nay, sức trẻ và sự sáng tạo là những yếu tố cần thiết đối trong CSGD trẻ, do vậy cần chú trọng BD những GV trẻ tuổi, năng động, sáng tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng GDMN trên địa bàn.
- Trình độ chun mơn, lý luận chính trị, hạng CDNN: Theo số liệu [Phụ lục7, Bảng 2.4 và Bảng 2.5], ta thấy GVMN có trình độ chun mơn đạt chuẩn, trên chuẩn 100%. Khi trị chuyện với ĐNGV thì biết rằng GV có bằng đại học đều học tại chức hoặc từ xa, số lượng có bằng đại học cao nhưng vẫn chưa hưởng lương theo bằng cấp đã có, một số GV được bổ nhiệm theo CDNN nhưng chưa qua lớp BD theo quy định, chưa hiểu rõ về yêu cầu nên chưa kịp thời tham gia khóa học; việc mở lớp BD khơng thường xuyên, kịp thời. Phòng GD&ĐT, UBND thành phố Quy Nhơn cần có chương trình, kế hoạch, tạo điều kiện cho GVMN tham gia BD theo Chuẩn CDNNMN.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng khác: [27] Trình độ ngoại
ngữ của GV tương đối cao, có 355/357 GV có chứng chỉ Tiếng Anh đạt chuẩn trở lên chiếm tỷ lệ 99,4% nhưng thực tế năng lực tiếng Anh của GV chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay. Về tin học có 322/337 GV có chứng chỉ tin học cơ bản trở lên chiếm 95,5%, xét trên nhu cầu cơng việc thì mặc dù đã đủ
43
điều kiện về CNTT nhưng trong quá trình tổ chức các HĐ CSGD trẻ GV chưa vận dụng được hiệu quả Ứng dụng CNTT vào thực tế, đa số GV lớn tuổi còn rất chậm trong việc này, chưa đáp ứng chương trình đổi mới GDMN.
2.2.2. Thực trạng về phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất nghề nghiệp: Đây là tiêu chuẩn cơ bản đầu tiên trong quá trình tuyển chọn CB,GV. Đánh giá trên cơ sở Chuẩn NNGVMN, chúng tôi tiến hành điều tra trên 04 đối tượng: cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT, CBQL MN và GVMN với tổng số 150 người [Phụ lục 1], Kết quả Bảng 2.6 [Phụ lục 8, Bảng 2.6] cho thấy thực trạng về phẩm chất nghề nghiệp của ĐNGVMN được đánh giá ở mức độ tốt, Điểm TB = 2,38. Trong đó "Đạo đức
nghề nghiệp" xếp thứ bậc 1, cho thấy GV có đạo đức nghề nghiệp tốt, mẫu
mực, biết chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo và đây cũng là điều kiện được quy hoạch và bổ nhiệm CBQL. Tiêu chí "Phong cách làm việc" đạt mức khá, xếp thứ bậc 2, GV có ý thức tự rèn
luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ và cha mẹ trẻ, tuy nhiên điều này chưa thật sự có ảnh hưởng tích cực đến ĐNGV, gần đây vẫn còn một số trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo trong việc giao tiếp, ứng xử với trẻ và cha mẹ trẻ. Đánh giá chung có thể thấy phẩm chất nhà giáo của GVMN thành phố Quy Nhơn đáp ứng với yêu cầu ĐMGD hiện nay.
- Năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên trường MN hiện nay:
Kết quả Bảng 2.7 [Phụ lục 8, Bảng 2.7] cho thấy năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GV được đánh giá chung ở mức độ khá, Điểm TB = 1,96; Tiêu chí số 3: "Ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em" được đánh giá cao nhất; Tiêu chí số 4: “Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em” xếp thứ
bậc 6. Chỉ có năng lực ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em đạt mức độ tốt và khơng có ý kiến đánh giá ở mức độ chưa đạt, còn lại các năng lực khác vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá ở mức đạt và chưa đạt. Nguyên nhân là do đa
44
số GV trẻ mới ra trường có thâm niên cơng tác thấp, Chương trình GDMN có nhiều thay đổi nên GV chưa có kinh nghiệm, chưa linh hoạt trong thực hiện KHGD, chưa hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện; các yêu cầu về quản lý trẻ, CSVC, hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định chưa được chú trọng, thiếu khoa học; số GV gần về hưu nên không tham gia BD kiến thức chuyên môn theo quy định.
- Xây dựng môi trường giáo dục: Kết quả Bảng 2.8 [Phụ lục 8, Bảng 2.8] cho thấy năng lực xây dựng MTGD của GV được đánh giá chung ở mức khá, Điểm TB = 1,83. Tiêu chí "Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường"
xếp bậc 1, cho thấy việc chỉ đạo tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường được chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến chưa đạt về thực hiện các quy định quyền trẻ em, quyền dân chủ theo quy chế dân chủ trong nhà trường. Còn GV chưa nghiêm túc thực hiện quy định MTGD an tồn, lành mạnh, vẫn cịn bạo lực đối với trẻ và thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường chưa đúng chuẩn mực. Cần hình thành được mơ hình cụ thể về trường học an tồn, thân thiện đối với trẻ em cũng như xây dựng MT dân chủ, văn hóa lành mạnh trong nhà trường, chủ động phát hiện, phản ánh kịp thời, đề xuất các biện pháp ngăn nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ, chống bạo lực học đường, chấn chỉnh hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường.
- Phát triển quan hệ nhà trường, gia đình và cộng đồng: Đây là một nội
dung rất cần thiết trong quá trình CSGD trẻ. Qua điều tra kết quả Bảng 2.9 [Phụ lục 8, Bảng 2.9] cho thấy năng lực này được đánh giá chung ở mức độ khá, Điểm TB = 1,69. Tiêu chí “Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ
em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em” đánh giá ở mức thấp hơn, điều này
thể hiện thực trạng công tác xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với phụ huynh, cộng đồng trong thực hiện quy định về quyền trẻ em còn hạn chế, chưa được chú trọng. Nguyên nhân do một số GV chưa chủ động quan
45
tâm đến hoàn cảnh của từng trẻ, chế độ CSGD trẻ tại gia đình, việc thực hiện các chế độ chính sách dành cho trẻ khuyết tật ở địa phương cịn nhiều thủ tục hành chính rắc rối, chưa đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho trẻ.
- Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin: Qua kết quả Bảng 2.10 [Phụ lục 8, Bảng 2.10] cho thấy năng lực sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin của GV được đánh giá ở mức Đạt. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh còn hạn chế, phụ thuộc vào chỉ đạo của cấp trên, giáo viên có chứng chỉ để đáp ứng theo quy định cịn thực tế khơng ứng dụng nhiều, việc sử dụng công nghệ thơng tin gần đây có tiến bộ hơn, do cơng việc địi hỏi phải sử dụng các phần mềm. Tuy nhiên, một số giáo viên tiếp cận công nghệ thông tin cịn hạn chế, khơng nắm kiến thức thiết kế giáo án điện tử và một số phần mềm quản trị chưa hoàn chỉnh gây khó khăn cho người dùng.
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non
2.3.1. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng
Khảo sát thực trạng nội dung BD GVMN dựa trên các nội dung BD cho từng CDNNMN đã được ban hành.
Kết quả bảng 2.11 [Phụ lục 11, Bảng 2.11] cho thấy thực trạng về nội dung bồi dưỡng ở từng hạng CDNN được đánh giá chung ở mức độ khá Điểm TB = 2,19. Các nội dung bồi dưỡng về "Kiến thức về chính trị, quản lý nhà
nước và các kỹ năng chung", "Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành, đạo đức nghề nghiệp" của từng hạng CDNNMN đều được đánh giá dao động trung bình từ 2,20 đến 2,33 điểm cao hơn nội dung bồi dưỡng về
"Tìm hiểu thực tế, viết thu hoạch", thấp nhất là 1,91 điểm. Điều này cho
46
những thiếu hụt về kiến thức chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết; GVMN vừa học vừa làm nên việc tìm hiểu thực tế là dễ dàng, việc áp dụng nội dung các chuyên đề vào thực tiễn CSGD trẻ là rất thuận lợi nhưng vì năng lực và kỹ năng vận dụng của GV còn hạn chế, GV chưa thực sự hiểu được kiến thức trong các chuyên đề, chưa có phương pháp chắc lọc nội dung trọng tâm khi viết thu hoạch, chưa linh hoạt ứng dụng phù hợp vào điều kiện thực tiễn ở các CSGDMN nên hiệu quả tiêu chí này chưa cao.
2.3.2. Thực trạng sử dụng phương pháp bồi dưỡng
Dựa trên các phân tích về phương pháp bồi dưỡng trình bày ở chương 1, qua khảo sát thực trạng phương pháp bồi dưỡng GV theo Chuẩn như sau:
Bảng 2.12. Thực trạng sử dụng phương pháp bồi dưỡng ĐNGV theo Chuẩn CDNN tại các trường MN thành phố Quy Nhơn ( n =150 )
Phương pháp Mức độ Điểm TB Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ 2.12.1 110 32 8 0 2,68 1 2.12.2 112 26 12 0 2,67 2 2.12.3 0 70 36 44 1,17 9 2.12.4 76 58 16 0 2,40 5 2.12.5 30 38 50 32 1,44 8 2.12.6 52 46 26 26 1,83 6 2.12.7 72 74 4 0 2,45 3 2.12.8 70 76 4 0 2,44 4 2.12.9 18 82 50 0 1,79 7 Điểm TB chung = 2,1 Ghi chú:
2.12.1: Phương pháp diễn giảng, thuyết trình. 2.12.2: Phương pháp nêu vấn đề.
2.12.3: Phương pháp bồi dưỡng ngoài giờ lên lớp. 2.12.4: Phương pháp vấn đáp.
47
2.12.5: Phương pháp thực hành cá nhân. 2.12.6: Phương pháp Xêmina.
2.12.7: Phương pháp thảo luận.
2.12.8: Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 2.12.9: Các phương pháp khác...
Kết quả Bảng 2.12 [Phụ lục 8, Bảng 2.12] cho thấy thực trạng về phương pháp bồi dưỡng GVMN được đánh giá chung ở mức độ khá với Điểm TB = 2,1. Trong đó, phương pháp diễn giảng, thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề được giảng viên sử dụng thường xuyên với đánh giá điểm TB ở mức tốt trên 2,6 điểm, xếp thứ bậc 1 và 2; Các phương pháp thực hành cá nhân, xêmina, bồi dưỡng ngoài giờ lên lớp được sử dụng thỉnh thoảng, điểm đánh giá trung bình từ 1,17 đến 1,44 điểm. Phương pháp ngoài giờ lên lớp và phương pháp thực hành cá nhân ít được chú trọng. Qua đó, ta có thể rút ra kết luận rằng giảng viên đã quan tâm đến việc sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng nhằm làm tăng tính chủ động tích cực tham gia học tập của học viên, tuy nhiên phương pháp diễn giảng, thuyết trình vẫn là phương pháp chủ đạo, thường xuyên sử dụng để đảm bảo thời lượng truyền tải các nội dung chuyên đề theo quy định, chưa kích thích được tư duy người học và không chú trọng đến chất lượng bồi dưỡng; Giảng viên chưa quan tâm đến việc phát huy những mặt mạnh, tính tối ưu và hiệu quả của từng phương pháp trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng cho học viên. Vì thế, có ý kiến cho rằng cần hạn chế tình trạng "thầy đọc, trò chép" và đề nghị cho học viên
thường xuyên xemina, thảo luận, tăng cường thực hành cá nhân để học viên vận dụng kinh nghiệm CSGD trẻ và vốn sống của mình vào trong thực tiễn học tập bồi dưỡng để có thể tìm hiểu những nội dung mới và giải quyết một số vấn đề liên quan. Như vậy việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trong công tác bồi dưỡng vẫn còn hạn chế chưa phát huy hiệu quả bồi dưỡng cho giáo viên mầm non.
48
2.3.3. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng
Dựa trên các phân tích về hình thức bồi dưỡng GVMN đã trình bày ở chương 1, qua khảo sát thực trạng về hình thức BD thể hiện số liệu sau đây:
Bảng 2.13. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng ĐNGV theo Chuẩn CDNN tại các trường MN thành phố Quy Nhơn ( n = 150 )
Hình thức Mức độ Điểm TB Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Khơng phù hợp
Bồi dưỡng tập trung theo nhu
cầu của địa phương 110 28 12 0 2,65
Qua kết quả ở bảng trên, có thể thấy nhu cầu bồi dưỡng của GV bằng hình thức tập trung hiện nay được đánh giá rất phù hợp, đáp ứng việc bổ sung chứng chỉ thăng hạng và đáp ứng Chuẩn CDNNMN theo quy định. Tuy nhiên, vẫn cịn ý đánh giá Ít phù hợp vì GVMN phải vừa học vừa làm nên chưa sắp xếp được thời gian thuận lợi để tham gia BD, thời gian học tập đôi lúc phải tổ chức các ngày trong tuần nên GV còn vắng nhiều, tham gia học với tính chất điểm danh cho đủ yêu cầu thời lượng học tập theo quy định chứ chưa thật sự chú trọng thời gian dành cho việc học tập nghiêm túc các chuyên đề bồi dưỡng; Thời lượng của mỗi chuyên đề cũng có giới hạn nên phần nào ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập của học viên. Giảng viên không thể thực hiện đa dạng các phương pháp giáo dục vì khơng đủ thời gian, khơng thể đi sâu phân tích các vấn đề mà chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp đủ theo yêu cầu số tiết của mỗi chuyên đề theo quy định khi bồi dưỡng tập trung; Học viên thì chưa tiếp thu kịp kiến thức của các chuyên đề bồi dưỡng, không thể hiểu được vấn đề. Tập trung đông học viên nên điều kiện học tập không đáp ứng kịp thời, không khai thác được hiệu quả thực hành cá nhân trên lớp. Vì vậy, cần chú ý tổ chức các lớp BD thường xuyên hơn và vào những dịp hè để GV tham gia thuận lợi hơn.
49
2.3.4. Thực trạng về kết quả bồi dưỡng
Căn cứ vào các Tiêu chuẩn quy định cho từng hạng CDNNMN, kết quả Bảng 2.14 [Phụ lục 8, Bảng 2.14] cho thấy thực trạng về nội dung BD GVMN được đánh giá chung ở mức độ khá với Điểm TB = 1,85. Trong đó, tiêu chuẩn về "Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung" của từng hạng CDNN được đánh giá từ ít phù hợp trở lên, khơng có mức độ Không đạt; Tiêu chuẩn "Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề
nghiệp" lại có nhiều ý kiến đánh giá kết quả chỉ ở mức Đạt và có cả ý kiến Không đạt ở hạng II và hạng III.
Đối chiếu với Bảng 2.11 [Phụ lục 8, Bảng 2.11]: Thực trạng về nội dung bồi dưỡng ĐNGV theo Chuẩn CDNNMN tại các trường MN thành phố Quy Nhơn, chúng tơi có kết quả như sau:
0 0,5 1 1,5 2 2,5 2.8.1.1 2.8.1.2 2.8.1.3
Nội dung bồi dưỡng hạng II Kết quả bồi dưỡng hạng II
Biểu đồ 2.3.1 Mối quan hệ giữa nội dung và kết quả thực hiện BD chức danh MN hạng II theo Chuẩn CDNNMN tại các trường MN thành phố Quy Nhơn (n=150)
Qua đối chiếu so sánh ở Biểu đồ 2.3.1 cho thấy nội dung các chuyên đề bồi dưỡng về "Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung"; "Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp" ở từng hạng II đã được xây dựng đánh giá đạt kết quả cao, nhưng khi
áp dụng vào thực tế để đánh giá chất lượng GV thì lại khó thực hiện. Khả năng vận dụng thực tiễn của GV chưa đạt hiệu quả cao.
50 0 0,5 1 1,5 2 2,5 2.8.2.1 2.8.2.2 2.8.2.3
Nội dung bồi dưỡng hạng III Kết quả bồi dưỡng hạng III
Biểu đồ 2.3.2 Mối quan hệ giữa nội dung và kết quả thực hiện bồi dưỡng chức danh MN hạng III theo Chuẩn CDNNMN tại các trường MN thành phố Quy Nhơn (n=150)
Qua đối chiếu so sánh ở Biểu đồ 2.3.2 cho thấy nội dung các chuyên đề