Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định theo chuẩn chức danh nghề nghiệp (Trang 102 - 111)

3.4.1. Vài nét về hoạt động khảo nghiệm

*Mục đích khảo nghiệm: Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực

trạng quản lý HĐBD GV trong những năm qua, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý HĐBD GV trong giai đoạn đổi mới giáo dục. Để xác định tính hợp lý

93

và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất phải phản ánh tính khách quan, trung thực, hợp lý, hiệu quả của quá trình nghiên cứu lý luận đồng thời phù hợp với thực trạng quản lý HĐBD GV các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo Chuẩn CDNNMN

*Đối tượng khảo nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm ý kiến chuyên gia về lĩnh vực QLGD đối với 20 người trong đó, 03 lãnh đạo, chun viên Phịng GD&ĐT và 17 CBQL,GVMN ở địa bàn thành phố Quy Nhơn về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐBD GV ở các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn theo Chuẩn CDNNMN luận văn đề xuất.

*Quá trình khảo nghiệm: Quy trình xin ý kiến được tiến hành như sau: Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến. Đánh giá các biện pháp quản lý

HĐBD GVMN theo hai tiêu chí. Điều tra về tính hợp lý, tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 4 mức độ: Rất hợp lý/Rất khả thi, Hợp lý/Khả thi, Ít hợp lý/Ít khả thi, Khơng hợp lý/Khơng khả thi. Chuẩn bị các phiếu [Phụ lục 4]

Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra. Tiến hành trưng cầu ý kiến các

CB,chuyên viên Phòng, CB,GVMN trên địa bàn thành phố (20 người).

Bước 3: Gửi phiếu trưng cầu ý kiến đến các chuyên gia (20 phiếu). Bước 4: Thu phiếu khảo nghiệm, thống kê số liệu và định hướng kết

quả nghiên cứu. Tổng số phiếu thu về là 20 phiếu.

- Để đánh giá tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:

+ Mức độ hợp lý: Rất hợp lý: 3 điểm, Hợp lý: 2 điểm, Ít hợp lý: 1 điểm, Không hợp lý: 0 điểm

+ Mức độ khả thi: Rất khả thi: 3 điểm, Khả thi: 2 điểm, Ít khả thi: 1 điểm, Không khả thi: 0 điểm

94

Mức 1: Giá trị trung bình từ 2,3 – 3 : Rất hợp lý/Rất khả thi Mức 2: Giá trị trung bình từ 1,6 – cận 2,3: Hợp lý/ Khả thi

Mức 3: giá trị trung bình từ 1 – cận 1,6 : Ít hợp lý/ Ít khả thi

Mức 4: giá trị trung bình dưới 1 : Khônghợp lý/ không khả thi

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐBD GV các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo Chuẩn CDNNMN được thể hiện tại Bảng 3.1 và 3.2

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý của các biện pháp ( n = 20 ) Biện pháp Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất hợp lý Hợp lý Ít hợp Khơng hợp 3.1.1 15 5 0 0 2,75 1 3.1.2 9 9 2 0 2,35 5 3.1.3 10 8 2 0 2,4 4 3.1.4 12 7 1 0 2,55 3 3.1.5 14 5 1 0 2,65 2 3.1.6 4 10 8 2 2,1 6 Điểm TB chung = 2,47 Ghi chú:

3.1.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL,GV về cần thiết phải quản lí HĐBD GV theo Chuẩn 3.1.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn CDNNMN

3.1.3. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng GV theo Chuẩn CDNNMN 3.1.4. Cải thiện các chế độ chính sách tạo động lực cho GV tham gia BD Chuẩn CDNNMN 3.1.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát HĐBD giáo viên theo Chuẩn CDNNMN

3.1.6. Đảm bảo các điều kiện để quản lý có hiệu quả HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN

Các biện pháp quản lý HĐBD giáo viên trường MN công lập thành phố Quy Nhơn được các khách thể khảo sát đánh giá mức độ hợp lý cao, thể hiện Điểm TB chung = 2,47, dao động từ 2,1 < Điểm TB < 2,75 và có 3/6 biện pháp có Điểm TB > 2,5. Trong đó, Biện pháp "Nâng cao nhận thức cho CBQL,GV về sự cần thiết phải quản lí HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN"

95

được đánh giá là hợp lý ở mức độ cao nhất với Điểm TB = 2,75 xếp bậc 1/6. Tiếp theo là biện pháp "Tăng cường kiểm tra, giám sát HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN" được đánh giá là hợp lý ở mức độ cao thứ 2 với Điểm TB

= 2,65 và Biện pháp "Cải thiện các chế độ chính sách tạo động lực cho GV tham gia BD Chuẩn CDNNMN" xếp vị trí thứ 3 với Điểm TB = 2,55. Như vậy, đại đa số các ý kiến đều đánh giá rất cao và cho rằng những biện pháp này là hợp lý. Tuy nhiên Biện pháp "Đảm bảo các điều kiện để quản lý có hiệu quả HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN" được đánh giá xếp bậc 6/6 ở

mức độ Hợp lý với Điểm TB = 2,1 và có cả ý kiến đánh giá Không hợp lý. Hiện nay, hầu hết các CSGD đã và đang được trang bị CSVC từ các nguồn ngân sách của nhà nước hoặc xã hội hóa. Kinh phí cho bồi dưỡng nếu chỉ trông chờ nhà nước cấp duyệt chế độ sẽ khá lâu, nhưng với nhận thức tích cực về cơng tác bồi dưỡng, GVMN sẵn sàng đầu tư cho việc bồi dưỡng theo Chuẩn CDNNMN

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ( n = 20 ) Biện

pháp

Mức độ

Điểm TB Thứ bậc

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng

khả thi 3.2.1 16 4 0 0 2,8 1 3.2.2 9 10 1 0 2,4 5 3.2.3 10 10 0 0 2,5 4 3.2.4 12 7 1 0 2,55 3 3.2.5 14 6 0 0 2,7 2 3.2.6 9 9 2 0 2,35 6 Điểm TB chung = 2,54 Ghi chú:

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL,GV về cần thiết phải quản lí HĐBD GV theo Chuẩn 3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn CDNNMN

3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng GV theo Chuẩn CDNNMN 3.2.4. Cải thiện các chế độ chính sách tạo động lực cho GV tham gia BD Chuẩn CDNNMN 3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát HĐBD giáo viên theo Chuẩn CDNNMN

96

3.2.6. Đảm bảo các điều kiện để quản lý có hiệu quả HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN

Bảng số liệu cho thấy tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐBD GVMN trong giai đoạn ĐMGD theo Chuẩn được đánh giá ở mức khả thi cao, thể hiện Điểm TB chung = 2,54 và có 4/6 biện pháp quản lý có Điểm TB>2,5. Biện pháp được đánh giá khả thi nhất là "Nâng cao nhận thức cho CBQL,GV

về sự cần thiết phải quản lí HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN" với Điểm TB

= 2,8. Trong khi đó biện pháp "Đảm bảo các điều kiện để quản lý có hiệu quả

HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN" được đánh giá ở mức khả thi thấp nhất với

Điểm TB = 2,35 xếp bậc 6/6, nhiều ý kiến cho rằng có thể khắc phục với tinh thần của người dạy, người học đều tâm huyết với nghề, sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn trong q trình học tập BD. Như vậy, các biện pháp quản lý HĐBD GV các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong giai đoạn ĐMGD hiện nay đều được đánh giá mức độ khả thi cao với Điểm TB dao động từ 2,35 đến 2,8.

3.4.3. Kết quả áp dụng một số biện pháp quản lý HĐBD GV theo Chuẩn

Sau khi xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về biện pháp quản lý HĐBD, nghiên cứu đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn và thực trạng giáo viên các trường MN công lập, chúng tôi đã xây dựng 06 biện pháp quản lý HĐBD giáo viên các trường MN theo Chuẩn CDNNMN trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Chúng tôi tiến hành áp dụng một số biện pháp tại Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn, cụ thể: chúng tôi cụ thể hóa Biện pháp 1: "Nâng cao nhận thức cho CBQL,GV về sự cần thiết phải quản lí

HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN" và Biện pháp 6: "Đảm bảo các điều kiện để quản lý có hiệu quả HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN ", các biện pháp "Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non", "Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non", "Cải thiện các chế độ chính sách tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi dưỡng Chuẩn chức danh nghề

97

nghiệp mầm non" và "Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng

giáo viên theo Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non" gửi cho CBQL, GVMN các trường MN nghiên cứu và cho ý kiến phản hồi.

Thời gian áp dụng: 03 tháng, từ tháng 09/2019 đến hết tháng 12/2019.

*Đối với Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về sự cần thiết phải quản lí HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN

- Tổ chức thực hiện: Tiến hành phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp GD, các văn bản pháp quy, các hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT đến đội ngũ CB,GVMN nhằm giúp cho ĐNGV thấy rõ vai trị của mình trong việc quyết định chất lượng GDMN, thực trạng ưu điểm, yếu kém về chất lượng ĐNGVcác trường MN hiện nay cần phải khắc phục.

Tăng cường thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy

mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,

cuộc vận động “Hai khơng”,“Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học

và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Triển khai thực hiện các Chương trình hành động, kế hoạch của UBND

thành phố, tỉnh, Sở GD&ĐT về việc thực hiện Nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế qua các hành động cụ thể ở các trường MN nhằm nâng cao ý thức tham gia học tập, bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên mầm non.

Tổ chức tập trung BD và tự BD theo Thông tư số 20 của Bộ GD&ĐT- Bộ nội vụ về quy định Chuẩn CDNNMN, Thông tư số 26 Bộ GD&ĐT về Chuẩn NNGVMN; Thông tư số 11 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên CBQLMN, Thông tư số 12 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên GVMN.

98

Các nhà trường tranh thủ sự lãnh đạo, quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và phụ huynh trong xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng ĐN GVMN, chất lượng CSGD trẻ MN. Tham mưu với Phòng GD&ĐT Quy Nhơn tổ chức quán triệt các yêu cầu về trình độ đào tạo, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trường MN theo Chuẩn CDNNMN trong toàn cấp học.

- Kết quả đạt được: Đa số CBQL,GV các trường MN công lập nắm rõ

mục đích ban hành quy định của Chuẩn CDNNMN, cấu trúc, nội dung của quy định Chuẩn, các nhiệm vụ và tiêu chuẩn của từng hạng CDNN, quy trình BD và cơng cụ đánh giá, bổ nhiệm GVMN theo từng hạng chức danh; Xây dựng được nguồn minh chứng quy định chung cho từng hạng CDNN, đồng thời coi trọng công tác lưu giữ minh chứng và mọi HĐ phải thể hiện thông qua minh chứng về mức độ đạt được ở từng hạng CDNN. Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non xác định được nguồn minh chứng, coi trọng việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của bản thân.

Kết quả tự đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp đối với GVMN công lập cuối năm học 2018 – 2019 tương đối phù hợp thực tế và bước đầu đánh giá theo hạng chức danh được bổ nhiệm. Việc đánh GVMN khơng cịn mang tính hình thức mà ln coi trọng các minh chứng cụ thể đối với từng hạng chức danh. Công tác bồi dưỡng theo Chuẩn CDNNMN theo quy định được triển khai thực hiện nghiêm túc. Thực hiện kịp thời công tác bổ nhiệm GV theo Chuẩn CDNNMN theo quy định.

Đội ngũ GVMN các trường có chiều hướng tích cực, chủ động hơn trong việc tiếp cận, cập nhận kiến thức nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; mạnh dạn trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm lẫn nhau về cơng tác CSGD trẻ MN.

99

Phịng GD&ĐT cũng tăng cường trong việc tổ chức cho CBQL, GVMN tham quan, học tập thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị điển hình có thành tích nổi bật về mặt cơng tác nào đó ở trong và ngoài tỉnh.

*Đối với Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện để quản lý có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non

- Tổ chức thực hiện: Phòng GD&ĐT Quy Nhơn đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập và tham khảo. Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho việc biên soạn tài liệu đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng, có tài liệu dùng cho báo cáo viên, có tài liệu dành cho người học. Có kế hoạch bổ sung CSVC, trang thiết bị phù hợp cho HĐBD vừa tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao, mơi trường đảm bảo vệ sinh...Chủ động tham mưu UBND thành phố bố trí nguồn kinh phí chi cho HĐBD GVMN, chi bồi dưỡng thành một nội dung chính trong cơng tác tài chính; chỉ đạo các trường sắp xếp kinh phí trích lập dự tốn kinh phí BD trong nguồn chi thường xuyên đúng quy định; lập kế hoạch dự tốn kinh phí để xin hỗ trợ từ các đơn vị tài trợ. Hỗ trợ kinh phí khen thưởng cho học viên có thành tích tốt.

- Kết quả đạt được: Các trường MN công lập tăng cường đầu tư CSVC,

trang thiết bị dạy học; hoàn thiện hệ thống quản lý, bảo quản và sử dụng CSVC phục vụ hoạt động dạy và học đồng thời đáp ứng nhu cầu CSVC cho việc tự bồi dưỡng của GVMN. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ để phát huy tác dụng trong việc truy cập các trang thông tin điện tử, lập hộp thư điện tử trong việc cung cấp, cập nhật, chia sẻ tài liệu phục vụ cho HĐBD của GVMN. Hỗ trợ kinh phí cho GVMN trong HĐBD theo Chuẩn; đảm bảo kinh phí bồi dưỡng dành cho ĐNGV khi tham gia các đợt bồi dưỡng tập trung, tự bồi dưỡng thu hút được sự tham gia đông đủ của ĐNGV các trường MN công lập.

100

Tiểu kết chương 3

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong giai đoạn đổi mới, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đề tài đã đề xuất các biện pháp quản lý sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về sự cần thiết phải quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non

Biện pháp 3: Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non

Biện pháp 4: Cải thiện các chế độ chính sách tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi dưỡng Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non

Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non

Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện để quản lý có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non

Kết quả khảo nghiệm và áp dụng cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong giai đoạn đổi mới giáo dục đều có tính hợp lý và khả thi cao, phù hợp với thực tiễn giáo dục mầm non thành phố Quy Nhơn. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng bồi dưỡng trong nhà trường, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non và nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định theo chuẩn chức danh nghề nghiệp (Trang 102 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)