Khái quát về quá trình nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định theo chuẩn chức danh nghề nghiệp (Trang 45 - 52)

2.1.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu *Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Khảo sát nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của việc BD, phân tích thực trạng BD GVMN, đối chiếu với những yêu cầu của Chuẩn để đánh giá, rút ra ưu điểm, hạn chế làm cơ sở để đề xuất các biện pháp BD GVMN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Mục tiêu cụ thể: Khảo sát lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ; xây dựng ĐNGV thành thạo chun mơn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực CSGD trẻ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả cơng tác giảng dạy và hồn thành nhiệm vụ được giao.

*Nội dung: Khảo sát thực trạng quy mô trường, lớp, học sinh; chất lượng GDMN; số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo GVMN; đội ngũ GV so với Chuẩn nghề nghiệp, Chuẩn CDNNMN; thực trạng BD GVMN và quản lý HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả khi của các biện pháp quản lý HĐBD GV trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo Chuẩn qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia.

*Đối tượng: Mẫu khảo sát được chọn theo PP lấy mẫu xác suất. Trên

cơ sở tổng thể nghiên cứu, chúng tôi chọn ngẫu nhiên theo kĩ thuật lấy mẫu xác suất để được mẫu khảo sát. Tổng đối tượng khảo sát trên địa bàn thành phố Quy Nhơn là 150 người gồm: Cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT: 10 người; CBQLMN: 40 người; Giáo viên MN: 100 người.

36

Trưng cầu ý kiến của 20 chuyên gia về tính hợp lý và tính khả khi của các biện pháp quản lý HĐBD GV trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo Chuẩn CDNNMN.

Trong một số nội dung, khi phân tích kết quả điều tra, chúng tôi tập trung vào kết quả chủ yếu thu được từ 3 đối tượng khảo sát trên.

*Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Bằng cách xây dựng 3 mẫu

phiếu điều tra, thu thập thông tin theo các nội dung, mức độ đã xây dựng cụ thể trong phiếu hỏi [xem phụ lục 1,2,3] như sau:

Mẫu 1: Khảo sát phẩm chất, năng lực của GV trường MN theo Chuẩn GVMN đã ban hành;

Mẫu 2: Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV trường MN theo Chuẩn CDNNMN ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định;

Mẫu 3: Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV trường MN theo Chuẩn CDNNMN đã ban hành.

- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi: trò chuyện trực tiếp với đối tượng

khảo sát để thu thập thông tin cần thiết [Phụ lục 4,5]:

Mẫu 4: Phiếu phỏng vấn về thực trạng của đội ngũ GVMN ở các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khi tham gia bồi dưỡng theo Chuẩn CDNNMN.

Mẫu 5: Phiếu phỏng vấn, thăm dò ý kiến về việc xác định những công việc quan trọng khi quản lý hoạt động bồi dưỡng GV ở các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo Chuẩn CDNNMN.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Phân tích số liệu từ các báo cáo,

thống kê số liệu mầm non của ngành để rút ra những thông tin cần thiết.

*Xử lý số liệu nghiên cứu: Sử dụng cơng thức tốn học xử lý phiếu điều tra; lựa chọn số liệu để phân tích, so sánh, xây dựng các bảng biểu phục

37

vụ việc nghiên cứu. Trên kết quả phân tích dữ liệu, chúng tơi sử dụng 3 thông số cơ bản là tỉ lệ %, điểm trung bình cộng (X ) và thứ hạng để tiến hành viết báo cáo kết quả khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý HĐBD GVMN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo Chuẩn CDNNMN.

*Mức điểm đánh giá các phiếu khảo sát theo thang bậc 4 như sau:

+ Mức 1 = 3 điểm : Tốt/Rất phù hợp/Thường xuyên/Rất cần thiết + Mức 2 = 2 điểm : Khá/Phù hợp/Thỉnh thoảng/Cần thiết

+ Mức 3 = 1 điểm : Đạt/Ít phù hợp/Ít khi/Ít cần thiết

+ Mức 4 = 0 điểm : Chưa đạt/Không phù hợp/Không bao giờ/ Không cần thiết

*Quy ước:

+ Từ 2,3 - 3 : Tốt/Rất phù hợp/Thường xuyên/ Rất cần thiết + Từ 1,6 - cận 2,3 : Khá/Phù hợp/Thỉnh thoảng /Cần thiết + Từ 1- cận 1,6 : Đạt/Ít phù hợp/Ít khi/ Ít cần thiết

+ Dưới 1: Chưa đạt/Không phù hợp/Không bao giờ/Khơng cần thiết Cách tính các thơng số theocơng thức sau:

+ Tỉ lệ % + Trung bình cộng 1 1 2 2 n n n x +n x +...+n x X= N Trong đó: N = n1 + n2 + …+ nn x : điểm số của các mức độ;

n : số lượng phiếu chọn ở mỗi mức độ

2.1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Tìm hiểu theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Quy Nhơn là thành phố ven biển miền Trung Việt Nam, nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Bình Định, phía đơng là biển, phía tây giáp huyện Vân Canh, phía bắc giáp huyện

38

Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía nam giáp thị xã Sơng Cầu, tỉnh Phú n; Diện tích là 285 km2, có 21 phường xã, dân số trên 300.000 người; Chiếm vị thế hết sức quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và du lịch, cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên, là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ, giữ vị trí quan trọng trong trao đổi thương mại trong nước, quốc tế. Với sự phát triển không ngừng, Quy Nhơn đã được công nhận là đơ thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định vào năm 2010, được bình chọn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á bởi tạp chí du lịch Rough Guides của Anh vào năm 2015. Quy Nhơn có nhiều bệnh viện, trung tâm, viện y tế điều trị ở các tuyến và đa chức năng; Các khu, cụm công nghiệp và nhiều danh lam thắng cảnh, du lịch; Có hệ thống giao thơng đường bộ, đường sắt và cảng biển. Giao thông đường bộ kết nối các tỉnh, thành phố khác qua các quốc lộ. Dịch vụ giao thông công cộng (xe buýt) ra đời năm 2000 nối với hầu hết các huyện trong tỉnh. Hệ thống cảng biển lớn nhất của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ga Quy Nhơn nằm ngay trung tâm thành phố, là một nhánh của tuyến đường sắt Bắc - Nam hướng từ

ga Diêu Trì. Quy Nhơn còn kết nối hoạt động đường hàng không ở Cảng Hàng Không Phù Cát trong nhiều tuyến đi từ Quy Nhơn ra các tỉnh khác.

2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội địa phương

Theo tìm hiểu trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh Bình Định, trong những vừa qua, thành phố Quy Nhơn đã tích cực sáng tạo trong lao động làm cho cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp trong GDP. Năm 2014: tỷ trọng nông, lâm, thủy sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ trong GDP đạt 5,5% – 47,6% – 46,9%; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 918.4 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 608 triệu USD; Thu nhập bình quân dầu người là 4052 USD/người.

39

Nghiên cứu trong báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019 của UBND thành phố Quy Nhơn trên cổng thông tin điện tử UBND thành phố Quy Nhơn, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh có nhiều chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp–TTCN tăng 12,5%, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 16,1%, giá trị kim ngạch nhập khẩu tăng 16,8%, hàng hóa thơng qua cảng biển tăng 22,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách du lịch đạt 2.327.968 lượt khách, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2018, tổng doanh thu du lịch ước đạt 2.522,7 tỷ đồng, tăng 49,2% so với cùng kỳ. Các HĐ văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phịng, an ninh được giữ vững; hệ thống chính trị được kiện tồn; hiệu quả điều hành của chính quyền được nâng cao.

2.1.4 Tình hình phát triển giáo dục địa phương

*Về quy mô giáo dục: Qua việc tìm hiểu về quy mơ giáo dục trong báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019 của Phòng GD&ĐT Quy Nhơn thì hệ thống trường học tiếp tục phát triển, loại hình GD đa dạng, hiện nay tồn ngành hiện có 103 trường với tổng số 55.906 học sinh ở 1.768 nhóm, lớp gồm 72 trường cơng lập, 30 trường tư thục, 01 trường dân lập. Ngồi ra trên địa bàn có 39 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục độc lập đang hoạt động. Tồn ngành có 42 trường công lập, 01 trường tư thục đạt chuẩn quốc gia và 40 trường công lập, 01 trường tư thục được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục. Mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý, mỗi phường, xã đều có ít nhất 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở. Đội ngũ CBGV thường xuyên được bổ sung về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng. Phòng GD&ĐT đã quan tâm bố trí đủ GV chuyên trách (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, tiếng Anh) ở các cấp học, tạo điều kiện cho các trường phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Cán bộ GV toàn ngành tính đến nay có hơn

40

2.318 người, nữ hơn 1.889 người; đảng viên hơn 959 người. Quy Nhơn cịn có 09 trường THPT; 02 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm dạy nghề; có 02 trường đại học và 04 trường cao đẳng.

*Về chất lượng GD&ĐT: Theo Báo cáo số 541/BC-GDĐT ngày 17/9/2019 của Phòng GD&ĐT Quy Nhơn về việc thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020 [Phụ lục 9], thực hiện nhiệm vụ từ năm 2014 đến năm 2019 cùng với sự nỗ lực của tồn ngành, Phịng chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011, Chỉ thị 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", phong trào thi

đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; quán triệt nghiêm

túc học tập Nghị quyết, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành. Trong việc thực hiện nhiệm vụ chun mơn, tồn ngành phấn đấu đạt được những kết quả đáng khích lệ như: tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ngày càng tăng, nhất là trẻ em 5 tuổi; chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học được giữ vững; học sinh hồn thành chương trình tiểu học 100% và tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ cao trên 98%; tỷ lệ học sinh giỏi và tuyển sinh vào trường chuyên, công lập luôn dẫn đầu tồn tỉnh; ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học; hoàn thành phổ cập giáo dục các cấp học. Trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, bố trí 21 GV THCS tham gia làm việc kiêm nhiệm tại 21 trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường nhằm hỗ trợ cho các trung tâm trong triển khai nhiệm vụ chuyên môn. Phối hợp Hội Khuyến học thực hiện tốt nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập, tổ biểu dương về hiếu học hàng năm.

Theo Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, cấp học mầm non có 58 trường (27 trường công lập, 30 trường tư thục, 01 trường dân lập) và 39

41

nhóm, lớp tư thục độc lập, có 16.084 trẻ (5.021 trẻ 5 tuổi) ở 692 nhóm, lớp (196 nhóm trẻ gia đình); Có 11 trường đạt chuẩn quốc gia, 18 trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục. GDMN triển khai hiệu quả tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Công văn 894/BGDĐT-GDMN ngày 09/3/2018 của Bộ GD&ĐT và nội dung tập huấn hướng dẫn của Sở GD&ĐT Bình Định; Thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT quy định về công tác y tế trường học. Đảm bảo 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đánh giá bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới; Thực hiện chương trình GDMN theo Thơng tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về Sửa đổi bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN. Chú trọng xây dựng kế hoạch phù hợp điều kiện địa phương, trường lớp, sự hứng thú của trẻ; Quan tâm bồi dưỡng cán bộ, giáo viên mầm non; Xây dựng môi trường giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục và đánh giá sự phát triển của trẻ, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng nhau CSGD trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Cơ sở vật chất trường mầm non tuy có quan tâm đầu tư xây dựng nhưng cịn nhiều trường thiếu khu hiệu bộ văn phòng, phòng bộ mơn, khơng có sân chơi, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học cịn thiếu. Vì vậy, cần tăng cường đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hơn nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển GDMN. Thực hiện Chương trình thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh theo Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND tỉnh Bình Định về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2018-2025; Công văn số 1689/SGDĐT-GDMN ngày 06/9/2018 của Sở GD&ĐT Bình Định về Hướng dẫn cho trẻ làm quen tiếng Anh. Kết quả cụ thể về CSGD trẻ mầm non [Phụ lục 7, Bảng 2.1, Bảng 2.2]

42

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định theo chuẩn chức danh nghề nghiệp (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)