Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định theo chuẩn chức danh nghề nghiệp (Trang 82 - 86)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường MN

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết

phải quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn CDNNMN

*Mục tiêu của biện pháp:

Nâng cao nhận thức là khâu đầu tiên "Khai sáng trí tuệ", để tạo ra HĐ

lao động tự giác của con người, gắn với lợi ích thiết thực của cá nhân, gia đình, xã hội; trong quá trình lao động con người sẽ tìm kiếm, sáng tạo, nảy nở ý chí quyết tâm đạt kết quả cao nhất. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn CDNNMN giúp CBQL, GV hiểu yêu cầu, vai trò của Chuẩn trong việc khắc phục yếu kém, thiếu hụt và bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ năng lực chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhận thức sâu sắc cũng chính là ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ cần phải làm vì lợi ích bản thân, gia đình và xã hội. Mục tiêu của các biện pháp quản lý HĐBD là nhằm nâng cao nhận thức của GVMN về yêu cầu của Chuẩn; vị trí vai trị của Chuẩn trong việc khắc phục những yếu kém, tồn tại, thiếu hụt và trang bị phẩm chất chính trị, trình độ ĐTBD, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ nhằm làm tăng giá trị người GVMN và giúp GV hiểu rõ được nhiệm vụ của mình trong cơng tác CSGD trẻ, trong mối quan hệ với cha mẹ trẻ và cộng đồng; Đảm bảo cho GV được đánh giá đúng tiêu chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương theo đúng với CDNN trong các CSGDMN công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Từ đó giúp GVMN có nhu cầu học tập, nâng

73

cao trình độ tay nghề, tự BD để đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp, Chuẩn CDNNMN và yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển GDMN của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Việc nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vị trí, tầm quan trọng của HĐBD GV theo Chuẩn có giá trị to lớn đối với việc kết hợp chặt chẽ, chỉ đạo thống nhất tập trung nguồn lực, vận dụng các hình thức tổ chức phù hợp thực hiện tốt mục tiêu bồi dưỡng.

*Nội dung biện pháp:

Nâng cao sự thấu hiểu về vai trò của giáo dục trong việc phát triển cá nhân và xã hội cho GVMN để GV hiểu được rằng GD phát triển đồng nghĩa với sự phát triển của đất nước, là nền móng của sự phát triển khoa học - kỹ thuật và nhiều lĩnh vực khác nhằm đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế của nước nhà; nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí của GVMN trong hệ thống giáo dục quốc dân; nhiệm vụ, quyền hạn của GVMN; giúp cho GVMN ở địa phương nắm vững mục đích, nội dung của việc BD GV theo Chuẩn mà Bộ GD&ĐT đã ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/09/2015 bằng cách tiếp nhận thơng tin từ các văn bản chính thức của các tổ chức quản lý cấp trên có thẩm quyền như UBND thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định hoặc các cơ quan quản lý chuyên ngành như Sở GD&ĐT Bình Định, Phịng GD&ĐT Quy Nhơn. Thơng qua việc BD làm cho GVMN nhận thức rõ vai trị, vị trí, u cầu đặt ra đối với GVMN trong giai đoạn hiện nay; nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc BD theo Chuẩn là cần thiết, nội dung BD bám sát với yêu cầu của Chuẩn là một đòi hỏi cấp thiết của nghề nghiệp, nhà trường và địa phương. Từ những nhận thức đó giúp cho ĐNGVMN tự giác và có động cơ bồi dưỡng tích cực hơn.

Chính vì vậy, nâng cao nhận thức cho CBQL,GV về sự cần thiết phải quản lý HĐBD GV theo Chuẩn là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng ĐNGV và góp phần BD cho ĐNGV về quan điểm chỉ đạo nâng cao Chuẩn

74

nghề nghiệp trong thời kỳ CNH-HĐH, đồng thời nâng cao nhận thức của đội ngũ GVMN về tầm quan trọng của Chuẩn là công cụ quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

*Tổ chức thực hiện biện pháp:

Tổ chức tăng cường phổ biến, tuyên truyền để tất cả GVMN nhận thức rõ vai trị, vị trí của mình trong việc nâng cao chất lượng ĐNGV theo các tiêu chuẩn của từng hạng CDNN. Thúc đẩy, kích thích GVMN tự giác, có động cơ tích cực khi tham gia bồi dưỡng và hướng đến đạt được hiệu quả cao.

Tổ chức các cuộc họp thường xuyên, bất thường hoặc thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên ngành, các cuộc sinh hoạt đoàn thể hàng tuần, hàng tháng để triển khai mục đích, yêu cầu và nội dung của việc BD GV theo Thông tư số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, các công văn, chỉ thị...nhằm thường xuyên nâng cao nhận thức cho ĐNGVMN về ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ trương "Bồi dưỡng ĐNGV trường MN theo Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non". Đồng thời, quán triệt về chủ trương đường lối chính sách

chiến lược phát triển giáo dục và giáo dục ý thức trách nhiệm của GVMN trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai của đất nước. Với vai trò quản lý, Phòng GD&ĐT Quy Nhơn tham mưu với UBND thành phố về những nội dung chủ yếu của chủ trương "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam", Quy định Chuẩn NNMN, Chuẩn CDNNMN.

Đối với ĐNGVMN phải được BD về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ theo 3 hạng CDNNMN: Chức danh nghề nghiệp mầm non hạng II (Mã số V.07.02.04 ), Chức danh nghề nghiệp mầm non hạng III (Mã số V.07.02.05 ), Chức danh nghề nghiệp mầm non hạng IV (Mã số V.07.02.06 )

Phòng GD&ĐT chú trọng tạo mối liên kết trách nhiệm giữa chính quyền, các tổ chức và lực lượng các cấp ở địa phương; thường xuyên quan

75

tâm, tích cực thực hiện những chủ trương đối với sự nghiệp GD nói chung, GDMN nói riêng. Xây dựng kế hoạch, tổ chức HĐ nâng cao nhận thức cho cả ĐNGVMN trên địa bàn nhằm tạo nên khí thế phong trào toàn dân quan tâm đến GDMN của địa phương; Động viên, khuyến khích GV có kinh nghiệm lâu năm tham gia BD để họ có cơ hội tiếp cận nội dung mới, PP giáo dục, phương tiện dạy học hiện đại, nâng cao năng lực về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của bản thân đáp ứng với những yêu cầu về Chuẩn. Đồng thời loại bỏ quan niệm và tình trạng phổ biến hiện nay là các lớp BD chỉ dành cho đa số GV trẻ tuổi, GV mới ra trường, GV mới được tuyển dụng.

Tăng cường tổ chức hội nghị, tập huấn về chủ đề BD GV theo Chuẩn nhằm khắc phục yếu kém và tìm ra những giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt quản lý HĐBD GV đáp ứng Chuẩn trong điều kiện cụ thể của địa phương.

Các CSGDMN xây dựng KHBDGV hàng năm theo KH của cấp trên quản lý, trong đó nêu rõ cơng việc của GVMN. Đồng thời theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện KH và tiến hành trao đổi, thảo luận, rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức quản lý HĐBDGV theo Chuẩn. Tổ chức cho CBGV trong toàn trường học tập, nghiên cứu về Chuẩn; hướng dẫn rõ ràng cụ thể cách đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp và theo nhiệm vụ của từng hạng chức danh bằng nhiều hình thức như photo tài liệu cho GV tự nghiên cứu, tổ chức thảo luận về Chuẩn ở tổ chuyên môn, khối lớp... giúp cho CBGV hiểu được bản chất của Chuẩn, quy trình BD theo Chuẩn, giúp GV xác định mục tiêu học tập và xây dựng KH để phấn đấu cho bản thân. Tổ chức cho GV thực hiện công tác BD thường xuyên đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp GVMN làm cơ sở để góp phần thực hiện hiệu quả HĐBD theo Chuẩn CDNNMN.

Phối hợp thống nhất giữa Đảng uỷ, chính quyền cấp tỉnh, thành phố đến phường, xã thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nói chung, GDMN nói riêng thơng qua các cuộc họp đồn thể, các

76

sinh hoạt định kì và bất thường ở khu dân cư, thơn xóm...thực hiện lồng ghép những nội dung cơ bản, chủ yếu về vai trị, vị trí của GDMN ở địa phương nói chung, GVMN nói riêng nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương, cho phụ huynh HS góp phần thực hiện chủ trương xã hội hố GD địa phương. Tóm lại, trong quản lý HĐBD GV theo Chuẩn thì các tổ chức trên cần phải cộng đồng trách nhiệm, kế hoạch hoá nội dung và cách thức thực hiện, đánh giá kết quả ... trong quá trình triển khai nhằm vào mục tiêu đã xác định.

*Lưu ý khi vận dụng: Phải có sự lãnh đạo thống nhất giữa các cấp liên quan trong đổi mới căn bản tồn diện giáo dục và HĐBD theo Chuẩn; Phịng GD&ĐT có trọng trách thực hiện chủ trương theo hướng cộng đồng trách nhiệm, kế hoạch hố. Chính quyền địa phương tuyên truyền vận động chủ trương xã hội hoá GD để huy động nguồn lực cho sự nghiệp phát triển GDMN ở địa phương nói chung, khích lệ động viên đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ GVMN nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định theo chuẩn chức danh nghề nghiệp (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)