3.1.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.2.1 Đảm bảo tính mục tiêu
Đây là nguyên tắc về PP luận để nhận thức đầy đủ về mục tiêu quản lý HĐBD GV các trường MN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chúng ta phải hiểu rõ mục tiêu của HĐBD GV nói chung và BD GVMN theo Chuẩn nói riêng và đề xuất những biện pháp để quản lý HĐBD GVMN theo Chuẩn đạt hiệu quả hơn. Nhà trường quan tâm cơng tác quản lý HĐBD GV góp phần nâng cao chất lượng nhà trường và của bậc học MN trên thành phố. Gắn quản lý ĐNGV các trường MN công lập với ĐMGD và Chiến lược quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020 thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam. Đề xuất và thực hiện được mục tiêu các biện pháp quản lý thì chất lượng BD mới đạt hiệu quả cao giúp GVMN nâng cao trình độ đào tạo, chun mơn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.
3.1.2.2 Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN, từ những hạn chế trong quá trình quản lý, các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và các điều kiện thực tế cho phép của địa phương. Quản lý HĐBD GV ở các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn theo Chuẩn CDNNMN cần bám sát vào thực tế những thiếu hụt, yếu kém, hạn chế của GV so với yêu cầu tiêu chuẩn của từng hạng CDNN cần đạt. Do đó, biện pháp quản lý đề xuất phải khắc phục được các mặt chưa làm
68
được, còn hạn chế hiện nay trong các khâu quản lý HĐBD GV các trường MN theo Chuẩn CDNNMN.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người lãnh đạo quản lý HĐBD GVMN không được lấy ý kiến chủ quan mà phải tổng kết thực tiễn quản lý và từ thực tiễn quản lý để đề xuất biện pháp. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy, phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành quản lý HĐBD GVMN của nhà quản lý là điều kiện vô cùng quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Các biện pháp quản lý phải thể hiện là sự cụ thể hoá mục tiêu, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, nhà trường và phù hợp với sự chế định của ngành, có như thế các biện pháp quản lý HĐBD GVMN theo Chuẩn được đề xuất mới đảm bảo được sự phù hợp của đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp có ý nghĩa trong thực tiễn chỉ đạo giáo dục.
3.1.2.3 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Các biện pháp được đề xuất thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn. Nhiều biện pháp có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những yếu kém tồn tại và phát huy tiềm năng của xã hội. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển đó là đảm bảo tính liên tục từ trước đến sau, trước sau không mâu thuẫn trái ngược nhau, cái sau được hình thành dựa trên nền tảng của cái có trước, cái sau bổ sung điều chỉnh cái đã có trước đó cho phù hợp và hiệu quả hơn.
Để đảm bảo tính kế thừa và phát triển khi đề xuất biện pháp quản lý, Nhà quản lý phải tìm thấy được những điểm mới, biện pháp quản lý mới phải dựa trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp của nhà quản lý phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát thực tế phát triển của giáo dục. Do đó, kế hoạch và nội dung bồi dưỡng GVMN đáp ứng Chuẩn CDNNMN
69
của thành phố Quy Nhơn phải bám sát theo các yêu cầu và tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định ở từng hạng CDNN để đáp ứng Chuẩn, dựa trên nền tảng công tác BDGV đáp ứng Chuẩn nhiều năm qua và khảo sát lại kết quả bồi dưỡng GV để hoạch định cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng GVMN đáp ứng Chuẩn CDNNMN. Nhà quản lý có nhìn nhận biện chứng, tránh tình trạng siêu hình; huy động vốn tri thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn và phát triển quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo đã và đang đặt ra nhiều thách thức đổi mới hiện nay.
3.1.2.4 Đảm bảo tính khả thi
Khi lựa chọn một biện pháp cụ thể, chúng tôi cho rằng cần phải xác định biện pháp nào đưa đến kết quả cao nhất. Các biện pháp một mặt đảm bảo tính mục tiêu, thực tiễn, kế thừa và phát triển, mặt khác phải phù hợp với khả năng triển khai thực hiện biện pháp đó. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc quản lý HĐBD GVMN theo chức năng nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT, và xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý HĐBD: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá chất lượng.
Trong quá trình quản lý HĐBD GVMN, Phòng GD&ĐT Quy Nhơn thực hiện đồng bộ, thống nhất biện pháp quản lý, có sự chú ý giữa việc quản lý HĐBD và các yếu tố, thành viên tham gia vào việc quản lý HĐBD; chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì chất lượng bồi dưỡng mới đạt hiệu quả cao. Đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi để các biện pháp quản lý HĐBD GVMN theo Chuẩn CDNNMN được đề xuất có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý. Để tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý HĐBD GVMN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo Chuẩn CDNNMN đạt kết quả phải tính đến điều kiện thực tế, nguồn lực của nhà trường, các yếu tố xã hội, mơi trường, chính sách chi phối...nhằm bảo đảm hiệu quả tối ưu trong quá trình thực hiện biện pháp.
70
3.1.2. Chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Trong bối cảnh ĐMGD đang được đẩy mạnh đặt ra những yêu cầu đổi mới vai trò của GV ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt khi mục tiêu GD là hình thành nhân cách và phát triển năng lực cá nhân cho người học. GDMN là cấp học đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, ngơn ngữ, thẩm mỹ và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 nên nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong những năm gần đây. Ngành GDMN thành phố Quy Nhơn đã có những bước phát triển khá tồn diện cả về quy mơ trường lớp, tỷ lệ trẻ đến trường, chất lượng CSGD trẻ, cơ bản đáp ứng mục tiêu phát triển GDMN và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, bậc học MN của Quy Nhơn vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức lớn trong việc đáp ứng sự phát triển về quy mô và yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng CSGD trẻ, đặc biệt là yêu cầu về số lượng, chất lượng GV,CBQL cơ sở GDMN trong bối cảnh mới.
CBQL,GVMN là nhân tố quyết định chất lượng CSGD trẻ. Lãnh đạo tỉnh, thành phố ln chú trọng BD cho ĐNGVMN có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, giàu lịng u nghề, u trẻ, có năng lực tổ chức quản lý các hoạt động CSGD trẻ trong các cơ sở CSGDMN. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới GDMN, GVMN còn một số hạn chế bất cập như thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng; thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, yếu kỹ năng nghiệp vụ; nhận thức về vị trí, vai trị trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết số 29/NQ-TW BCH Trung ương khóa XI và theo kịp xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới theo Quyết định số 33/QĐ- TTg về Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm
71
lãnh đạo thành phố Quy Nhơn luôn tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ nhằm khắc phục những tồn tại bất cập của đội ngũ giảng viên, CBQL GD trong công tác ĐTBD nguồn nhân lực của GDMN thành phố. Bám sát với mục tiêu chính là ĐTBD GVMN bảo đảm chuẩn hóa về chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình GDMN; ĐTBD nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, CBQL ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT: Đào tạo nâng cao trình độ, bảo đảm ít nhất 90% GVMN đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 85% GVMN đạt Chuẩn NN mức độ khá trở lên; đào tạo bổ sung, thay thế đủ số GV nghỉ hưu, số GV tăng thêm theo tỷ lệ huy động trẻ; Phấn đấu 100% CBQL,GV cốt cán các CSGDMN được BD năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự BD chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục ngay tại trường; từng bước tiếp cận với trình độ của GV các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN; 100% GV,CBQL các CSGDMN được BD nâng cao năng lực theo Chuẩn. ĐT&BD cho đội ngũ giảng viên, CBQL giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Phấn đấu 100% giảng viên, CBQL được đào tạo đạt chuẩn về trình độ, trong đó 40% giảng viên, CBQL đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành, 30% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng đạt trình độ tiến sĩ; Bảo đảm 100% giảng viên, CBQL giáo dục được BD nâng cao năng lực giảng dạy, năng lực quản lý, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Thực hiện chiến lược phát triển ĐNGV các trường MN công lập trên địa bàn đạt yêu cầu trên, Phòng GD&ĐT Quy Nhơn chú trọng BD cho ĐNGV nâng cao năng lực nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, đạo đức nhà giáo; gắn ĐTBD với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài. Xây dựng hệ thống các cơ sở ĐTBD CBQL,GVMN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; thu hút và tạo điều kiện để các cơ sở ĐTBD có đủ năng lực tham gia ĐTBD
72
GVMN. Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm hay về ĐTBD GVMN ở trong nước, đồng thời chủ động nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của các nước, áp dụng phù hợp vào thực tiễn của Việt Nam.