Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định theo chuẩn chức danh nghề nghiệp (Trang 89 - 94)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường MN

3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên theo

Chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non

*Mục tiêu của biện pháp:

Đa dạng hóa các hình thức, PP bồi dưỡng GV theo Chuẩn nhằm tập trung chuyển mạnh từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực của người học. Từ thực tiễn khảo sát, phân tích các PP bồi dưỡng GVMN và tìm ra những hạn chế trong PP bồi dưỡng hiện nay của Phịng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn. Từ đó chỉ đạo cải tiến PP, vận dụng PP bồi dưỡng mới vào q trình BD GV nhằm phát huy cao nhất tính chủ động, tích cực HĐ nâng cao nhận thức của GV, khai thác được vốn kinh nghiệm CSGD trẻ MN cũng như vốn kinh nghiệm sống của GVMN để đảm bảo hiệu quả bồi dưỡng cao nhất.

* Nội dung biện pháp:

Phòng GD&ĐT đẩy mạnh tham mưu về việc tăng cường vận dụng các PP dạy học tích cực của giảng viên. Đổi mới các hình thức, PP bồi dưỡng mới phát huy tính tích cực chủ động của GVMN, về hình thức bồi dưỡng tập trung và tự bồi dưỡng kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn; Cải tiến PP dạy học của giảng viên đối với HĐBD cho phù hợp với học viên nhằm khai thác, phát huy tối đa tính chủ động, tích cực, sáng tạo và kinh nghiệm của học viên; Áp dụng đa dạng các hình thức BD nhằm tránh gây nhàm chán cho học viên, tránh sự lặp đi lặp lại của hình thức cũng như nội dung, đáp ứng nhu cầu của GVMN và phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ và sự phát

80

triển của xã hội nhằm giúp cho GV bù đắp được những thiếu hụt về các năng lực, kĩ năng đòi hỏi về người GVMN phải có trong giai đoạn hiện nay.

Các cơ sở đào tạo tổ chức giảng dạy bồi dưỡng thường xuyên cải tiến phương pháp, hình thức bồi dưỡng GVMN theo CCDNN; Vận động GV các trường mầm non hưởng ứng tự học, tự nghiên cứu có hướng dẫn tài liệu bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT ban hành; Các trường mầm non đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần để cải tiến phương pháp và hình thức bồi dưỡng sao cho đạt hiệu quả cao; Thực hiện chế độ khen thưởng thỏa đáng, tạo môi trường thi đua lành mạnh, phát huy tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ năm học.

*Tổ chức thực hiện biện pháp:

Phòng GD&ĐT thành lập bộ phận quản lý bao gồm những cán bộ, chuyên viên và một số chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và am hiểu về thực tiễn công việc quản lý và bồi dưỡng GVMN để giúp cho HĐBD GV theo Chuẩn đạt hiệu quả cao; Phân công các thành viên của tổ chức phụ trách, theo dõi HĐ của từng bộ phận và GV để thực hiện việc tổng kết, đánh giá HĐBD, xây dựng KHBD cho giai đoạn tiếp theo. Chú trọng hướng đến việc cung cấp, hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng cho GV theo chương trình ND đã quy định của từng hạng chức danh theo Quyết định 2186/QĐ-BGDĐT ngày 28/06/2016 của Bộ GD&ĐT về bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNNMN; Hình thức, thời gian BD phù hợp với hoạt động đặc thù riêng công việc vừa học vừa làm của GVMN; Giảng viên phối hợp đa dạng PP BD và luôn hướng cho GVMN phát huy khả năng ứng dụng CNTT, ngoại ngữ trong việc tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu...phục vụ cho HĐBD và nghề nghiệp sau này.

- Đối với khoá học tập trung: Cần đảm bảo tổng là 240 tiết (lý thuyết

là 106 tiết, 134 tiết thảo luận, thực hành). Phòng GD&ĐT căn cứ vào nội dung chương trình, số lượng đăng ký BD ở từng hạng chức danh để dự báo số

81

lượng, thời gian của các lớp ĐTBD, lựa chọn được địa điểm không gian, thời gian, CSVC, nhân lực thích hợp thuận tiện cho HĐ dạy và học.

+ Chỉ đạo cải tiến phương pháp thuyết trình: Thuyết trình hay cịn gọi

là diễn giảng, đây là PP thường sử dụng để giảng dạy một bài có tính lí thuyết trong các CSGD hiện nay cũng như trong các khố học BD của Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Những kiến thức của bài học đã được chuẩn bị sẵn và người dạy đóng vai trị là người chủ động truyền đạt, người trò là người thụ động tiếp nhận, tái hiện lại kiến thức được lĩnh hội. Nếu chúng ta biết khai thác những ưu điểm lớn của PP này như trong thời gian nhất định có thể truyền tải được một khối lượng kiến thức lớn, khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà người học khó có thể tự tìm hiểu được thì sẽ giúp người học đỡ tốn thời gian, tiết kiệm chi phí hơn.

+ Chỉ đạo áp dụng một số hình thức học theo nhóm: Hình thức này tập

trung một số lượng học viên nhất định, tương tác trực tiếp với nhau nhằm đem lại những tác động tích cực như tạo ra động cơ học tập, nảy sinh hứng thú mới, kích thích sự giao tiếp, chia sẻ trong nhóm bạn bè; Rèn luyện, tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi qua lời nói, ánh mắt cử chỉ, điệu bộ; Người dạy đặt ra nhiệm vụ cho nhóm để tạo tương tác trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm hồn thành nhiệm vụ. Hình thức này đan xen trong tiến trình một bài học vì thời gian thực hiện ngắn. Các thành viên có sự phụ thuộc lẫn nhau, cùng hồn thành một nhiệm vụ chung vì thành cơng của cả nhóm.

+ Chỉ đạo tổ chức Xemina theo nhóm, lớp: Hình thức này đang được vận dụng khá phổ biến ở các trường học. Người dạy luôn lấy học viên làm trung tâm, phát huy tích cực chủ động sáng tạo của học viên nhằm chiếm lĩnh tri thức mới trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn đã tích luỹ từ trước, đặc biệt là những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng hoạt động CSGD trẻ MN. Đây là phương pháp rất phù hợp với học viên lớn tuổi các khoá bồi dưỡng.

82

+ Chỉ đạo sử dụng phương pháp công não: Đây là PP kích thích và tơn

trọng việc tự do phát huy ý tưởng. Ứng dụng PP này trong quá trình nghiên cứu phát triển các PP tổ chức dạy học theo nhóm trong q trình xử lý tình huống, giải quyết vấn đề…Việc học tập theo PP này được diễn ra theo nhóm trên nguyên tắc "Đối thoại", các thành viên trong nhóm cùng nhau xây dựng ý tưởng vì mục đích chung nhưng với nền tảng đa dạng, tự do động não suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau để đưa ra nhiều ý tưởng phong phú theo tài năng, kinh nghiệm khác nhau và hướng đến kết quả cuối cùng của cuộc thảo luận là có nhiều ý tưởng tìm kiếm đổi mới. Do vậy trong quá trình quản lý HĐBD cho GVMN, khuyến khích giảng viên sử dụng PP này để phát huy tính tích cực, chủ động giải quyết vấn đề của từng học viên.

Tóm lại, tiến hành đa dạng các hình thức, PP bồi dưỡng đều hướng đến việc tổ chức cho học viên tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng trong hoạt động CSGD trẻ MN. Vì vậy, cần phải được lựa chọn cẩn thận và tiến hành đạt hiệu quả để phát huy tính tích cực của người học, góp phần nâng cao chất lượng ĐNGVMN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

- Đối với việc tự bồi dưỡng: Sau khi học viên được học tập BD các chuyên đề tập trung thì yêu cầu GV phải biết áp dụng, liên hệ thực tế để viết bài thu hoạch theo quy định của chương trình BD. Việc tự BD của GV hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng BD GVMN theo Chuẩn CDNNMN. Yêu cầu về nhiệm vụ của từng hạng chức danh trong q trình thực tế cơng tác CSGD trẻ ở trường đều được quy định rất rõ, đòi hỏi GVMN phải tự BD để bổ sung những năng lực thiếu hụt của bản thân đáp ứng được các yêu cầu hạng chức danh mình đang được bổ nhiệm. NQL nắm được thực trạng về chuyên môn, ý thức học tập cũng như nắm được khả năng tự rèn luyện BD của GV để có biện pháp quản lý HĐBD tốt hơn; khuyến khích tinh thần tự học, sáng tạo của GV đáp ứng yêu cầu của từng hạng chức danh, là cơ sở để

83

xét thi đua, khen thưởng GV, giúp GV có khả năng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân, đồng nghiệp và tập thể sư phạm nhà trường. Hiệu trưởng nắm được năng lực của GV để phân công chuyên môn hợp lý và cơ sở để lựa chọn GV cốt cán. Tự rèn luyện năng lực chun mơn nghiệp vụ sẽ giúp GV tích lũy được nhiều kinh nghiệm và sáng tạo hơn trong CSGD trẻ.

Quản lý việc tự học của GVMN tạo ra động cơ học tập tích cực cho GV mong muốn, tự nguyện học tập BD nhằm tăng cường mọi nỗ lực để đạt mục tiêu học tập. Đa số GV tham gia BD để có đủ điều kiện về quy định bằng cấp, chứng chỉ; Thời gian học tập trung có hạn nên không chú trọng đến chất lượng học tập nếu nhà trường không tạo được động cơ tự rèn luyện cho GV thì sẽ khơng phát huy được chất lượng sau khi BD tập trung. Tạo động cơ học tập phải đi đôi với khắc phục tâm lý tự tin hoặc tự thỏa mãn trong tự học cũng như thái độ thiếu tích cực khi tham gia các HĐ ở trường của GVMN.

Bước đầu đánh giá đội ngũ GVMN theo vị trí việc làm của từng hạng chức danh để kích thích sự phấn đấu rèn luyện về phẩm chất chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ của từng cá nhân trong tập thể. Thực hiện chế độ khuyến khích bằng khen thưởng thỏa đáng đối với GV hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, có tinh thần tự rèn luyện của bản thân. Tạo môi trường thi đua lành mạnh trong tập thể, phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp, tinh thần tương thân, tương ái cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ năm học.

*Lưu ý khi vận dụng: Có thể thấy trong năm học GVMN rất bận rộn vì

thế nhà quản lý cần chú ý để tổ chức BD trong các kỳ nghỉ hè hoặc trong các ngày nghỉ trong tuần để tạo điều kiện cho GV tham gia. Để xác định được sự thiếu hụt về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ của GV thì người lãnh đạo phải theo dõi, đánh giá GVMN trong suốt năm học. Giảng viên tạo"Nhóm", xác định được mục đích cụ thể đối với HĐ là nâng cao hiệu quả học tâp, tạo nên mối quan hệ chặt chẽ, tương tác, tơn trọng ý kiến của nhau. Nhóm thực

84

hiện mục tiêu học tập phải tiến hành trong một không gian, thời gian nhất định có sự chỉ dẫn, theo dõi và đánh giá của giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định theo chuẩn chức danh nghề nghiệp (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)