Thực trạng quản lý HĐBD giáo viên tại các trường mầm non trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định theo chuẩn chức danh nghề nghiệp (Trang 62 - 77)

bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo Chuẩn CDNNMN

2.4.1. Thực trạng về nội dung quản lý

2.4.1.1. Thực trạng quản lý mục tiêu bồi dưỡng

Phòng GD&ĐT Quy Nhơn luôn chú trọng việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu của HĐBD GVMN thể hiện qua các mức độ đạt được của “Kiến thức, kỹ năng và thái độ” nhằm giúp cho ĐNGV được bổ sung kiến thức, làm tăng giá trị người GVMN về mặt phẩm chất, chính trị, trình độ đào tạo bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; giúp GVMN hiểu rõ được nhiệm vụ của mình trong CSGD trẻ, trong mối quan hệ với cha mẹ trẻ và cộng đồng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý mục tiêu bồi dưỡng, Phòng GD&ĐT Quy Nhơn xác định nhiệm vụ chính là giúp ĐNGV đáp ứng chuẩn Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng và nâng chuẩn nhằm thích ứng với yêu cầu ĐMGD và phát triển XH; hướng đến việc củng cố, nâng cao ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về GDMN; Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo; Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử cơng bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đồn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của GV quy định tại Luật Giáo dục, Luật Viên chức.

Phòng GD&ĐT Quy Nhơn đã từng bước hoàn hiện, cải tiến mục tiêu bồi dưỡng hướng đến việc giúp cho GV tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Xem đây là căn cứ để đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN; Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và triển

53

khai kế hoạch BD phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu GDMN địa phương và của ngành Giáo dục; Là cơ sở để thực hiện chế độ, chính sách phát triển ĐNGV; lựa chọn và sử dụng ĐNGV cốt cán, bổ nhiệm CBQLMN. Đảm bảo cho GV được đánh giá đúng tiêu chuẩn CDNN và bổ nhiệm, xếp lương theo quy định trong các trường GDMN công lập.

Qua khảo sát trao đổi [Phụ lục 3], đa số GVMN đều có nhận thức cao về việc đáp ứng tiêu chuẩn của Chuẩn. Tuy nhiên, mục tiêu về củng cố, nâng cao kiến thức về chính trị, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp nhằm đáp ứng Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, làm căn cứ để GV tự đánh giá và BD bản thân chưa được nhận thức đúng đắn. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu BD, Phịng GD ln xem việc nâng cao nhận thức của ĐNGV tự hồn thiện bản thân mình về mọi mặt là điều hết sức cần thiết góp phần thực hiện thành công mục tiêu bồi dưỡng chất lượng đội ngũ GVMN hiện nay.

2.4.1.2. Thực trạng quản lý nội dung bồi dưỡng

Phịng GD&ĐT Quy Nhơn ln xác định việc quản lý nội dung bồi dưỡng GVMN đáp ứng Chuẩn CDNNMN phải bám sát yêu cầu các tiêu chuẩn. Xây dựng, quản lý nội dung bồi dưỡng đúng Chương trình bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD&ĐT đã ban hành.

Phòng GD chú trọng đảm bảo nội dung triển khai BD gồm phần bắt buộc học tập trung các chuyên đề và phần liên hệ, áp dụng thực tế. Tuy nhiên, nội dung và thời gian BD tập trung chưa đảm bảo cho GV hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp. Việc quản lý nội dung BD theo hướng chuẩn hóa cịn gặp khó khăn, chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Chuẩn CDNN các trường MN. Công tác quản lý nội dung BD cịn mang tính hình thức, đảm bảo đủ về số lượng, chưa chú trọng về chất lượng.

Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung; Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức

54

nghề nghiệp còn gặp nhiều hạn chế. Hiện nay vẫn còn khá nhiều trường MN không công khai các văn bản mà chỉ nêu tên văn bản hoặc chưa có sự hướng dẫn cho GV tìm hiểu, nghiên cứu...chưa chú trọng đến việc tổ chức BD hoặc việc BD chưa thực sự dựa trên nhu cầu của GV. Năng lực của một số CBQL còn hạn chế, cần đổi mới việc quản lý nội dung BD thơng qua việc tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về Chuẩn CDNNMN, lựa chọn phương pháp, hình thức, xác định vấn đề trọng tâm phù hợp với mục tiêu, yêu cầu công việc cũng như bản thân GV nhằm đáp ứng được yêu cầu của Chuẩn CDNNMN.

2.4.1.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giảng viên

Bồi dưỡng ĐNGV theo Chuẩn CDNNMN hiện nay được tổ chức dưới hình thức tập trung theo chuyên đề, việc quản lý HĐ dạy của giảng viên căn cứ trên số tiết của các chuyên đề, phương pháp giảng dạy, nội dung kiểm tra kết thúc chuyên đề của giảng viên theo quy định.

Báo cáo viên là những người có trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm và kinh nghiệm trong giảng dạy từ các trường Đại học Quy Nhơn, CĐSP Bình Định, Đại học Huế...đã thu hút đông đảo GVMN tham gia bồi dưỡng. Để đánh giá về mức độ phù hợp trong hoạt động giảng dạy của giảng viên bằng phiếu phỏng vấn trao đổi, chúng tôi tổng hợp qua bảng Bảng 2.16 [Phụ lục 8, Bảng 2.16], kết quả thể hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên tương đối phù hợp, số ít đánh giá ở mức độ ít phù hợp là vì một số giảng viên chưa quan tâm đến kết quả học tập của học viên, sử dụng phương pháp truyền đạt một chiều, khơng kích thích được tư duy của người học nên học viên chưa nắm được nội dung bài giảng, một số học viên chưa tiếp thu tốt kiến thức, kỹ năng nâng cao năng lực đáp ứng Chuẩn CDNNMN. Công tác phân công báo cáo các chuyên đề, tổ chức soạn giảng, giảng dạy phụ thuộc nhiều vào khả năng của báo cáo viên. Việc quản lý, kiểm tra hoạt động giảng dạy của giảng viên cịn mang tính khái quát, thủ tục.

55

2.4.1.4. Thực trạng quản lý công tác học tập của học viên

Tại trường MN, nhận thức được tầm quan trọng của HĐBD Chuẩn CDNNMN, Hiệu trưởng các trường MN tìm hiểu nhu cầu của GV, căn cứ nhiệm vụ năm học, căn cứ chương trình GDMN, chủ trương đường lối, văn bản chỉ đạo để cho GV đăng ký tham gia lớp bồi dưỡng theo quy định.

Đối tượng người học là CBQL, GV các trường mầm non. Đây là những người có trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết xã hội và tuổi đời cũng khác nhau. Từ những đặc điểm nêu trên, công tác quản lý học viên học trên lớp có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn.

Qua trao đổi về thực trạng mức độ phù hợp trong công tác BD với nhu cầu thăng hạng từ thực tế của GV, chúng tôi thấy công tác quản lý học viên học trên lớp đã được thực hiện tương đối tốt, đa số học viên các lớp đều có ý thức thực hiện nghiêm các quy định của ngành, có động cơ học tập tốt, thái độ học tập nghiêm túc, đúng đắn thể hiện ở Bảng 2.17 [Phụ lục 8, Bảng 2.17], ta thấy kết quả học tập của học viên đạt được khá tốt, phản ánh trung thực nhận thức của học viên. Tuy nhiên, số ít đánh giá ở mức độ Ít phù hợp là vì một số học viên chưa nắm vững được nội dung bài giảng, cịn có những hạn chế trong quá trình học tập, chưa chủ động sắp xếp được thời gian nên còn vắng nhiều, GV lớn tuổi còn hạn chế cập nhật các văn bản hướng dẫn trong quá trình tiếp cận bài giảng; Phần liên hệ thực tế và viết bài thu hoạch thực hiện chưa thật sự hiệu quả. Cho đến nay, GVMN trên địa bàn thành phố đã có 257 giáo viên tham gia BD Chuẩn CDNNMN, vẫn còn một số GV chưa tham gia. Phịng GD&ĐT tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo [27].

2.4.1.5. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng

Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN. Địa điểm tổ chức tập trung đảm bảo các điều kiện, phương tiện hỗ trợ như phòng học, bàn ghế, phương tiện nghe nhìn,

56

dụng cụ học tập, điều kiện ánh sáng, an tồn vệ sinh mơi trường. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng thể hiện qua Bảng 2.18 [Phụ lục 8, Bảng 2.18], có thể thấy thực trạng các điều kiện hỗ trợ HĐBD giáo viên theo Chuẩn CDNNMN chỉ đạt ở mức thấp, điểm trung bình = 1,45. Trong đó chỉ có tiêu chí "CSVC và trang thiết bị phục vụ HĐBD giáo viên theo

Chuẩn CDNNMN" là đạt Khá với 1,96 điểm. Hai tiêu chí về "Kinh phí, nguồn tài chính phục vụ HĐBD GV theo Chuẩn CDNNMN" và "Nhà trường đảm

bảo các điều kiện hỗ trợ khác về thời gian, tài liệu, kinh phí cho GV tham gia HĐBD theo Chuẩn CDNNMN" lại rất thấp. Hiện nay kinh phí BD từ các nguồn tập trung do Sở GD&ĐT, UBND thành phố chi trả còn hạn chế, chỉ đảm bảo BD chương trình mục tiêu cơ bản; chưa có kinh phí cho BD Chuẩn nên chưa tạo động lực cho GV tham gia BD cũng như tự BD. Việc tổ chức mở lớp không thường xuyên nên số lượng học viên rất đông, CSVC các lớp học chưa đảm bảo, thiếu tài liệu học tập, máy chiếu, máy tính, thiết bị dùng cho HĐ nhóm, hoạt động cá nhân và các điều kiện thiết yếu phục vụ công tác BD cũng rất hạn chế, không thuận lợi trong việc học tập ở lớp. Do vậy, nhà quản lý cần có cơ chế chính sách, chế độ ưu đãi, tạo điều kiện quan tâm, động viên, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở và cả hình thức chế tài cụ thể đối với cơng tác BD để đảm bảo HĐBD mang tính đồng bộ, hiệu quả.

2.4.1.6 Thực trạng quản lý kết quả bồi dưỡng

Phòng GD&ĐT Quy Nhơn quan tâm xây dựng các nội dung cụ thể như cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, chương trình bồi dưỡng, quá trình tiến hành HĐBD để trên cơ sở đó đánh giá kết quả BD. Thực trạng về quản lý kết quả BD GVMN theo hướng xác định hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể của từng hạng chức danh được thể hiện qua Bảng 2.19 [Phụ lục 8, Bảng 2.19], có thể thấy thực trạng kết quả BDGV theo Chuẩn CDNN chỉ đạt ở mức khá với điểm trung bình = 1,99. Trong đó chỉ có tiêu chí "Đáp ứng

57

tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng" là đạt Tốt với 2,31 điểm. Ta nhận thấy rằng kết quả BD nhằm mục đích đáp ứng đủ tiêu chuẩn trình độ đào tạo, chưa chú trọng đến hiệu quả vận dụng thực tiễn thực hiện nhiệm vụ ở mỗi vị trí việc làm của hạng chức danh. Kết quả về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vẫn còn ở mức khá. Trên thực tế quản lý kết quả BD, việc kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch BD diễn ra khơng liên tục nên ít có tác dụng thúc đẩy sự nỗ lực của GV trong HĐBD. GV hồn thành q trình BD thơng qua các bài kiểm tra, bài thi và được xếp loại tương đối cao nhưng thực tế vận dụng thì chưa hiệu quả. Để HĐBD đạt hiệu quả cần đảm bảo các điều kiện về báo cáo viên phải có năng lực tổ chức lớp học tốt, đưa ra được các tình huống sư phạm sát với thực tiễn hàng ngày và được học viên thực hành, tích lũy kinh nghiệm CSGD trẻ; nhà quản lý phải chỉ đạo tốt việc BD, đánh giá công bằng kết quả BD và kịp thời điều chỉnh kế hoạch BD phù hợp với nhu cầu BD theo từng giai đoạn và tình hình thực tế địa phương.

2.4.2. Thực trạng về phương thức quản lý

2.4.2.1. Thực trạng nhận thức mức độ cần thiết về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non

Để đánh giá nhận thức mức độ cần thiết về quản lý HĐBD giáo viên, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát và thu về được kết quả tổng hợp ở Bảng 2.20 [Phụ lục 8, Bảng 2.20] cho thấy CBQL,GV đã đánh giá cao mức độ cần thiết của quản lý HĐBD GVMN, thể hiện có từ 78% đến 100% ý kiến đánh giá ở mức độ rất cần thiết, chỉ có 20% ý kiến đánh giá cần thiết và 2% ý kiến của giáo viên cho rằng không cần thiết. Như vậy qua các ý kiến đánh giá cho thấy HĐ quản lý công tác BD thực sự rất cần thiết. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện các giải pháp quản lý chặt chẽ thông qua kế hoạch để HĐBD GVMN theo Chuẩn CDNNMN đạt chất lượng ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình bồi dưỡng.

58

2.4.2.2. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên mầm non

Phòng GD&ĐT Quy Nhơn đã xây dựng, sắp đặt một cách khoa học các mục tiêu, giải pháp thực hiện, trình tự tiến hành cơng việc trong khoảng thời gian nhất định để thực hiện HĐBD GVMN theo Chuẩn CDNNMN. Nội dung chính của lập kế hoạch bao gồm: Thiết lập các mục tiêu; Phân tích thực trạng của GVMN; Xây dựng các phương án; Đánh giá, lựa chọn phương án và ra quyết định; Phân cơng các cá nhân và hình thành bộ phận lập kế hoạch. Kết quả về thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng GVMN qua Bảng 2.21 [Phụ lục 8, Bảng 2.21], cho thấy ý kiến đánh giá chung về thực hiện nội dung quản lý lập kế hoạch ở mức độ khá, Điểm TB = 2,04. Trong đó, nội dung "Thiết lập các

mục tiêu" được đánh giá cao nhất, xếp thứ bậc 1; nội dung nhiều ý kiến đánh

giá thấp nhất là: "Phân tích thực trạng của giáo viên trường mầm non", Điểm TB = 1,93; các nội dung còn lại được đánh giá mức khá với điểm TB tương đối gần liền kề nhau. Trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực, Phòng GD&ĐT tiến hành các công việc một cách chủ động nhằm đạt hiệu quả mong muốn. Nhưng thực tế công tác xây dựng kế hoạch quản lý của Phòng GD&ĐT chưa thực sự được quan tâm, khi lập kế hoạch BD mới chỉ có để lưu đủ hồ sơ theo quy định.

2.4.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non

Tổ chức HĐBD GVMN theo Chuẩn CDNN là quá trình triển khai các HĐ nhằm biến các mục tiêu nêu trong kế hoạch, chương trình thành hiện thực. Thực hiện kế hoạch là quá trình thực thi các nhiệm vụ nêu trong kế hoạch, đồng thời cũng là q trình tiến hành giám sát. Thơng qua các HĐ này, nhà quản lý có thể kiểm sốt được tiến độ thực hiện kế hoạch, trong quá trình tiến hành có những thay đổi và điều chỉnh khi cần thiết để sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và đạt kết quả tối ưu nhất. Kết quả điều tra về thực trạng tổ chức HĐBD GVMN thể hiện qua Bảng 2.22 [Phụ lục 8, Bảng 2.22] cho thấy

59

ý kiến đánh giá chung về mức độ thực hiện việc tổ chức HĐBD ở mức độ khá với Điểm TB = 2,19. Trong đó, nội dung "Bố trí, phân cơng, hướng dẫn các bộ phận, thành viên lập chương trình, tiến trình hoạt động cụ thể cho từng mục tiêu, chỉ tiêu đã nêu trong kế hoạch" được đánh giá xếp thứ bậc 1 nhưng

trong thực tế kết quả thực hiện vẫn còn thấp. Nội dung "Căn cứ kế hoạch tổng

thể để tiến hành tổ chức đánh giá hoạt động của kế hoạch quản lý bồi dưỡng Chuẩn CDNN GVMN theo từng nội dung" được đánh giá thấp nhất. Công tác

đánh giá kết quả BD vẫn là khâu hạn chế nhất trong quá trình quản lý, do nhiều lí do trong đó việc số lượng biên chế ở Phịng GD ít nên phân cơng phụ trách bậc học MN chỉ có 03 người (01 là lãnh đạo và 02 chuyên viên) vì vậy hạn chế trong việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định theo chuẩn chức danh nghề nghiệp (Trang 62 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)