NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cảng quy nhơn (Trang 37)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (2018), Chuyên đề 6, Phân tích hoạt động tài chính nâng cao, Hà Nội. [13] đã chỉ ra: Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm xác định thực trạng và sức mạnh tài chính tại doanh nghiệp, biết được mức độ độc lập về mặt tài chính cũng như những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đương đầu, nhất là lĩnh vực thanh toán. Qua đó, các nhà quản lý có thể đề ra các quyết định cần thiết về đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay… Với mục đích trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, các nhà phân tích chỉ dừng lại ở một số nội dung mang tính khái quát, tổng hợp, phản ánh những nét chung nhất thực trạng hoạt động tài chính và an ninh tài chính tại doanh nghiệp như: Tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tài chính, khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi tại doanh nghiệp. Có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá khái quát tình hình tài chính:

- Tổng số nguồn vốn:

Sự biến động (tăng hay giảm) của tổng số nguồn vốn cuối năm so với đầu năm và so với các năm trước liền kề là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng tổ chức, huy động vốn trong năm tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, do vốn của doanh nghiệp tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến động của tổng số nguồn vốn chưa thể hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó khi phân tích, cần kết hợp với việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn để có nhận xét phù hợp. Chỉ tiêu "Tổng số nguồn vốn" được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán, phần "Nguồn vốn".

- Hệ số tự tài trợ:

chính và mức độ độc lập về mặt tài chính tại doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn tại doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính tại doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính tại doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính tại doanh nghiệp càng giảm. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức:

Hệ số tự tài trợ =

Vốn chủ sở hữu

(1.1)

Tổng số nguồn vốn

"Vốn chủ sở hữu" được phản ánh ở chỉ tiêu B "Vốn chủ sở hữu" (Mã số 400), còn "Tổng số nguồn vốn" được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng nguồn vốn" (Mã số 440) trên Bảng cân đối kế toán.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung tại doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: Với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của doanh nghiệp luôn ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản (1.2) Tổng số nợ phải trả

"Tổng số tài sản" được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (Mã số 270) và "Tổng số nợ phải trả" phản ánh ở chỉ tiêu "Nợ phải trả" (Mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiêu

"Tổng số tài sản" được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (Mã số 250) và "Tổng số nợ phải trả" được phản ánh ở chỉ tiêu "Nợ phải trả" (Mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán.

- Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA - Return On Asset)

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại doanh nghiệp, nó được tính bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản bình quân trong kỳ hoạt động. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong kỳ mang lại mấy đồng lợi nhuận; cho nên khi tính chỉ tiêu này cho ra giá trị càng cao càng chứng tỏ tài sản tại doanh nghiệp đang được khai thác, sử dụng hiệu quả góp phần làm tình hình tài chính tại doanh nghiệp tốt hơn. Sức sinh lợi của tổng tài sản được trình bày theo các công thức sau [2, tr.315]:

Sức sinh lợi

của tài sản =

Lợi nhuận sau thuế

(1.3) Tổng tài sản bình quân

- Sức sinh lời của doanh thu (ROS - Return On Sales):

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lợi của một đồng doanh thu, nó được tính bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thế với doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tình hình tài chính tại doanh nghiệp càng lớn, đồng thời còn cho biết năng lực tạo ra lợi nhuận tại doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp. Sức sinh lợi của doanh thu được xác định theo công thức sau [3, tr.289]:

Sức sinh lợi của doanh thu thuần =

Lợi nhuận sau thuế

(1.4) Doanh thu thuần

- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE - Return On Equity):

Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu hay khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động

kinh doanh, là mục tiêu của các nhà quản trị và đây luôn là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư. Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân. Qua phân tích ROE ta sẽ biết được doanh nghiệp đầu tư một đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu và do vậy, càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu được thể hiện qua công thức sau [2, tr.333]:

Sức sinh lợi của

vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế

(1.5) Vốn chủ sở hữu bình quân

1.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp [22, tr139]

- Phân tích cơ cấu tài sản được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản [6, tr140]

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản

=

Giá trị của từng bộ phận tài

sản x 100

(1.6) Tổng số tài sản

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhà quản lý đánh giá được khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang,

tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản. [13]

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn là xem xét tình hình biến động tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, được xác định theo công thức [6, tr148]

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn

=

Giá trị của từng bộ phận

nguồn vốn x100 (1.7) Tổng số nguồn vốn

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhà quản lý đánh giá được cơ cấu vốn huy động nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động. Vì vậy, để biết được chính xác tình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số nguồn vốn cũng như theo từng loại nguồn vốn. [13]

- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Các phân tích nếu chỉ dừng ở việc phân tích cơ cấu, sự biến động tài sản và nguồn vốn sẽ không bao giờ thể hiện được chính sách huy động và sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Chính sách huy động và sử dụng vốn tại một doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp và do vậy, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh tại doanh nghiệp. Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: [13]

+ Hệ số nợ trên tài sản là chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản tại doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Trị số của “Hệ số nợ trên tài sản” càng cao càng chứng tỏ mức độ phụ thuộc tại doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp.

Hệ số nợ trên tài sản =

Tổng nợ phải

trả (1.8)

Tổng tài sản

+ Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản tại doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính tại doanh nghiệp càng giảm dần vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chỉ một phần bằng vốn chủ sở hữu và ngược lại

Hệ số tài sản trên vốn

chủ sở hữu =

Tài sản

(1.9) Vốn chủ sở hữu

1.3.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. [13]

Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính tại doanh nghiệp. Vì thế, khi phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, các nhà phân tích thường xem xét tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm luân chuyển vốn và tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ cùng với cân bằng tài chính của doanh nghiệp. [13]

Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

Để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh thì nhà phân tích phải xem xét mối quan hệ cân đối giữa Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn. Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính tại doanh nghiệp. Tài sản được hình thành nên bời nguồn tài trợ tài sản. Xét về tính ổn định về nguồn tài trợ tài sản thì nguồn tài trợ tài sản được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, ổn định và lâu dài vào hoạt động kinh doanh. Bao gồm: Vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. Bao gồm: Khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn trong hạn quy định và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán, của người lao động… [22, tr161]

- Cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:

Tài sản + Tài sản = Nguồn tài trợ + Nguồn tài trợ (1.10)

ngắn hạn dài hạn thường xuyên tạm thời

Đứng ở góc độ này nhà quản lý sẽ biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ, xác định những nhân tố, những chính sách sử dụng vốn gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.

Nếu nguồn tài trợ thường xuyên lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần có những chính sách sử dụng vốn thừa này một cách hợp lý để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Nếu nguồn tài trợ thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần có những chính sách huy động và sử dụng vốn phù hợp [22, tr 161].

- Có thể thiết lập cần bằng tài chính dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ như sau: [22, tr 162]

Tài sản - Nguồn tài trợ = Nguồn tài trợ - Tài sản (1.11)

ngắn hạn tạm thời thường xuyên dài hạn

Nguồn tài trợ tạm thời thực chất là nợ ngắn hạn. Vì vậy, vế phải của đẳng thức trên là vốn hoạt động thuần:

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn (1.12)

Hay:

Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ

thường xuyên - Tài sản dài hạn (1.13)

Trong trường hợp này, vốn hoạt động thuần lại phản ánh quan hệ cân bằng tài chính giữa nguồn tài trợ thường xuyên, ổn định với tài sản dài hạn.

Do đó: “Vốn hoạt động thuần” có thể xảy ra các trường hợp sau [22, tr163,164]:

- Trường hợp vốn hoạt động thuần <0; doanh nghiệp đang trong quá trình mất khả năng thanh toán, nguy cơ phá sản luôn thường trực, cán cân thanh toán mất cân bằng hay cân bằng xấu.

- Trường hợp vốn hoạt động thuần bằng 0: Mặc dù doanh nghiệp tại thời điểm này đủ trả nợ ngắn hạn hay nguồn tài trợ thường xuyên đủ trang trải tài sản dài hạn nhưng nguy cơ mất khả năng thanh toán vẫn luôn tiềm ẩn vì nguồn tài trợ hết sức thấp.

- Trường hợp vốn hoạt động thuần > 0: Khả năng thanh toán tại doanh nghiệp cao, nguồn tài trợ dồi dào. Vốn hoạt động thuần càng lớn hơn 0 thì mức độ sử dụng nguồn càng cao. Lúc này cân bằng tài chính là cân bằng dương hay cân bằng tốt.

Để có những nhận xét xác đáng và chính xác về tình hình đảm bảo vốn, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: Hệ số nguồn vốn thường xuyên, Hệ số nguồn tài trợ tạm thời so với tài sản dài hạn.

- Hệ số nguồn vốn thường xuyên là hệ số được tính bằng nguồn vốn thường xuyên trên tổng nguồn vốn. Hệ số này cho biết nguồn vốn thường xuyên chiếm bao nhiêu trong tổng nguồn vốn tại doanh nghiệp. Hệ số này càng gần 1 càng cho thấy sự đảm bảo càng cao về mặt tài chính cho hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.

- Hệ số nguồn tài trợ tạm thời so với tài sản dài hạn được tính bằng nguồn tài trợ tạm thời trên tài sản dài hạn. Hệ số này càng thấp cho thấy Công ty càng ít bị phụ thuộc vào các nguồn tài trợ tạm thời và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cảng quy nhơn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)