Kết thúc quá trình phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cảng quy nhơn (Trang 51)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.4.3. Kết thúc quá trình phân tích

Kết thúc phân tích là bước cuối cùng của tổ chức phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mục tiêu, phạm vi, nội dung phân tích nên nội dung cụ thể của phần này khá đa dạng. Tuy nhiên, nhìn chung trong phần này thường bao gồm một số nội dung sau:

- Nêu lên đặc điểm, tình hình chung tại doanh nghiệp về nhiệm vụ, phương hướng, môi trường kinh doanh.

- Đánh giá chung tình hình, xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu cũng như chỉ ra những tồn tại trong quản lý kinh doanh.

- Đề xuất các biện pháp và kiến nghị cải tiến công tác quản lý hoạt động kinh doanh nhằm khai thác tiềm năng không ngừng nâng cao tình hình tài chính.

KẾT THÚC CHƯƠNG 1

Để có thể tồn tại và phát triển mạnh trong nền kinh tế thị trường với những khó khăn và thách thức như hiện nay thì việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty là hoạt động vô cùng quan trọng để Công ty kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro sảy ra. Phân tích tình hình tài chính cung cấp các thông tin từ hoạt động kinh doanh, về sức khoẻ tài chính tại Công ty. Thông qua phân tích tình hình tài chính tại Công ty chúng ta mới thấy rõ được các hạn chế, nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng, để từ đó các nhà quản trị Công ty kịp thời xác định đầy đủ và đúng đắn các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính Công ty và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường tình hình tài chính. Trong nội dung chương 1, tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp như sau:

- Tổng quan tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua việc phân tích tài chính và vai trò tài chính doanh nghiệp; Tìm ra mối quan hệ giữa tài chính với tình hình tài chính và nêu lên ý nghĩa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

- Hệ thống hóa nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trên khía cạnh đánh giá khái quát tình hình tài chính; Phân tích cấu trúc tài chính; Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh và phân tích khả năng thanh toán.

- Làm rõ các phương pháp phân tích về phân tích tình hình tài chính thường được sử dụng tại các doanh nghiệp

- Làm rõ nội dung tổ chức phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp. Các vấn đề lý luận của chương 1 cung cấp cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn ở chương 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn ở chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUY NHƠN 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUY NHƠN 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, để phục vụ cho công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh, ngày 19/01/1976 Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 222/QĐ-TC về việc thành lập Cảng Quy Nhơn, giao Cục đường biển trực tiếp quản lý. Theo sự điều động của Đảng, một bộ phận cán bộ được phân công tiếp quản cảng trên cơ sở là cảng quân sự phục vụ chiến tranh của chế độ cũ để lại, trang thiết bị, kho tàng, nhà cửa, công cụ sản xuất hầu như chẳng có gì.

Ngày 02 tháng 7 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 1332/QĐ-TCCB-LĐ thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam. Ngày 06/07/2009, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 1936/QĐ-BGTVT về việc chuyển Cảng Quy Nhơn về làm thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 31 tháng 10 năm 2009, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã có Quyết định số 804/QĐ-HĐQT về việc chuyển Cảng Quy Nhơn - Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Quy Nhơn.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cảng Quy Nhơn bắt đầu thực hiện quá trình cổ phần hóa và chuyển đổi thành Công ty Cổ phần được thực hiện theo Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 103/QĐ-HHVN ngày 15/3/2013 của Hội đồng thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam về việc

phê duyệt danh sách các đơn vị thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thực hiện cổ phần hóa năm 2013.

Mặc dù thời gian thực hiện cổ phần hóa diễn ra chỉ trong thời gian ngắn nhưng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cảng Quy Nhơn đã thực hiện quy trình cổ phần hóa Công ty đảm bảo đúng quy định của pháp luật và tiến độ do Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải yêu cầu, đặc biệt là công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của của Nhà nước về công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu của Công ty ra công chúng cũng được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật và đạt kết quả tốt. Cảng Quy Nhơn là cảng biển loại 1 thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đầu tiên thực hiện thành công việc chuyển đổi từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên sang mô hình Công ty Cổ phần.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức hoạt động

2.1.2.1. Chức năng

Cảng Quy Nhơn nằm ở điểm đầu của Quốc lộ 19, gần quốc lộ 1A và quốc lộ 14, Cảng Quy Nhơn được xem là cửa ngõ ra biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, các nước trong tiểu vùng Mê Kong và của cả tuyến đường hành lang Kinh tế Đông-Tây. Cảng Quy Nhơn còn có lợi thế đặc biệt khi nằm sát tuyến đường hàng hải quốc tế, giữ vị trí trung tâm của các nước trong vùng Đông Nam Á và Đông Á, có trên 10 tuyến đường biển nối với các Cảng quốc tế như: Manila (Philippin), Singapore, Hong Kong, Cao Hùng (Đài Loan), Bangkok (Thái Lan), Tokyo (Nhật Bản), Vladivostok (Nga)... nên rất thuận tiện cho tàu biển nước ngoài ra vào. Với lợi thế về vị trí địa lý như vậy, chức năng của Cảng Quy Nhơn gắn liền với ngành nghề hoạt động kinh doanh như kinh doanh dịch vụ Cảng biển và bến cảng, đưa đón tàu ra vào Cảng, hỗ trợ lai dắt tàu biển, vận chuyển hàng hóa, lưu kho bãi, bốc xếp, giao nhận hàng hóa.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

- Công ty luôn tuân thủ cam kết thực hiện tốt chính sách môi trường trong sản xuất, đầu tư chi phí cho hệ thống xử lý nước thải, luôn vệ sinh nơi sản xuất sạch sẽ, thoáng mát và luôn lập kế hoạch nhằm đảm bảo môi trường sản xuất tốt nhất nhằm tránh rủi ro, độc hại cho công nhân viên.

- Đối với xã hội và cộng đồng Công ty luôn có trách nhiệm, gắn kết, chung tay góp sức cùng với chính quyền, nhân dân địa phương vùng biển, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các gia đình chính sách, gia đình khó khăn; hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt; nhận nuôi các mẹ Việt Nam anh hùng với hàng ngàn suất quà gồm tiền, gạo, phần quà lên đến hàng tỷ đồng/năm.

2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động

Trong nhiều năm liền Cảng Quy Nhơn luôn là Cảng dẫn đầu khu vực miền Trung và đứng thứ ba toàn quốc về sản lượng hàng hóa thông qua, xác lập và giữ vững vai trò là Cảng biển quan trọng tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Các lĩnh vực của Cảng Quy Nhơn bao gồm:

- Kinh doanh dịch vụ cảng và bến cảng. Dịch vụ đưa đón tàu ra vào cảng, hỗ trợ, lai dắt tàu biển.

- Kinh doanh kho, bãi, kho ngoại quan. - Bốc xếp, giao nhận hàng hóa.

- Đại lý vận tải hàng hóa, đại lý tàu biển, đại lý vận tải thủy, bộ, vận tải đa phương thức.

- Mua bán vật tư, thiết bị phục vụ khai thác cảng và kinh doanh xuất/nhập khẩu.

- Đại lý kinh doanh xăng dầu.

- Sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí.

- Xây dựng, sửa chữa cầu cảng; gia công lắp ghép các bộ phận của cầu và bến cảng

- San lấp mặt bằng; xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. - Dịch vụ ăn uống, cung ứng lương thực, thực phẩm cho tàu biển. - Dịch vụ PTI, bảo trì, chạy điện, sửa chữa, vệ sinh container lạnh.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Quan hệ hành chính Quan hệ giám sát

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)

CÁC PHÓ TGĐ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

P. Kinh doanh P.Tổ chức-Tiền lương P. Tổng hợp P. Kỹ thuật P.Kế hoạch-Đầu tư P. Kế toán-Tài vụ Trạm y tế Xí nghiệp SCCK Trung tâm ĐĐ-KT Xí nghiệp XDCT Đội Container Xí nghiệp xếp dỡ Xí nghiệp KDDVTH

Xây dựng trên nguyên tắc phân công công việc, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau gồm :

- Đại hội đồng Cổ đông : Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, Đại hội đồng Cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên ban kiểm soát.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Ban Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định. Hiện nay Hội đồng quản trị của Công ty có 04 thành viên bao gồm 01 Chủ tịch Hội đồng quản trị, 03 thành viên Hội đồng quản trị.

- Ban Tổng Giám đốc : Ban Tổng Giám đốc bao gồm 01 Tổng Giám đốc và 05 Phó Tổng giám đốc, 01 kế toán trưởng. Tổng Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng quy định của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.

Cơ cấu của Ban Tổng Giám đốc hiện tại gồm 01 Tổng giám đốc điều hành chung, chịu trách nhiệm trước pháp luật; 01 Phó tổng giám đốc phụ trách công tác sản xuất, 01 Phó tổng giám đốc tham mưu nội chính cho Tổng giám đốc, 01 Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, 01 Kế toán trưởng phụ trách công tác tài chính kế toán của công ty.

- Ban kiểm soát : Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh , báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc. Cơ cấu Ban kiểm soát theo quy định bao gồm 01 trưởng ban và 02 thành viên.

- Các phòng ban Công ty bao gồm : Phòng Tổ chức – Tiền lương; Phòng Kế toán – Tài vụ; Phòng Kỹ thuật – Công nghệ; Phòng Kế hoạch – Đầu tư; Phòng Tổng hợp; Phòng Kinh doanh.

2.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán

Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn tổ chức kế toán theo mô hình tập trung. Phòng kế toán thực hiện các công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán, cố vấn và tham mưu cho ban lãnh đạo về chế độ kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Chú thích: Quan hệ chức năng Quan hệ phối hợp

Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn

(Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn)

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Kế toán công nợ nội bộ và phải trả Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán vật tư và tài sản cố định

Chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán:

- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ phận kế toán của Công ty và là người phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho Công ty. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất.

- Kế toán tổng hợp: Thực hiện việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của Công ty. Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu.

- Kế toán thanh toán: Thực hiện việc theo dõi và quản lý số liệu liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ thanh toán.

- Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp và phân bổ chi phí tiền lương, lập báo cáo liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội và các khoản thu nhập khác. Hàng tháng tính lương cho nhân viên sản xuất và nhân viên quản lý để chuyển qua kế toán thanh toán viết phiếu chi lương.

- Kế toán công nợ nội bộ và phải trả: Thực hiện công việc quản lý và theo dõi công nợ: các khoản thu, chi, sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả,…

- Kế toán vật tư và tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động nhập, xuất, tồn của vật tư hàng ngày. Kiểm kê, đánh giá giá trị của tài sản cố định của Công ty.

- Thủ quỹ: Thực hiện quản lý và thu - chi tiền mặt theo quy trình thanh toán của Công ty, thực hiện kiểm kê đối chiếu quỹ hàng ngày.

2.1.4. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến tình hình tài chính chính

2.1.4.1. Vai trò và xu thế phát triển Cảng Quy Nhơn

Với những ưu thế về vị trí địa lý đã nêu trên chúng ta nhận thấy rằng, Cảng Quy Nhơn không những góp phần giải quyết việc làm cho người dân, đóng góp lớn vào nguồn thu thuế của tỉnh Bình Định mà đó còn là một vị trí chiến lược chính trị quan trọng của quốc gia.

Trong nhiều năm liền Cảng Quy Nhơn luôn là Cảng dẫn đầu khu vực miền Trung và đứng thứ ba toàn quốc về sản lượng hàng hóa thông qua, xác lập và giữ vững vai trò là Cảng biển quan trọng tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, là cửa ngõ đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền Trung –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cảng quy nhơn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)