8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.3.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Bằng việc phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán tại doanh nghiệp, các nhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng tình hình tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính tại doanh nghiệp. [13]
1.3.4.1. Phân tích tình hình thanh toán
Tình hình thanh toán tại doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Do các khoản nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua, người bán nên khi phân tích, các nhà phân tích chủ yếu đi sâu xem xét các khoản nợ phải thu người mua (tiền bán hàng hóa, dịch vụ...); khoản nợ phải trả người bán (tiền mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ ...). Đối với các doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản nợ với Ngân sách, với đơn vị nội bộ, khi phân tích cũng cần xem xét các mối quan hệ thanh toán này. Về mặt tổng thể, khi phân tích tình hình thanh toán, các nhà phân tích tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau đây và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để nhận xét [13]:
tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được tính theo công thức sau:
Tỉ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ
phải trả
=
Nợ phải thu
x 100 (1.14) Nợ phải trả
Nếu tỷ lệ này trả lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng. Thực tế cho thấy, số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh.[13]
- Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn (vòng): Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu ngắn hạn quay được mấy vòng. Như đã phân tích ở trên, do số nợ phải thu trong các doanh nghiệp chủ yếu phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nên số vòng quay các khoản phải thu thường chỉ tính cho số tiền hàng bán chịu. Tuy nhiên các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có thể sử dụng doanh thu thuần về bán hàng. Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn được tính theo công thức:
Số vòng quay các khoản phải thu ngắn
hạn
=
Tổng số tiền hàng bán chịu (hoặc doanh thu thuần)
(1.15) Số dư bình quân các khoản
phải thu ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu ngắn hạn và hiệu quả của việc thu hồi nợ ngắn hạn. Nếu số vòng quay của các khoản phải thu ngắn hạn lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu ngắn
hạn nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn). [13]
1.3.4.2. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán tại doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán tại doanh nghiệp càng cao, năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tài chính sẽ kém bền vững. [13]
Khả năng thanh toán tại doanh nghiệp thông thường được thể hiện qua các chỉ tiêu: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán dài hạn, khả năng thanh toán theo thời gian và khả năng thanh toán tức thời.
Thông thường, khi phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn các nhà phân tích tình hình tài chính thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn tại doanh nghiệp là cao hay thấp [3, tr107] Hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
(1.16) Nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này cho biết giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (Sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho) doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải nợ ngắn hạn hay không? Chỉ tiêu này được tính như sau [4, tr108]:
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
(1.17) Nợ ngắn hạn
Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp đảm bảo và thừa khả năng thanh toán nhanh khi trị số này lớn hơn hoặc bằng 1 và ngược lại khi trị số này bé hơn 1 thì doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán. Nhưng trên thực tế, để
doanh nghiệp hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn thì trị số này thường lớn hơn 2.
Theo Nguyễn Văn Công, trong Giáo trình phân tích báo cáo tài chính (2010), cho rằng: “Khả năng thanh toán nhanh tại doanh nghiệp chỉ cho biết mức độ thanh toán nhanh hơn mức độ bình thường mà chưa đủ cơ sở để khẳng định doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ khi đáo hạn hay không. Vì thế, tác giả lại tiếp tục xem xét chỉ tiêu: “Hệ số khả năng thanh toán tức thời”. Hệ số này cho biết: Với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn khi đến hạn hay không [3, tr108]:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
(1.18) Tổng số nợ ngắn hạn
Bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiêu để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tác giả còn sử dụng hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn để đánh giá khả năng thanh toán tại doanh nghiệp được rõ ràng hơn.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu cho biết với số tài sản dài hạn hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải nợ dài hạn hay không? Hệ số này được xác định theo công thức [4, tr109]:
Hệ số khả năng thanh nợ
dài hạn =
Tài sản dài hạn
(1.19) Nợ dài hạn
Trị số chỉ tiêu này càng cao thì khả năng đảm bảo thanh toán nợ dài hạn càng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ số này ở mức quá cao thì doanh nghiệp có khả năng mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Do đó, để doanh nghiệp vừa đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nợ dài hạn thì doanh nghiệp cần tích cực phân tích tình hình tài chính để đưa ra các phương án kinh doanh hợp lý.