Phân tích cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cảng quy nhơn (Trang 40 - 42)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp [22, tr139]

- Phân tích cơ cấu tài sản được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản [6, tr140]

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản

=

Giá trị của từng bộ phận tài

sản x 100

(1.6) Tổng số tài sản

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhà quản lý đánh giá được khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang,

tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản. [13]

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn là xem xét tình hình biến động tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, được xác định theo công thức [6, tr148]

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn

=

Giá trị của từng bộ phận

nguồn vốn x100 (1.7) Tổng số nguồn vốn

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhà quản lý đánh giá được cơ cấu vốn huy động nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động. Vì vậy, để biết được chính xác tình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số nguồn vốn cũng như theo từng loại nguồn vốn. [13]

- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Các phân tích nếu chỉ dừng ở việc phân tích cơ cấu, sự biến động tài sản và nguồn vốn sẽ không bao giờ thể hiện được chính sách huy động và sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Chính sách huy động và sử dụng vốn tại một doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp và do vậy, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh tại doanh nghiệp. Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: [13]

+ Hệ số nợ trên tài sản là chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản tại doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Trị số của “Hệ số nợ trên tài sản” càng cao càng chứng tỏ mức độ phụ thuộc tại doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp.

Hệ số nợ trên tài sản =

Tổng nợ phải

trả (1.8)

Tổng tài sản

+ Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản tại doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính tại doanh nghiệp càng giảm dần vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chỉ một phần bằng vốn chủ sở hữu và ngược lại

Hệ số tài sản trên vốn

chủ sở hữu =

Tài sản

(1.9) Vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cảng quy nhơn (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)