8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.3.1. Về phía các cơ quan chức năng
Để có thể thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp Cảng biển nói chung và Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn nói riêng đòi hỏi hỏi phải có sự nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ về phía Nhà nước. Trong đó vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước có tính quyết định đến chiến lược tổng thể của ngành Hàng hải và của Công ty, đặc biệt ở hai lĩnh vực chính là tạo nguồn vốn và cơ chế chính sách. Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ các cơ quan quản lý và Công ty những vấn đề sau:
- Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống quản lý, chính sách, pháp luật hàng hải, đồng thời tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung những văn bản không còn phù hợp, cập nhật các điều ước quốc tế để bộ luật có thể hòa nhập với khu vực và quốc tế. Điều này giúp cho các doanh nghiệp cảng biển nói chung và Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn nói riêng không những có cơ hội phát triển mà còn vươn rộng ra tầm quốc tế.
- Nhà nước cần có chính sách phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ cảng biển bổ trợ, đặc biệt là dịch vụ vận tải đa phương thức để chuyển giao công nghệ quản lý, kinh nghiệm kinh doanh và mạng lưới khách hàng sẵn có. Bên cạnh đó, việc ban hành các cơ chế,
chính sách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cảng biển cạnh tranh lành mạnh, hoạt động bình đẳng cũng là điều hết sức cần thiết.
- Cần kiện toàn bộ máy quản lý theo hướng giảm bớt đầu mối tham mưu, phân định hợp lý chức năng, nhiệm vụ của từng đầu mối và tách biệt rõ ràng chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành với chức năng điều hành các tổ chức sự nghiệp công hàng hải trực thuộc.
- Nâng cao hiệu lực công tác quản lý đối với các doanh nghiệp cảng biển. Thực hiện kiểm tra giám sát và quản lý hồ sơ các tàu thuộc các doanh nghiệp trên toàn quốc từ tình hình khai thác tàu cho đến hoạt động kinh doanh để có những biện pháp hỗ trợ tích cực.
- Đẩy mạnh hợp tác liên doanh liên ngành giữa các doanh nghiệp cảng biển với các doanh nghiệp xuất khẩu để giành quyền vận tải cho đội tàu Việt Nam, có thể thực hiện dưới hình thức ký hợp đồng chuyên chở lâu dài.
- Hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp cảng biển phát triển còn hạn chế, thể hiện ở phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, hệ thống kho bãi,… làm hạn chế năng lực vận tải và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển. Vì thế, việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là một việc làm cần thiết. Chính vì vậy, Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển cảng, thực hiện đầu tư đồng bộ kế hợp đẩy mạnh việc nâng cấp, mở rộng hiện đại hóa các cảng, bến cảng, cầu cảng hiện có, Điều này giúp cho các doanh nghiệp cảng biển có thể rút ngắn thời gian chờ tàu, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng giải phóng hàng ở cảng góp phần nâng cao hiệu hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Nhà nước cần sớm đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách làm cơ sở để các doanh nghiệp quản lý tốt hoạt động của mình cũng như thực hiện tốt công tác phân tích tình hình tài chính.
- Nhà nước sớm có những văn bản cụ thể hơn về việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình của ngành nhằm góp phần mang lại hiệu quả ở tầm vi mô và vĩ mô.
- Nhà nước nên đưa hoạt động kiểm toán và công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp trở thành hoạt động thường xuyên, tất yếu trong nền kinh tế thị trường
- Nhà nước cần có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích tình hình tài chính nói riêng cho cán bộ phân tích của các doanh nghiệp.
- Nhà nước cần có chính sách xây dựng một thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán… để huy động vốn trong và ngoài nước
3.3.2. Về phía Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn
Để các giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trở thành công cụ hữu ích đối với Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn, về phía Công ty cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Nhân viên là thành phần chủ yếu quyết định thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty cần có những chính sách động viên nhân viên để họ thấu rằng công sức họ bỏ ra đóng góp cho hoạt động tại Công ty không phải là vô ích. Công ty cần khen thưởng những nhân viên có biểu hiện tốt trong việc thực hiện công việc của từng tháng, từng quý,... Bên cạnh đó, Công ty cũng phải có những biện pháp nhắc nhở hay khiển trách đối với những nhân viên không hoàn thành tốt công việc. Nâng bậc lương hàng năm mặc dù phải tùy thuộc tình hình lỗ lãi của Công ty.
- Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn tích cực đẩy mạnh đầu tư về tất cả các mặt như đã phân tích ở trên phần giải pháp. Ban lãnh đạo quyết tâm giải quyết mạnh mẽ những tồn đọng mới có thể thúc đẩy công ty bước lên một
tầm cao mới, vượt trên các đối thủ cạnh tranh, tăng năng suất, giảm lãng phí và tạo nên một thương hiệu Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn mang tầm quốc gia và thế giới.
- Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn hoạt động trong ngành cảng biển nên các rủi ro đặc thù của ngành này là các tai nạn liên quan đến vận tải thủy, xếp dỡ hàng hóa dễ gây thiệt hại về con người và tài sản cho Công ty. Để hạn chế bớt các rủi ro đặc thù này, Công ty luôn xây dựng các tiêu chuẩn an toàn cho hoạt động cũng như thực hiện việc mua bảo hiểm theo đúng quy định.
- Công ty cùng với cơ quan hải quan trao đổi ý kiến về quy định việc thực hiện các thể thức nghiệp vụ giao nhận vận tải theo thông lệ quốc tế trên cơ sở đảm bảo chấp hành luật pháp. Tham gia với hải quan đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và buôn lậu trong dịch vụ giao nhận.
- Công ty nên rút kinh nghiệm các khâu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, bàn bạc thống nhất với hải quan để đề nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước có những quy định hoặc bổ sung nhằm đơn giản hóa thủ tục, chứng từ kết quả kiểm định chất lượng chính xác hơn tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông thuận lợi mà vẫn đảm bảo được sự quản lý của hải quan.
- Công ty cần triển khai tổ chức phân tích tình hình tài chính một cách tích cực hơn. Công ty thành lập một bộ phận hoặc bố trí nhân sự chuyên làm công tác phân tích tình hình tài chính. Bộ phận hoặc nhân sự làm công tác phân tích tình hình tài chính cần thực hiện các khâu của tổ chức phân tích tình hình tài chính, đưa ra phương pháp phân tích tình hình tài chính và xây dựng được hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính cụ thể phù hợp nhất với đặc thù riêng của Công ty. Công ty sẽ nhìn nhận rõ được những hạn chế ở khâu nào làm hiệu quả kinh doanh của Công ty còn thấp để từ đó đưa ra các giải pháp và quyết định phù hợp, chính xác, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
3.4. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI
3.4.1. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu
Do thời gian và trình độ nghiên cứu có hạn nên trong quá trình phân tích, tác giả chỉ sử dụng nguồn thông tin bên trong Công ty như: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, …mà chưa sử dụng các thông tin bên ngoài Công ty, thông tin của các Công ty cùng ngành nghề kinh doanh để so sánh, nhận xét. Điều này làm mất đi tính khách quan của các kết luận phân tích bởi vì tác giả nhận xét trên số liệu tính toán được và theo quan điểm chủ quan của tác giả.
Đối với phương pháp phân tích, tác giả chỉ mới đề cập đến phương pháp loại trừ, phương pháp đồ thị và phương pháp dupont, trong khi có rất nhiều phương pháp khác như phương pháp chi tiết, phương pháp hồi quy…sẽ giúp cho Công ty có cái nhìn tổng quát về các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
3.4.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai
Chính những hạn chế của đề tài nghiên cứu ở trên, trong thời gian tới tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện những hạn chế trên bằng cách mở rộng thời gian nghiên cứu để phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của Công ty ở các chỉ tiêu ROA, ROE…Đồng thời sẽ mở rộng phân tích tình hình tài chính dựa vào các chỉ tiêu phi tài chính nhằm xem xét cả về hiệu quả xã hội.
KẾT THÚC CHƯƠNG 3
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, và đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, phân tích tình hình tài chính có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Công ty. Công ty dựa vào phân tích tình hình tài chính để cải thiện và nâng cao năng lực tài chính của mình. Qua đó theo kịp với sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, thích ứng nhanh với sự biến đổi của thị trường để có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt sắp tới.
Trong chương 3, luận văn đánh giá các kết quả phân tích từ chương 2, đưa ra quan điểm và định hướng phân tích tình hình tài chính tại Công ty và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn. Qua đó góp phần đưa Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn trở thành Cảng trọng điểm miền Trung và của cả nước.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng, các Công ty muốn tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo vị thế trên thị trường, để có những bước phát triển đột phá cũng như khắc phục những khó khăn tài chính còn tồn tại thì cần phải có kênh phân tích tình hình tài chính tại Công ty.
Thật vậy, phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn giúp cho Công xác định được tình hình tài chính của mình nhằm quản lý được tình hình sử dụng vốn, tìm ra sự cân đối giữa vốn tự có và vốn huy động để có định hướng khai thác hợp lý nhất các nguồn lực sẵn có nhằm tăng mạnh doanh thu, lợi nhuận một cách hiệu quả nhất. Do đó, việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn là một nhu cầu vô cùng cấp thiết. Về nội dung, luận văn đã giải quyết các vấn đề sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính, nội dung, phương pháp phân tích tình hình tài chính, tổ chức phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp.
- Dựa trên cơ sở lý luận, luận văn tiến hành phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn.
- Từ thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn, luận văn đã đánh giá các kết quả phân tích, đưa ra quan điểm và định hướng phân tích tình hình tài chính tại Công ty, đưa ra giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn.
Vì thời gian và trình độ còn hạn chế nên việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và những người quan tâm để luận văn có thể được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh
[1] Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2010), “ Giáo trình kế toán tài chính “, NXB Tài chính, Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
[3] Nguyễn Văn Công (2010), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản giáo dục.
[4] Nguyễn Văn Công (2014), Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân,Hà Nội
[5] Đỗ Thị Ngọc Diệp (2003), Lý thuyết tài chính, NXB Giao thông Vận Tải Hà Nội
[6] Paul A Samuelson và Wiliam Dnorlhau (1997), Kinh tế học, lần thứ 15, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[7] Phạm Văn Dược (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
[8] Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê
[9] Đỗ Thị Tuyết Khương (2014), Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Hùng Vương, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
[10] V.I. Lênin (1995), Kế hoạch điện khí hóa toàn quốc, Nhà xuất bản Matxcova, Matxcova.
[11] Trần Thị Thu Phong (2012), Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[12] Nguyễn Năng Phúc, Nghiêm Văn Lợi, Nguyễn Ngọc Quang (2006), Phân tích tài chính Công ty Cổ phần, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[13] Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (2018), Chuyên đề 6, Phân tích hoạt động tài chính nâng cao, Hà Nội.
[14] Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Thành Long, Trần Văn Thuận (2007), Phân tích hoạt động kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục.
[15] Nguyễn Văn Tạo (2004), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí thương mại, số 13,Hà Nội.
[16] Nguyễn Ngọc Tiến (2017), Chuyên khảo về phân tích hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[17] Phan Tường Vi (2018), Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn, Luận văn thạc sĩ Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
[18] http://www.baobinhdinh.com.vn. Truy cập ngày 25/06/2019 [19] http://sct.binhdinh.gov.vn/. Truy cập ngày 25/06/2019
Tiếng Anh
[20] Lechao LIU, Gye Kark , Analysis of factors affecting container throughput through ports in Korea and China” (2011), Journal of Maritime and Logistics Asia
[21] Tạp chí Hàng hải và Logistics Châu Á với đề tài “Analysis of factors affecting container throughput through ports in Korea and China” [22] Nguyễn Năng Phúc (2011) Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB
PHỤ LỤC
STT TÊN PHỤ LỤC
1 Bảng cân đối kế toán tổng hợp năm 2016 Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn
2 Bảng cân đối kế toán tổng hợp năm 2017 Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn
3 Bảng cân đối kế toán tổng hợp năm 2018 Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn
4 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn 5 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017 Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn 6 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn