Phân tích khả năng sinh lợi của doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền bắc (Trang 36 - 39)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2.4. Phân tích khả năng sinh lợi của doanh thu

Doanh thu và lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp và đồng thời cũng là hệ quả của các quyết định quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định trong tương lai. Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lý của doanh nghiệp được phản ánh tổng hợp nhất qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của doanh thu bao gồm sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS) theo công thức được đề cập ở mục trên để có thể biết được mỗi đồng doanh thu thuần thu được trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, ta còn xét thêm chỉ tiêu hệ số lợi nhuận gộp. Hệ số lợi nhuận gộp được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ với doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này cung cấp thông tin cho ta biết trong kỳ kinh doanh, một đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nếu không tính đến chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp [5].

Hệ số lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần

Thông thường, hệ số lợi nhuận gộp cao sẽ tốt hơn, nhưng đồng thời cần phải xem xét trên nhiều mặt của doanh nghiệp. Khi hệ số này giảm qua các năm thì đó sẽ là tín hiệu cảnh báo cho doanh nghiệp; có thể là do điều kiện thị trường, chi phí tăng hay mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Một doanh nghiệp có hệ số lợi nhuận gộp cực thấp thì sẽ gặp nguy hiểm trong trường hợp các điều kiện thị trường biến đổi. Ngược lại, một doanh nghiệp có hệ số lợi nhuận gộp cao chứng tỏ doanh nghiệp có một lợi thế nhất định so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.[5]

Phân tích khả năng sinh lợi của doanh thu là khâu quan trọng trong phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi đây là mục tiêu hàng đầu của chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư. Là chỉ tiêu được đánh giá là trọng yếu để giúp các đối tượng trên đưa ra các quyết định kinh doanh hoặc đầu tư; do đó, việc phân tích từ khái quát đến cụ thể những diễn biến, thay đổi của doanh thu trong những năm gần đây là điều hết sức cần thiết. Khi thực hiện bước này, ta cần phải xác định được xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của sức sinh lợi của doanh thu để phân tích một cách chính xác hơn. Để xác định xu hướng tăng trưởng và nhịp điệu tăng trưởng, ta sử dụng các công thức sau [5]:

- Phân tích xu hướng tăng trưởng là việc phân tích ROS có chiều hướng đi lên, đi xuống hay không thay đổi và ta sử dụng số tương đối động thái định gốc theo công thức:

ROSi – ROS0

x 100 ; (i = 1,n) ROS0

Trong đó: ROS0:Sức sinh lợi doanh thu của doanh nghiệp ở kì gốc. ROSi: Sức sinh lợi doanh thu của doanh nghiệp ở kì phân tích.

- Phân tích nhịp điệu tăng trưởng tức là ta phân tích ROS ổn định, đều đặn hay bấp bênh, khi đó ta sử dụng số tương đối động thái liên hoàn với công thức:

ROS(i+1) – ROS i

x 100 ; (i = 1,n) ROS i

Trong đó: ROSi:Sức sinh lợi doanh thu của doanh nghiệp ở kì phân tích. ROS(i+1): Sức sinh lợi doanh thu của doanh nghiệp ở kì phân tích tiếp theo. Đối với một doanh nghiệp, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình là một điều hết sức quan trọng, và quan trọng hơn nữa là doanh nghiệp đó cần phải đảm bảo được hiệu quả kinh doanh đó là bền vững, sự tăng trưởng đó là bền vững. Chính vì vậy, bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh cần

thiết thì các nhà quản trị cũng cần phải tiến hành phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng đối với các nội dung quan trọng của doanh nghiệp mình. Điều này không chỉ giúp các nhà quản trị xác định được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, mà còn là cơ sở để các nhà đầu tư các đơn vị liên kết kinh doanh tin tưởng và sẽ quyết định hợp tác lâu dài hơn.

1.2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh.

- Vòng quay các khoản phải thu [5]

Vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần =

Khoản phải thu bình quân - Kỳ thu tiền bình quân[5]

Kỳ thu tiền bình quân

Số ngày trong kỳ (365) =

Vòng quay khoản phải thu - Vòng quay các khoản phải trả[5]

Vòng quay các khoản phải trả

Doanh thu thuần

= Khoản phải trả bình quân

- Vòng quay của hàng tồn kho [5]

Vòng quay của hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán

= Hàng tồn kho bình quân

- Vòng quay vốn lưu động [5]

Vòng quay vốn lưu động

Doanh thu thuần

= Vốn lưu động bình quân

Số vòng quay tài sản ngắn hạn =

Doanh thu thuần Giá trị tài sản ngắn hạn

bình quân - Vòng quay tài sản[5]

Vòng quay tài sản

Doanh thu thuần =

Tổng tài sản bình quân

1.3. Các phương pháp trong phân tích hiệu quả kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung không thể thiếu trong quá trình phân tích kinh doanh, do đó phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh cũng chính là phương pháp phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả kinh doanh thường sử dụng các phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp hồi quy … Sau này Luận văn sẽ lần lượt trình bày một số nội dung chính của các phương pháp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền bắc (Trang 36 - 39)