Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền bắc (Trang 35 - 36)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Tài sản là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ảnh năng lực hiện có của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý tài sản một cách tối ưu nhất vào hoạt động kinh doanh sao cho chúng sinh lợi tối đa. Chính vì vậy, sử dụng tài sản hiện có một cách có hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sức sinh lợi của tài sản (ROA): Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, trước hết ta phải xem xét sức sinh lợi của tài sản (ROA) đã được tác giả luận văn đề cập đến trong công thức phần 1.2.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh. Đó là chỉ tiêu quan trọng để ta có thể biết được hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.

- Hiệu suất sử dụng tài sản: Bên cạnh phân tích sức sinh lợi của tài sản, trong việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, ta không thể không quan tâm đến hiệu suất sử dụng tài sản. Đây là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính ra bằng cách lấy tổng doanh thu thuần doanh nghiệp đạt được trong kỳ phân tích chia cho giá trị bình quân của tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng thời kỳ đó [16].

Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động càng

nhanh, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp; và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền bắc (Trang 35 - 36)