Xây dựng khung quản lý nợ và quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền bắc (Trang 93 - 94)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.4.3 Xây dựng khung quản lý nợ và quản lý rủi ro

Hiện nay, khoản phải thu đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản Công ty, năm 2018 nợ phải thu chiếm đến 26% tổng tài sản. Mặt khác,

dựa vào thống kê trên báo cáo tài chính năm 2018 của Công ty ta thấy, năm 2017 khoản nợ quá hạn của Công ty có giá trị 6.554 triệu đồng chiếm 7,85% tổng tài sản đến năm 2018 giảm xuống còn 5.170 triệu đồng chiếm 7,03% tổng tài sản của Công ty. Điều này cho thấy chính sách bán hàng và quả lý thu hồicông nợ của Công ty đang hoạt động chưa hiệu quả.

Đồng thời, năm 2018 nợ phải thu tiền bán sáchvà thiết bị giáo dục văn phòng tại 2 cửa hàng 187B Giảng Võ và 18/30 Tạ Quang Bửu từ năm 2017 trở về trước nhưng chưa được nộp về Công ty. Công ty đã thành lập tổ công tác để điều tra và rà soát lại số liệu và xác định trách nhiệm đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan [3]. Điều này cho thấy việc quản lý chưa chặt chẽ, chưa kiểm soát được những rủi ro tài chính gây thất thoát cho Công ty. Công ty cần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm soát hơn nữa. liên tục liểm toán định lỳ và kiểm toán bất thường để nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro cho Công ty.

Những điều trên càng khẳng định hơn cho ta thất, Công ty cần xây dựng lại khung quản lý nợ, đánh giá lại chính sách bán hàng, chính sách thanh toán, thu hồi công nợ để đưa ra định hướng phù hợp cải cách chính sách quản lý nợ của Công ty. Đồng thời Côngt y cần đánh giá lai rủi ro để quản lý rủi ro hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm soát của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền bắc (Trang 93 - 94)