Đánh giá khái quát hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền bắc (Trang 30 - 33)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2.1. Đánh giá khái quát hiệu quả tài chính

Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhằm mục đích giúp doanh nghiệp biết được hiệu quả kinh doanh của mình ở mức độ nào, xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; thường được đánh giá thông qua những chỉ tiêu sau[5]:

- Sức sinh lợi của tài sản: Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp mong muốn lấy thu bù chi và có lãi, bằng cách so sánh lợi nhuận với tài sản đầu tư, ta sẽ thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ tài sản; có thể xác định bằng công thức:[5]

Sức sinh lợi của tài sản

(ROA) =

Lợi nhuận sau thuế TNDN Tổng tài sản bình quân

Sức sinh lợi của tài sản giúp cho doanh nghiệp có thể biết được trong một kỳ kinh doanh, doanh nghiệp bỏ ra một đồng tài sản đầu tư thì thu được

bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có trị số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt và còn cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.

- Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (VCSH): Nguồn vốn là một thành phần quan trọng mà cả nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tư đều quan tâm và xem xét để có thể đánh giá việc sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp như thế nào, ta đánh giá chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE). Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, được xác định bằng việc so sánh giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp với lượng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Theo đó có thể thấy, trong kỳ kinh doanh một đồng vốn chủ sở hữu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, từ đó kéo theo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.[5]

Sức sinh lợi của

VCSH (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế TNDN VCSH bình quân

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Nó thường được xem là tỷ lệ tối thượng có thể được lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp đó đối với chủ đầu tư.

- Sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS): Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, ta không thể không xét đến bộ phận doanh thu - là yếu tố mà bất kỳ một doanh nghiệp hay chủ đầu tư nào đều trông đợi sẽ có hiệu quả. Ta đánh giá khái quát về doanh thu thông qua chỉ tiêu sức sinh lợi của doanh thu để có thể biết được mỗi đồng doanh thu thuần

thu được trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.[5] Sức sinh lợi của doanh

thu thuần (ROS) =

Lợi nhuận sau thuế TNDN Doanh thu thuần

Sức sinh lợi của doanh thu thuần là một chỉ tiêu sử dụng rộng rãi để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó không chỉ được sử dụng như một công cụ để phân tích hiệu quả kinh doanh của một công ty mà còn để so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các công ty tương tự nhau. Một ROS tăng đối với các doanh nghiệp có hoạt động ngày càng trở nên hiệu quả hơn, hoặc sẽ giảm khi có dấu hiệu khó khăn về tài chính. Hay nói cách khác, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.Một đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

- Sức sinh lợi căn bản:

Phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp cho nên thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ khác nhau.[5]

Như vậy có thể thấy, để phân tích được hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, trước hết ta cần phải đánh giá được khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó thông qua ba thành tố cơ bản là tài sản, vốn và doanh thu để có cái nhìn tổng quan hơn khả năng thực tại và xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tiếp theo sau đó ta sẽ đánh giá chính xác sự thay đổi nhịp điệu, xu hướng của các thành tố, tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi, các yếu tố tác động đến sự thay đổi đó thông qua việc đi vào phân tích chi tiết từng thành tố trên.

Sức sinh lợi căn bản (BEPR) = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Tài sản bình quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền bắc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)