Các phương pháp phân tích khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền bắc (Trang 42 - 46)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.3.3. Các phương pháp phân tích khác

Ngoài các phương pháp phổ biến trên, phân tích hiệu quả kinh doanh còn kết hợp sử dụng một số phương pháp phân tích khác như:

1.3.3.1. Phương pháp Dupont

Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số.[14]

Phương pháp Dupont có thể cho phép ta đánh giá được sự biến động của một chỉ tiêu kinh tế trong mối quan hệ tác động của các chỉ tiêu kinh tế khác, từ đó xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có thể giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ sự điều chỉnh các yếu tố tác động cùng lúc một cách hợp lý. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội

bộ doanh nghiệp để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp bằng cách nào.

Tuy nhiên, việc xây dựng được một phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế không hề đơn giản; ngoài ra, việc xác định chỉ tiêu nào có ảnh hưởng trước là rất khó khăn. Vì vậy, phương pháp Dupont không phải là phương pháp dễ sử dụng với các doanh nghiệp [14].

1.3.3.2. Phương pháp loại trừ

Để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích sử dụng phương pháp loại trừ. Đặc trưng cơ bản của phương pháp loại trừ là luôn đặt đối tượng nghiên cứu vào các trường hợp giả định khác nhau; từ đó lần lượt xác định và loại trừ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của đối tượng nghiên cứu [5].

Để vận dụng phương pháp loại trừ trước hết ta phải xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, sau đó xây dựng phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu và cuối cùng tổng hợp kết quả tính toán, rút ra nhận xét, kiến nghị.

Ưu điểm của phương pháp loại trừ là đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố; dó đó phản ánh được nội dung bên trong của đối tượng nghiên cứu.

Tuy nhiên, khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì phải giả định nhân tố khác không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố khác cũng cùng thay đổi cho nên việc xác định này là không tuyệt đối chính xác.

Đồng thời, việc xác định nhân tố phản ánh số lượng hay chất lượng cũng là một vấn đề ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tính toán của chúng ta.

1.3.3.3. Phương pháp hồi quy

Phương pháp hồi quy là phương pháp tìm mối quan hệ phụ thuộc của một biến, được gọi là biến phụ thuộc vào một hoặc nhiều biến khác, được gọi là biến độc lập nhằm mục đích ước lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.[5]

Công thức tổng quát của mô hình hồi quy tuyến tính: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + β3X3i + ... βn Xni + ei

Trong đó: Y là biến phụ thuộc, nó phụ thuộc vào các biến X1, X2, …, Xn.

Các biến X1, X2, …, Xn là các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc, là nguyên nhân dẫn đến kết quả là tác động đến biến Yi

ei : Giá trị đối với sự dao động ngẫu nhiên hay sai số trong lần quan sát thứ i

Bài toán hồi quy tuyến tính dựa trên quan hệ nhân quả đó là các biến X1, X2, …, Xn có một cơ sở lý thuyết tác động đến biến Y

Hệ số β0 là tung độ gốc của mô hình, hệ số β1, β2, β3,… βn được xác định qua quá trình điều tra, nó phản ánh mức độ tác động của các yếu tố đến biến Y.

Phương pháp này giúp doanh nghiệp có những dự báo cho tương lai, từ đó đưa ra các định hướng, chiến lược cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là một phương pháp khó sử dụng vì đòi hỏi số liệu của thời gian dài và phải xây dựng một phương trình hồi quy hợp lý

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Phân tích hiệu quả kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp cho các đối tượng quan tâm đến các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi đi đến các quyết định đầu tư; là công cụ quản trị hữu hiệu cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, định hướng phát triển và kiểm soát hoạt động doanh nghiệp mình.

Qua trình bày cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đã giải quyết được vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng, nội dung phân tích và các phương pháp phân tích để làm cơ sở cho việc phân tích hiệu quả kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Sách Và Thiết Bị Giáo Dục Miền Bắc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền bắc (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)