PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 27)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.4. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ

1.4.1. Khái niệm phân tích chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi giá trị (VCA) theo Michael Porter là một quá trình trong đó một công ty xác định các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ của mình để tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng và sau đó phân tích các hoạt động này để

giảm chi phí hoặc tăng sự khác biệt. [26]

Nhƣ vậy, ở phạm vi hẹp, phân tích chuỗi giá trị là một công cụ chiến lƣợc đƣợc sử dụng để phân tích các hoạt động nội bộ của công ty. Mục tiêu của nó là nhận ra, hoạt động nào có giá trị nhất (nghĩa là nguồn lợi thế chi phí hoặc lợi thế khác biệt) cho công ty và hoạt động nào có thể đƣợc cải thiện để mang lại lợi thế cạnh tranh. Nói cách khác, bằng cách xem xét các hoạt động nội bộ, phân tích cho thấy lợi thế hoặc bất lợi cạnh tranh của một công ty.

Một cách chung hơn, phân tích chuỗi giá trị là một công cụ mô tả nhằm giúp cho nhà quản trị kiểm soát đƣợc sự tƣơng tác giữa những ngƣời tham gia khác nhau trong chuỗi. Là một công cụ có tính mô tả nên nó có lợi thế ở chỗ buộc ngƣời phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi, nhằm chỉ ra đƣợc năng lực cạnh tranh của một công ty, một ngành hàng… có thể bị ảnh hƣởng do tính không hiệu quả ở một khâu nào đó trong CGT.

Nhƣ vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể do các nhà quản trị doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý thực hiện ở phạm vi doanh nghiệp, quốc gia hoặc toàn cầu; áp dụng cho một sản phẩm hoặc một ngành hàng; và có thể đƣợc thực hiện từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào trong chuỗi.

Phân tích chuỗi giá trị có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển bền vững sản phẩm/ngành hàng, nhất là sản phẩm nông nghiệp bởi vì:

- Phân tích chuỗi giá trị đƣợc xem nhƣ là công cụ đắc lực giúp cho những nhà quản trị, ngƣời giữ vai trò quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp xác định đâu là những hoạt động chính của một tổ chức, một ngành hàng, và xác định xem mỗi hoạt động đã góp phần vào chiến lƣợc cạnh tranh cũng nhƣ sự phát triển của tổ chức, của ngành hàng nhƣ thế nào.

- Phân tích chuỗi giá trị giúp sơ đồ hóa một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể.

Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những ngƣời tham gia, cơ cấu lãi và chi phí, dòng hàng hóa trong chuỗi, đặc điểm việc làm, khối lƣợng và điểm đến của hàng hóa đƣợc bán trong nƣớc và nƣớc ngoài (Kaplinsky và Morris 2001) [22].

- Phân tích chuỗi giá trị giúp cho nhà quản trị đo lƣờng đƣợc hiệu quả chung của sản phẩm, của ngành hàng và xác định đƣợc mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia chuỗi để có cơ sở đƣa ra những quyết định phù hợp.

- Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định phân phối lợi ích – chi phí của những ngƣời tham gia trong chuỗi, từ đó khuyến khích sự hợp tác giữa các khâu trong chuỗi để việc phân phối lợi ích vƣơn tới sự công bằng, tạo ra nhiều hơn giá trị tăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

- Phân tích chuỗi giá trị giúp cho các nhà tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để có những giải pháp phù hợp và không ngừng hoàn thiện chính sách vĩ mô và vi mô.

- Phân tích chuỗi giá trị giúp hình thành và phát triển các liên kết sản xuất dọc (hợp tác giữa các tác nhân tham gia chuỗi) và liên kết ngang (giữa từng khâu trong chuỗi) là cơ sở chính để sản phẩm tiếp cận thị trƣờng một cách bền vững.

- Phân tích chuỗi giá trị giúp cho quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả (chi phí sản xuất thấp) từ đầu vào đến đầu ra và quản lý chất lƣợng tốt (từ đầu ra trở về đầu vào) nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành hàng (giá thành cạnh tranh, chất lƣợng tốt).

- Phân tích chuỗi giá trị giúp quản lý rủi ro dọc theo chuỗi tốt hơn và tổ chức hậu cần (logistics) hiệu quả.

- Phân tích chuỗi giá trị giúp cho các tác nhân tham gia chuỗi có nhận thức, năng động và trách nhiệm đến sản phẩm cuối cùng.

hiệu quả từ việc nâng cao trách nhiệm từng tác nhân và nhà hỗ trợ chuỗi.

1.4.2. Nội dung quy trình và các công cụ phân tích chuỗi giá trị

Để phân tích chuỗi giá trị có thể tiến hành từ 4 đến 8 nội dung phân tích sau, trong đó 4 nội dung đầu tiên đƣợc coi là ―công cụ cốt yếu‖ cần đƣợc thực hiện để đạt đƣợc phân tích tối thiểu về chuỗi giá trị; 4 nội dung tiếp theo là những công cụ nâng cao có thể tiến hành thêm để có một bức tranh tổng thể hơn về chuỗi giá trị.

1.4.2.1. Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích

Mục tiêu: Do các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên trƣớc khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, phải quyết định xem sẽ ƣu tiên chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích và thiết kế quy trình lựa chọn một số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều chuỗi có thể lựa chọn, có thể đƣợc.

Các câu hỏi chính: Việc chọn những chuỗi giá trị để phân tích dựa trên những tiêu chí chính nào? Có những chuỗi giá trị tiềm năng nào có thể phân tích? Sau khi áp dụng những tiêu chí lựa chọn, những chuỗi giá trị nào là thích hợp nhất để phân tích?

Các bƣớc tiến hành: Bƣớc 1: Xác định các tiêu chí

Bƣớc 2: Định lƣợng mức độ quan trọng của các tiêu chí Bƣớc 3: Liệt kê các sản phẩm/hoạt động có tiềm năng

Bƣớc 4: Lập bảng xếp thứ tự các sản phẩm/hoạt động theo các tiêu chí

1.4.2.2. Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Mục tiêu: Lập sơ đồ chuỗi giá trị có ba mục tiêu chính: Giúp hình dung đƣợc các mạng lƣới để hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân và các quy trình trong một chuỗi giá trị; Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trình trong chuỗi giá trị; Cung cấp cho các bên liên quan hiểu

biết ngoài phạm vi tham gia của riêng họ trong chuỗi giá trị.

Không có sơ đồ chuỗi giá trị nào hoàn toàn toàn diện và bao gồm tất cả mọi yếu tố. Việc quyết định lập sơ đồ những gì phụ thuộc vào, chẳng hạn nhƣ, các nguồn lực ta có, phạm vi và mục tiêu của nghiên cứu và nhiệm vụ của tổ chức của chúng ta. Một chuỗi giá trị, cũng nhƣ thực tiễn, có rất nhiều khía cạnh: dòng sản phẩm thực tế, số tác nhân tham gia, giá trị tích lũy đƣợc... Vì vậy, việc chọn xem sẽ đƣa vào những khía cạnh nào mà ta muốn lập sơ đồ là rất quan trọng.

Các câu hỏi chính: Có những quy trình khác nhau (căn bản) nào trong chuỗi giá trị? Ai tham gia vào những quy trình này và họ thực tế làm những gì? Có những dòng sản phẩm, thông tin, tri thức nào trong chuỗi giá trị? Khối lƣợng của sản phẩm, số lƣợng những ngƣời tham gia, số công việc tạo ra nhƣ thế nào? Sản phẩm (hoặc dịch vụ) có xuất xứ từ đâu và đƣợc chuyển đi đâu? Giá trị gia tăng thay đổi nhƣ thế nào trong toàn chuỗi giá trị? Có những hình thức quan hệ và liên kết nào tồn tại? Những dịch vụ (kinh doanh) nào cung cấp cho chuỗi giá trị?

Các bước tiến hành:

Bƣớc 1: Lập sơ đồ các kênh trong chuỗi giá trị

Bƣớc 2: Xác định và lập sơ đồ những tác nhân chính ở các kênh này Bƣớc 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm

Bƣớc 4: Lập sơ đồ khối lƣợng sản phẩm, số tác nhân, số công việc Bƣớc 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm/dịch vụ về mặt địa lý Bƣớc 6: Xác định trên sơ đồ giá trị ở các cấp độ khác nhau của chuỗi Bƣớc 7: Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa các tác nhân Bƣớc 8: Lập sơ đồ các dịch vụ kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị

1.4.2.3. Phân tích chi phí và lợi nhuận

Mục tiêu: Xác định trong chuỗi giá trị tác nhân nào có lợi nhuận nhiều nhất từ đó tính toán và đƣa ra các giải pháp giúp cho các tác nhân, đặc biệt là

ngƣời nông dân có lợi nhiều nhất.

Các câu hỏi chính: Chi phí, gồm cả chi phí cố định và thay đổi, của mỗi ngƣời tham gia là gì và cần đầu tƣ bao nhiêu để tham gia một chuỗi giá trị? Thu nhập của mỗi ngƣời tham gia trong chuỗi giá trị là bao nhiêu? Vốn đầu tƣ, chi phí, lợi nhuận và lợi nhuận biên đƣợc phân chia giữa những ngƣời tham gia trong chuỗi giá trị nhƣ thế nào? Chi phí và lợi nhuận của chuỗi giá trị này thấp hơn hay cao hơn so với các chuỗi giá trị sản phẩm khác? Nói cách khác, chi phí cơ hội của việc mua các nguồn lực sản xuất cho chuỗi giá trị cụ thể này là thế nào? Nguyên nhân của việc phân chia chi phí và lợi nhuận trong một chuỗi giá trị là gì?

Các bước tiến hành:

Bƣớc 1: Xác định các chi phí và mức vốn đầu tƣ cần thiết Bƣớc 2: Tính doanh thu trên từng tác nhân tham gia Bƣớc 3: Tính tỷ suất tài chính

Bƣớc 4: Những thay đổi qua thời gian

Bƣớc 5: Vị thế tài chính tƣơng đối của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Bƣớc 6: Tính chi phí cơ hội

Bƣớc 7: Điểm chuẩn

Bƣớc 8: Đi xa hơn dữ liệu định lƣợng

1.4.2.4. Phân tích công nghệ i n thức và nâng c p

Mục tiêu: Phân tích và đánh giá công nghệ và kiến thức có mặt và đƣợc sử dụng trong chuỗi giá trị về tính hợp lý và tính hiệu quả.

Các câu hỏi chính: Các tác nhân tham gia trong chuỗi, đặc biệt là ngƣời nghèo có trình độ kiến thức cần thiết để hiểu công nghệ và thực hiện hoặc vận hành công nghệ đang có? Việc đầu tƣ công nghệ có nằm trong tầm với của ngƣời nghèo không? Công nghệ có thể tái tạo và thay thế hay không? Yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm có tạo áp lực nâng cao công nghệ trong chuỗi không?

Có những tác động đầu tƣ bên ngoài về kiến thức và công nghệ trong chuỗi không?

Các bƣớc tiến hành:

Bƣớc 1. Vẽ sơ đồ sự biến đổi/sự khác nhau về kiến thức và công nghệ trong các quy trình riêng biệt của chuỗi giá trị.

Bƣớc 2 Nhận biết chuỗi thị trƣờng riêng biệt dựa trên kiến thức và công nghệ Bƣớc 3 Nhận biết và xác định số lƣợng lỗ hổng trong kiến thức và công nghệ gây cản trở việc nâng cao trong chuỗi thị trƣờng

Bƣớc 4 Phân tích những lựa chọn nào là trong tầm với của ngƣời nghèo (về mức kiến thức, đầu tƣ, sử dụng...)

1.4.2.5. Phân tích các thu nhập trong chuỗi giá trị

Mục tiêu: Phân tích tác động của việc tham gia vào các chuỗi giá trị tới việc phân bổ thu nhập trong và giữa các mức khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp bậc của các tác nhân tham gia đơn l ; Phân tích tác động của các hệ thống quản trị chuỗi giá trị khác nhau tới sự phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối cùng. Miêu tả sự tác động của sự phân bổ thu nhập tới ngƣời nghèo và những nhóm ngƣời yếu thế và tiềm năng đối với sự giảm nghèo từ các chuỗi giá trị khác nhau.

Các câu hỏi chính: Có những sự khác nhau trong và giữa những mức khác nhau của chuỗi giá trị không? Tác động của các hệ thống quản trị khác nhau tới sự phân bổ thu nhập giữa và trong các mức khác nhau của chuỗi giá trị? Những tác động hiện thời và trong tƣơng lai của các thu nhập phân bổ của chuỗi giá trị lên ngƣời sản xuất là gì? Những thay đổi trong thu nhập bắt nguồn từ việc phát triển của các loại chuỗi giá trị khác nhau là gì? Sự đa dạng của thu nhập và rủi ro đối với sinh kế giữa và trong các mức khác nhau của chuỗi giá trị là gì?

Bƣớc 1: Định nghĩa loại hình Bƣớc 2: Tính lợi nhuận

Bƣớc 3: Tính thu nhập ròng ở mỗi mức chuỗi giá trị Bƣớc 4: Tính phân bổ thu nhập theo lƣơng

Bƣớc 5: Tính sự biến đổi thu nhập theo thời gian

Bƣớc 6: Đánh giá vị trí thu nhập trong chiến lƣợc sinh kế Bƣớc 7: So sánh thu nhập qua các chuỗi giá trị khác nhau

1.4.2.6. Phân tích việc làm trong chuỗi giá trị

Mục đích của việc phân tích việc làm trong chuỗi giá trị là: Để phân tích tác động của chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa và trong các cấp khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp ngƣời tham gia cá nhân; Miêu tả sự phân bổ việc làm theo chuỗi giá trị và trong số những tầng lớp giàu khác nhau và làm thế nào để ngƣời nghèo và nhóm ngƣời yếu thế có thể tham gia vào chuỗi; Miêu tả sự năng động của việc làm trong và dọc thêm của chuỗi giá trị và sự bao gồm, tách rời ngƣời nghèo và các nhóm yếu thế; Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá trị đến sự phân bổ việc làm; Phân tích sự tác động của các chiến lƣợc nâng cao khác nhau của chuỗi giá trị lên sự phân bổ việc làm.

Các bước tiến hành

Bƣớc 1: Định nghĩa loại hình ngƣời tham gia Bƣớc 2: Xác định việc làm ở mỗi cấp

Bƣớc 3: Tính toán phân bổ việc làm bởi các cấp của chuỗi giá trị Bƣớc 4: Phân tích sự đóng góp phân bổ việc làm

Bƣớc 5: Xác định ảnh hƣởng của quản trị lên việc làm Bƣớc 6: Xác định tác động của công nghệ tới việc làm Bƣớc 7: Xác định sự biến đổi việc làm theo thời gian

Mục tiêu: Điều tra các quy tắc hoạt động trong chuỗi giá trị và phân tích các tác nhân và đánh giá sự phân phối quyền lực giữa họ, xác định đòn bẩy can thiệp nhằm tăng tính hiệu quả chung của chuỗi giá trị.

Các câu hỏi chính: Những nguyên tắc chính thức và không chính thức quy định những hành động của những ngƣời tham gia chuỗi giá trị? Ai lập ra nguyên tắc? Ai giám sát sự thi hành nguyên tắc? Cái gì làm cho các nguyên tắc có hiệu lực? Tại sao lại cần các nguyên tắc? Đâu là lợi thế và bất lợi của những nguyên tắc đang có đối với mỗi loại ngƣời tham gia trong chuỗi giá trị? Liệu có những dịch vụ hiệu quả để hỗ trợ những ngƣời tham gia để đáp ứng những nguyên tắc và đòi hỏi của chuỗi giá trị?

Các bước tiến hành

Bƣớc 1: Sắp xếp những ngƣời tham gia Bƣớc 2: Xác định nguyên tắc và quy định Bƣớc 3: Phân tích sự thi hành

Bƣớc 4: Phân tích dịch vụ hỗ trợ.

1.4.2.8. Phân tích sự liên t trong chuỗi giá trị

Sự phân tích mối liên kết bao gồm không chỉ việc xác định tổ chức và ngƣời tham gia nào liên kết với nhau mà còn xác định nguyên nhân của những liên kết này và những liên kết này mang lại lợi ích hay không. Việc nhận biết lợi ích (hoặc không có lợi ích) rất lâu để xác định đƣợc những trở ngại trong việc tăng cƣờng mối liên kết giữa những tác nhân tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị sẽ tạo nên nền móng cho việc cải thiện trong các cản trở khác; cải thiện sau khi thu hoạch và hệ thống vận chuyển, những cải tiến trong chất lƣợng và sử dụng hiệu quả thông tin thị trƣờng.

Mục đích của việc phân tích việc làm trong chuỗi giá trị là: Để miêu tả mối liên kết giữa những tác nhân tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị và mối liên kết của họ với những ngƣời tham gia khác nhau phụ thuộc vào chuỗi giá trị.

Miêu tả những mối liên kết giữa những ngƣời tham gia, tác nhân tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)