CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ PHÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 36 - 41)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.5. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ PHÂN

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ

Chuỗi giá trị đề cập đến toàn bộ các hoạt động cần thiết nhằm đƣa các sản phẩm hàng hóa (hoặc dịch vụ) từ ý tƣởng qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến cung ứng cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng và thải bỏ sau khi sử dụng cuối cùng. Dƣợc liệu là một loại ―nông sản‖ đặc biệt với những tính năng riêng đƣợc sử dụng phục vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp cho các địa phƣơng khác nhau nhƣ: Báo cáo nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre, thuộc Dự án Phát triển kinh doanh với ngƣời nghèo Bến Tre của Trần Tiến Khai và ctg (2011); Báo cáo Phân tích chuỗi giá trị bơ Đắk Lắk (2006) và Báo cáo phân tích chuỗi giá trị rau an toàn TP. Hà Nội (2006) thuộc Chƣơng trình Phát triển MPI-GTZSME (Chƣơng trình hợp tác phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Đức - GTZ);… Các nghiên cứu về dƣợc liệu ở trong nƣớc cũng rất nhiều và đa dạng từ các nghiên cứu về dƣợc tính của dƣợc liệu (Nguyễn Kim Phƣợng và ctg (2006), Nguyễn Phƣơng Dung (2017),…), các nghiên cứu về phƣơng pháp nuôi, trồng (Bùi Đình Thạch và ctg (2016), Đào Văn Núi và ctg (2018)), đến các nghiên cứu về công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản

dƣợc liệu và thuốc, thực phẩm chức năng từ dƣợc liệu (Tạ Phƣơng Thảo (2015)),… [1-8].

Chuỗi giá trị dƣợc liệu là một chuỗi các nông hộ, trang trại, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác tham gia và phối hợp với nhau nhằm sản xuất các nguyên dƣợc liệu và biến chúng thành các sản phẩm có nguồn gốc dƣợc liệu cụ thể và cung ứng chúng cho ngƣời tiêu dùng. Phân tích chuỗi giá trị là cần thiết để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nâng cấp các hoạt động của chuỗi giá trị. Tuy nhiên, số lƣợng các nghiên cứu trong nƣớc về chuỗi giá trị dƣợc liệu thì rất hạn chế. Những nghiên cứu chuỗi giá trị dƣợc liệu trong nƣớc thƣờng đƣợc thực hiện cho một loại dƣợc liệu hoặc một nhóm dƣợc liệu. Các nhà nghiên cứu về chuỗi giá trị dƣợc liệu nhƣ Ngô Văn Nam (2010), Huỳnh Bảo Tuân và ctg (2013), Trần Văn Ơn (2015), Trần Trung Vỹ và ctg (2018),… đã nhận ra rằng cần phải chú ý nhiều hơn đến việc nghiên cứu, đánh giá để nâng cấp chuỗi giá trị dƣợc liệu nhằm tăng khả năng cạnh tranh dựa trên chất lƣợng của sản phẩm dƣợc liệu trong nƣớc, phát triển ngành công nghiệp dƣợc và góp phần xóa đói giảm nghèo ở các địa phƣơng [9], [10], [13], [16].

Tác giả Ngô Văn Nam (2010) [9], đã nghiên cứu chuỗi giá trị của sản phẩm cây dƣợc liệu làm thuốc tắm tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai với mục tiêu đƣa ra các khuyến cáo làm tăng giá trị sản phẩm cây dƣợc liệu làm thuốc tắm góp phần phát triển sinh kế bền vững của cộng đồng dân tộc nơi đây. Tác giả áp dụng khung phân tích Mecheal Porter cho toàn bộ các tác nhân trong chuỗi giá trị làm thuốc tắm, bao gồm 4 hoạt động chính: sản xuất, chế biến, lƣu thông thuốc tắm và ngƣời tiêu dùng; Và 4 hoạt động bổ trợ: cơ sở hạ tầng, quản trị nguồn nhân lực, công nghệ, quản trị thu mua, thu hái. Tác giả cũng thực hiện phân tích các liên kết, công tác quản trị và dịch vụ, việc làm, chi phí - lợi nhuận của các tác nhân tham gia chuỗi. Các nhân tố ảnh hƣởng đƣợc tác

giả phân tích để làm bổ sung thêm cơ sở cho các đề xuất giải pháp.

Huỳnh Bảo Tuân và ctg (2013), đã phân tích chuỗi giá trị cây Diệp Hạ Châu và các vấn đề liên quan nhằm giúp các nhà quản lý, nhà đầu tƣ có thêm cơ sở để hoạch định các chính sách, hƣớng đầu tƣ phù hợp nhằm tăng hiệu quả trồng trọt và tiêu thụ dƣợc liệu trong nƣớc cũng nhƣ nâng cao liên kết giữa nông dân trồng trọt và công ty góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị. Phƣơng pháp phân tích kinh tế chuỗi giá trị thực hiện theo phƣơng pháp nghiên cứu của Eschborn GTZ (2007) [6], Kaplinsky và Morris (2000) [22] đối với cây Diệp Hạ Châu tại tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu đã xác định mô hình liên kết chuỗi dƣợc liệu Việt Nam, sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm Diệp Hạ Châu với các tác nhân tham gia chuỗi, các liên kết, mối quan hệ, mức độ trao đổi thông tin và cuối cùng là tỷ trọng lợi nhuận của các tác nhân. Các tác giả đã phân tích và so sánh sự phát triển của cây Diệp Hạ Châu và cây Dừa Cạn. Quá trình phát triển của Dừa Cạn có phần giống với cây Diệp Hạ Châu, việc so sánh hai cây dƣợc liệu này mang lại cái nhìn rõ hơn về hƣớng phát triển của những cây dƣợc liệu chiến lƣợc của nƣớc ta trong những năm qua. Nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chuỗi gồm: tập trung phát triển R&D và công nghiệp hóa nông nghiệp trồng trọt dƣợc liệu nói chung và cây Diệp Hạ Châu nói riêng tại Việt Nam. Nghiên cứu chƣa cho thấy phân bố thu nhập giữa các tác nhân tham gia chuỗi cũng nhƣ chƣa phân tích để thấy ý nghĩa giảm nghèo của việc phát triển mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm dƣợc liệu Diệp Hạ Châu. [10]

Nghiên cứu của Trần Văn Ơn (2015) về ―Phát triển dƣợc liệu Quảng Ninh trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập‖ đƣa ra quan điểm: Việc phát triển dƣợc liệu ở Quảng Ninh - Việt Nam cần đƣợc triển khai một cách có hệ thống, đồng bộ và đột phá. Nghĩa là việc phát triển dƣợc liệu không đơn thuần chỉ là mời gọi một số doanh nghiệp lập dự án đầu tƣ, giãn

dân lấy đất,… để trồng một số cây thuốc nhƣ cách làm bấy lâu nay mà cần phát triển hệ thống các chủ thể kinh tế tham gia, đƣợc gắn kết với nhau theo chuỗi giá trị, từ hệ thống cung ứng đầu vào đến chủ thể sản xuất sơ cấp, thứ cấp, đến thị trƣờng mục tiêu; các hệ thống hỗ trợ và chính sách của tỉnh, trong đó các chủ thể kinh tế đƣợc đặt ở vị trí trung tâm. Đặt cộng đồng vào trung tâm của sự phát triển, trong đó các doanh nghiệp cộng đồng (bao gồm các HTX theo luật HTX năm 2012 và các công ty cổ phần) là động lực phát triển. Có nhƣ vậy mới huy động đƣợc sự tham gia của ngƣời dân, nhằm tạo ra bƣớc chuyển lớn. [11]

Trần Trung Vỹ và ctg (2018), thực hiện phân tích các dạng hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm dƣợc liệu tỉnh Quảng Ninh. Nhóm tác giả đã phân tích một số sản phẩm dƣợc liệu thuộc chƣơng trình ―Mỗi xã phƣờng một sản phẩm‖ tại tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu là chỉ rõ các dạng hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ của chuỗi giá trị dƣợc liệu, từ đó có chiến lƣợc phát triển bền vững cho ngành dƣợc liệu tỉnh, bên cạnh đó đƣa ra chính sách gợi ý nhằm phát triển và hoàn thiện chuỗi giá trị dƣợc liệu tỉnh Quảng Ninh. Khung phân tích chuỗi giá trị của Micheal Porter đƣợc sử dụng với các số liệu thứ cấp và phân tích định tính. [13]

Nhìn chung, các nghiên cứu này đã vận dụng quy trình và nội dung phân tích chuỗi giá trị cho một loại dƣợc liệu cụ thể hoặc một nhóm dƣợc liệu. Các tác giả đã thực hiện khảo sát các thành phần tham gia chuỗi, xây dựng các sơ đồ liên kết chuỗi và các tác giả Ngô Văn Nam (2010)[9], Huỳnh Bảo Tuân và ctg (2013) [10] đã tiến hành các phân tích, đánh giá về chi phí, lợi ích và hiệu quả của các thành phần tham gia. Kết quả nghiên cứu của các tác giả rất có giá trị tham khảo trong việc xây dựng các chính sách phát triển dƣợc liệu, phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng, đồng thời cung cấp sơ sở cho các thành phần tham gia chuỗi giá trị trong việc lựa chọn lĩnh vực, mức độ và loại hoạt động tham gia vào

chuỗi. Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu nào về chuỗi giá trị cây Sả trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)