Phân tích các nhân tố bên trong (Chủ quan)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 85 - 89)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.3.3. Phân tích các nhân tố bên trong (Chủ quan)

Các hộ trồng Sả nông dân với các mức chất lƣợng sản phẩm, quy mô sản xuất, kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch... là những yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng tới sự tham gia của họ vào chuỗi giá trị dƣợc liệu. Thiếu kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến, quy mô sản xuất nhỏ, đều rất khó khăn để ngƣời dân tham gia vào chuỗi. Bên cạnh đó, những nhân tố tích cực từ ngƣời nông dân là: Cần cù, chịu khó, chịu khổ, cùng với những điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển của chuỗi.

Ngƣời thu gom: Là một trong những mắt xích quan trọng không thể thiếu trong chuỗi, để kết nối nguồn nguyên liệu đƣợc tạo ra từ hộ trồng Sả đến ngƣời tiêu dùng hoặc đến các cơ sở chế biến, đồng thời cũng là đối tác kết nối giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị. Nhƣ vậy, thƣơng lái có vai trò rất quan trọng, giúp cho nông dân, đặc biệt, nông dân ở những vùng sâu, vùng xa tiêu thụ Sả, đồng thời giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Hiện nay, đa số thƣơng lái là ngƣời địa phƣơng, trình độ học vấn hạn chế, phƣơng tiện vận chuyển sản phẩm chủ yếu là xe máy nên việc thực hiện vai trò kết nối ngƣời trồng với thị trƣờng, với tác nhân tiêu thụ, với ngƣời tiêu dùng và các cơ sở chế biến rất hạn chế.

Cơ sở chế biến: Chuỗi giá trị nông sản nói chung và chuỗi giá trị cây Sả nói riêng, muốn vận hành và phát triển thì không thể coi nhẹ đƣợc vai trò của các cơ sở chế biến. Do đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp cũng nhƣ các sản phẩm dƣợc liệu là tƣơi sống, chế biến và bảo quản đóng vai trò hết sức quan trọng. Dƣợc liệu sau thu hoạch nhất thiết phải đƣợc chế biến, trƣớc hết là chế biến nguyên liệu thô. Từ nguyên liệu thô đƣợc đƣa tới các cơ sở chế biến tinh trong chuỗi hoặc tiêu thụ trên thị trƣờng. Vì vậy, các cơ sở chế biến đƣợc coi là yếu tố bên trong ảnh hƣởng trực tiếp tới sự vận hành và phát triển của chuỗi giá trị dƣợc liệu. Hiện nay ở Tuy Phƣớc, hoạt động chế biến cây Sả chƣa phát triển ở quy mô

công nghiệp nhƣng đã có những cơ sở chế biến thủ công ở gia đình.

Ngƣời bán sỉ, ngƣời bán l là những tác nhân tiêu thụ, khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị, chuỗi có tiếp tục vận hành đƣợc hay không là nhờ vào tác nhân tiêu thụ. Đối với các sản phẩm Sả tƣơi, tiêu thụ cần thời gian rất ngắn để đảm bảo chất lƣợng, đối với dƣợc liệu là nguyên liệu thô, cũng nhƣ các sản phẩm tinh chế từ dƣợc liệu, có thời gian linh hoạt hơn.

3.3.3.2. Năng lực điều hành chuỗi giá trị cây dược liệu

Sản xuất theo chuỗi là một khái niệm mới đƣa vào nƣớc ta trong nhƣng năm gần đây, năng lực điều hành chuỗi nói chung và chuỗi cây Sả nói riêng còn nhiều hạn chế. Hầu hết các nhà quản trị và điều hành chuỗi đều bằng kinh nghiệm là chính, chƣa có những kiến thức chuyên sâu về điều hành chuỗi: Hệ thống vận hành, sản phẩm, thƣơng hiệu, hệ thống cửa hàng, chăm sóc khách hàng... Vì vậy, năng lực quản trị điều hành chuỗi tốt sẽ giúp phát triển chuỗi giá trị hiệu quả hơn, nâng cao chuỗi giá trị cây Sả ở tất cả các tác nhân trong chuỗi.

Bảng 3.14. Phân tích SWOT chuỗi giá trị Sả tại Tuy Phƣớc Điểm mạnh

- S1: Các hộ trồng lâu năm, có nhiều kinh nghiệm

- S2: Nhiều hộ áp dụng một phần hoặc toàn bộ quy trình kỹ thuật trồng hiện đại

- S3: Vùng trồng gần trung tâm thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn – là những thị trƣờng rộng lớn

- S4: Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị Sả trên địa bàn có sự gắn bó với nghề khá cao

Điểm yếu

- W1: Vẫn sử dụng nhiều thuốc BVTV để kháng sâu bệnh cho Sả

(Phƣơng thức canh tác tự phát, bằng kinh nghiệm).

- W2: Ngƣời sản xuất sau khi thu hoạch Sả chƣa có phƣơng tiện bảo quản sản phẩm sau thu hoạch

- W3: Liên kết trong kênhcòn lỏng l o - W4: Tác nhân tham gia thiếu vốn để phát triển kinh doanh

Cơ hội

- O1: Nhà nƣớc có nhiều chính sách ƣu đãi,

Thách thức

khuyến khích phát triển sản xuất Sả an toàn - O2: Nhu cầu tiêu thụ Sả ngày càng cao - O3: Huyện có chiến lƣợc quy hoạch, phát triển các vùng Sả an toàn (nông nghiệp chất lƣợng cao)

- O 4: Điều kiện đất đai, thủy lợi thuận

khác (Tây Nguyên, An Nhơn, Sả có chất lƣợng nhƣng giá lại r hơn)

- T2: Cạnh tranh với các sản phẩm chế biến từ Sả từ các nhà cung cấp trong và ngoài nƣớc

- T3: Các nguồn tài nguyên nƣớc, đất đang dần bị đe dọa

Từ kết quả phân tích SWOT, tác giả đƣa ra bảng kết hợp phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội, tận dụng cơ hội để khác phục điểm yếu. Đồng thời, khắc phục điểm yếu để hạn chế nguy cơ rủi ro từ bên ngoài, tận dụng điểm mạnh để né tránh nguy cơ thách thức. Từ đó tác giả đƣa ra những giải pháp phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị dƣợc liệu khác nhau.

Kết hợp S-O:

- Tận dụng điều kiện về đất đai tự nhiên của huyện và khai thác các quỹ đất còn chƣa sử dụng vào mục đích gì, đất manh mún,… để trồng Sả.

- Phát huy sự cần cù chịu khó và kinh nghiệm của các nông hộ trồng Sả để phát triển mở rộng vùng nguyên liệu.

- Nâng cao lợi ích và vai trò liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị dƣợc liệu; Tăng cƣờng sử dụng các loại hợp đồng trong liên kết giữa doanh nghiệp và ngƣời dân, đặc biệt là hợp đồng bằng văn bản

- Tỉnh cần ban hành cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực dƣợc liệu.

Kết hợp W-O

- Nâng cao lợi ích và vai trò liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị dƣợc liệu. Tăng cƣờng sử dụng các loại hợp đồng trong liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi, đặc biệt là hợp đồng bằng văn bản

- Tỉnh cần ban hành cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực dƣợc liệu nói chung và trồng, chế biến cây Sả nói riêng.

Kết hợp W-T

- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia trồng, chế biến và bán trong nƣớc và xuất khẩu sản phẩm tinh dầu Sả sang thị trƣờng nƣớc ngoài.

- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc, phát triển mối liên kết ―4 nhà‖ (nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nƣớc) trong trồng, chế biến và xuất khẩu Sả tƣơi, tinh dầu Sả. Đẩy mạnh liên kết nhiều nhà nhằm chuyển giao công nghệ trong sản xuất và chế biến tinh dầu Sả và các chế phẩm khác từ Sả.

- Hỗ trợ có trọng điểm để kích thích phát triển sản xuất và tăng năng lực sản xuất của hộ trồng Sả, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này.

- Tăng cƣờng các hoạt động kiểm nghiệm, kiểm soát quản lý chất lƣợng sản phẩm, thúc đẩy các xã lựa chọn cây Sả và tham gia chƣơng trình OCOP của Chính Phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)