Xác định tính ƣu tiên phân tích chuỗi giá trị cây Sả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.1. Xác định tính ƣu tiên phân tích chuỗi giá trị cây Sả

Việc lựa chọn và nghiên cứu chuỗi giá trị cây Sả ở Tuy Phƣớc của tác giả đƣợc thực hiện rất sớm trƣớc khi tác giả đăng ký thực hiện đề tài này cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Qua khảo sát ban đầu, ở huyện Tuy Phƣớc đã có một số cá nhân, tổ chức nghiên cứu và triển khai các mô hình trồng trọt hiệu quả nhƣ: trồng nấm dƣợc liệu, trồng cây đinh lăng làm dƣợc liệu, trồng các loại rau và gia vị hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGap, tuy nhiên, cho đến nay chƣa có cây dƣợc liệu đặc thù nào đƣợc cơ quan quản lý ƣu tiên phát triển hoặc đƣợc các hộ dân phát triển tự phát ở quy mô lớn.

Ở Tuy Phƣớc, cây Sả là một loại cây trồng đƣợc quan tâm bởi các hộ trồng theo tiêu chuẩn VietGap và cả những hộ không tham gia hệ thống tiêu chuẩn này.

Theo số liệu Chi cục Thống kê huyện Tuy Phƣớc và số liệu khảo sát của tác giả (Bảng 3.2), có thể thấy hiện nay, tại Tuy Phƣớc, Sả đƣợc trồng nhiều nhất trên địa bàn 3 xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng và Phƣớc Thành với tổng diện tích trồng Sả ở 3 xã là 2,28 ha, chỉ chiếm 0,26% tổng diện tích đất trồng rau các loại và tổng số lao động đã quy đổi về lao động toàn thời gian là 164 ngƣời.

Bảng 3.2. Thống kê diện tích và lao động trồng Sả

Tổng diện tích (ha) Tổng dân số (ngƣời) Diện tích trồng rau các loại (ha) Diện tích trồng Sả (ha) Lao động trồng Sả (ngƣời) Xã Phƣớc Hiệp 1.034 5.447 437 2,10 107 Xã Phƣớc Hƣng 785 2.383 190 0,08 30 Xã Phƣớc Thành 860 1.203 262 0,10 27 Tổng cộng 2.679 39.033 888 2,28 164

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tuy Phước [2] và khảo sát của tác giả

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy ý nghĩa của việc phát triển chuỗi giá trị cây Sả ở Tuy Phƣớc, vì vậy việc phân tích chuỗi giá trị cây

Sả ở Tuy Phƣớc là rất cần thiết. Sau đây là những cơ sở cho sự lựa chọn của tác giả:

- Nhu cầu thị trƣờng/ tiềm năng tăng trƣởng: Là cây gia vị sử dụng phổ biến, lại có công dụng nhƣ một dƣợc liệu sử dụng trong việc chăm sóc sức khỏe, diệt sâu bọ, côn trùng trong sản xuất nông nghiệp, làm vệ sinh và sát khuẩn trong các ngành dịch vụ du lịch, làm đẹp, … nên ngƣời trồng cây Sả có thị trƣờng rộng và nhu cầu thị trƣờng ngày càng tăng, giá Sả luôn ổn định ở mức cao nên nông dân yên tâm hơn với loại cây trồng này.

- Tiềm năng tạo việc làm: chăm sóc cây Sả không tốn nhiều công lao động, có thể sử dụng lao động toàn thời gian hoặc lao động bán thời gian, có thể sử dụng lao động nhàn rỗi từ các hoạt động sản xuất khác, lao động phụ nữ, ngƣời già và tr em. Trồng Sả có thể giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là thất nghiệp trá hình do không sử dụng hết thời gian lao động đang rất phổ biến ở khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay.

- Tiềm năng gia tăng thu nhập: trồng Sả cho thu nhập cao gấp khoảng 7 lần so với cây lúa, thu nhập từ trồng Sả ổn định hơn so với trồng nhiều loại rau, củ, quả do ít có rủi ro đƣợc mùa mất giá. Thêm vào đó, với diện tích trồng sả lớn, sau khi lấy thân, lƣợng lá sả sẽ đƣợc tận dụng triệt để để sản xuất tinh dầu và bã Sả của quá trình chiết xuất lại đƣợc tiếp tục tận dụng làm giá thể trồng nấm, sau đó là để sản xuất đất hữu cơ sạch... Mô hình làm gia tăng giá trị cây thông qua việc ứng dụng quy trình công nghệ chiết xuất tinh dầu và sản xuất cơ chất trồng nấm sử dụng giá thể bã sả sau chiết xuất trên thực tế đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân ở những vùng trồng khác. Ví dụ nhƣ ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Bảng 3.3. So sánh hiệu quả trồng cây Sả với các cây trồng chủ lực khác trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc (1 ha)

(kg) (đ) (đ) (đ)

Sả 40.000 7000 280.000.000 80.000.000 200.000.000

Lúa 16.000 7300 116.800.000 48.000.000 68.800.000

Đậu bắp 40.000 9000 360.000.000 180.000.000 180.000.000

Đu đủ 100.000 5000 500.000.000 300.000.000 200.000.000

Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả

- Đặc tính cây Sả phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng trồng: cây gia vị dễ trồng, chịu đựng đƣợc nắng nóng, khô hạn, phù hợp với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt của miền Trung nói chung, huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định nói riêng.

- Các cơ hội liên kết, mở rộng thị trƣờng: ngƣời trồng Sả, chế biến và tiêu thụ Sả có nhiều cơ hội liên kết, mở rộng thị trƣờng. Sả tƣơi, tinh dầu và các chế phẩm khác từ Sả có thể đƣợc tiêu thụ ở địa phƣơng, trong nƣớc hoặc xuất khẩu ra nƣớc ngoài.

- Cơ hội tạo thêm giá trị gia tăng: Ngoài Sả tƣơi đƣợc dùng nhƣ gia vị và dƣợc liệu phổ biến, các chế phẩm đa dạng từ cây Sả tạo nhiều cơ hội tăng giá trị cho cây Sả. Sả sấy khô dùng cho chế biến thực thẩm, tinh dầu Sả dùng cho chăm sóc sức khỏe và nhiều ngành công nghiệp khác, bả cây Sả thu từ quá trình chiết xuất tinh dầu có thể đƣợc sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ, đệm lót trong chăn nuôi.

- Khả năng tham gia của ngƣời nghèo: Trồng Sả không đòi hỏi đầu tƣ quá nhiều, có thể tận dụng mọi loại đất và địa hình để trồng, kể cả ven lối đi, triền ven sông, đất hoang, đất eo hẹp, đất nhiễm mặn,… Do vậy, ngƣời nghèo khu vực nông thôn có thể tận dụng đƣợc các điều kiện sẵn có nhƣng hạn hẹp để trồng Sả nhƣ đất đai, vốn, vật tƣ nông nghiệp và cả thời gian lao động còn trống do các hoạt động lao động khác không sử dụng hết thời gian lao động. Việc thu hoạch Sả không nhất thiết phải tập trung và tổ chức thu hái vận chuyền với quy mô lớn nên ngƣời nghèo cũng có thể thực hiện thu hái và bán dần sản phẩm phù hợp với điều kiện hạn chế của mình. Cây Sả dễ trồng, việc

chăm bón và thu hái đơn giản, không đòi hỏi lao động phải có chuyên môn điều này cũng thuận lợi để ngƣời nghèo là lao động phổ thông không qua đào tạo nghề tham gia.

- Các yếu tố bên ngoài:

+ Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dƣợc liệu đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030, cùng nhiều chính sách hỗ trợ thực hiện Nhà nƣớc đang có nhiều chính sách khuyến khích trồng và cơ chế, chính sách của nhà nƣớc (các chính sách của nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng, chính sách thuế …)

+ Huyện Tuy Phƣớc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu cây trồng đang gia tăng sức ép lên các nông hộ trong việc lựa chọn và trồng những cây trồng có hiệu quả cao.

+ Sự phát triển của công nghệ chiết tách tinh dầu đang là điều kiện thuận lợi để huyện Tuy Phƣớc nói chung, các doanh nghiệp và các hộ sản xuất đầu tƣ và phát triển sản xuất, hình thành và nâng cấp chuỗi giá trị cây Sả ở địa phƣơng.

+ Dịch bệnh phát triển trong thời gian gần đây làm gia tăng nhu cầu sử dụng Sả tƣơi, tinh dầu Sả và các chế phẩm khác từ cây Sả góp phần mở rộng đáng kể thị trƣờng đầu ra cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cây Sả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)