Phân tích chi phí sản xuất, chi phí đầu tƣ và lợi nhuận của các tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 74 - 80)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.5. Phân tích chi phí sản xuất, chi phí đầu tƣ và lợi nhuận của các tác

tham gia vào chuỗi giá trị cây Sả tại huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

3.2.5.1. Hộ trồng ả

Bảng 3.8. Hoạch toán chi phí cho 1.000 m2 Sả

STT Chi phí Đơn vị Số lƣợng Đơn giá Thành tiền Cơ cấu

(1000đ) (1000 đ) %

1 Chi phí trung gian(IC) Ngìn đồng 3.540 44,03

Chi phí vật chất 2.140 26,62 - phân chuồng Đợt 2 200 400 4,98 - phân hóa học Kg 20 18 360 4,48 - giống Kg 180 7 1.260 15,67 - thuốc trừ sâu Đợt 2 60 120 1,49 Chi phí dịch vụ 1.400 17,41

- Cày đất ngày công 4 200 800 9,95

- Thủy lợi Khẩu 3 200 600 7,46

2 Chi công lao động ngày công 20 200 4.000 49,75

3 Hao mòn công cụ 500 6,22

Tổng cộng 8.040 100,00

(Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả)

Chi phí trung gian phục vụ cho sản xuất bao gồm: chi phí vật chất, (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), chi phí dịch vụ (công làm đất, thủy lợi ) chiếm 44,03%, bao gồm:

+ Chi phí vật chất: trong đó chi phí giống là cao nhất 1.260.000 đ chiếm 15,67% tổng chi phí, sau đó đến chi phí phân chuồng, 400.000 đ, chiếm 4,98%

+ Chi phí dịch vụ: trong chi phí dịch vụ bao gồm những chi phí nhƣ: chi phí làm đất, chi phí dịch vụ khác (phun thuốc, làm cỏ,…) Khoản chi phí dịch vụ này đƣợc tính theo giá thị trƣờng thì chi phí cho công làm đất là cao nhất với 9,95% tổng chi phí, còn thủy lợi chiếm 7,46%.

Chi phí cho công lao động chiếm tỉ lệ % cao nhất là 49,75%, trong đó bao gồm công gieo trồng, làm cỏ, bón phân, tƣới nƣớc, chăm sóc, thu hoạch. Trong hạch toán tài chính thì các khoản công lao động đều phải tính vào giá thành, tuy nhiên thực tế trong hạch toán kinh tế, các hộ thƣờng không tính khoản chi phí công lao động mà có đa số các hộ có quan điểm ―sản xuất lấy công làm lãi‖. Nhƣng hiện nay với cơ chế quản lý cùng với cơ chế kiểm soát trong sản xuất Sả thì ngƣời nông dân đã hoạch toán đƣợc số lƣợng công của họ, hộ sản xuất Sả 100% không thuê thêm lao động ngoài, chính vì vậy mà số lƣợng công cần thiết để sản xuất 100% là công lao động từ hộ. Tại thời điểm điều tra thì giá công lao động nông nghiệp tại địa phƣơng hiện hành là 200.000đ/công nhƣ vậy khoản tiền công lao động đƣợc hoạch toán ở đây là đƣợc tính bằng giá công lao động nông nghiệp phổ thông tại địa phƣơng nhân với số công lao động của hộ. Mức giá công này khá cao và đƣợc duy trì ổn định do khan hiếm lao động tr ở khu vực nông thôn.

Với năng suất trung bình 2 tấn Sả/1000 m2/vụ, chi phí sản xuất 1000 kg Sả là: (8.040.000 đ X 1.000 kg) : 2.000 kg = 4.020.000 đ

Chi phí trung gian (IC) trên 1000 kg Sả: 4.020.000 đ X 44,03% = 177.000 đ Chi phí lao động: 4.020.000 đ X 49,75% = 200.000 đ

Hao mòn dụng cụ: 4.020.000 đ X 6,22% = 250.000 đ

Hộ trồng Sả bán 65% sản phẩm cho ngƣời thu gom với mức giá trung bình là 7.000 đ/kg. Trong trƣờng hợp bán trực tiếp cho ngƣời bán sỉ, các hộ trồng Sả

thƣờng thu tiền chênh lệch đủ bù đắp chi phí vận chuyển đến các chợ đầu mối và vì vậy họ bán ngay đƣợc sản phẩm của mình tại chợ đầu mối. 3% lƣợng sản phẩm bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng (tại địa phƣơng) và ngƣời bán l ở Quy Nhơn cũng theo cùng cách thức để đảm bảo thu về ở mức giá 7.000 đ/kg.

Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả của hộ trồng Sả

STT Chỉ tiêu Hộ trồng Sả

Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%)

1 Giá bán/kg sản phẩm 7000

2 Doanh thu (TR) 7000 100,00

3 Chi phí trung gian (IC) 1770 25,29

4 Giá trị gia tăng (VA) 5230 74,71

5 Hao mòn công vụ, dụng cụ 250 3,57

6 Tiền công lao động 2000 28,57

7 Thu nhập thuần (GPr) 2980 42,57

(Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả)

3.2.5.2. Người thu gom

Ngƣời thu gom Sả ở 3 xã khảo sát mua 65% lƣợng Sả của các hộ trồng Sả và bán ra theo các kênh:

- Bán cho ngƣời bán sỉ ở chợ đầu mối Diêu Trì 13% số lƣợng Sả với giá 9.000 đ/kg

- Bán cho ngƣời bán sỉ ở chợ đầu mối Bình Định 19,5% số lƣợng Sả với giá 8.500 đ/kg

- Bán cho ngƣời bán l ở Quy Nhơn 32,5% số lƣợng với giá 10.000 đ/kg Vậy giá bán ra trung bình của ngƣời thu gom là:

(9.000 X 13 + 9.500 X 19,5 + 10.500 X 32,5) : (13 + 19,5 + 32,5) = 9.900đ/kg

Bảng 3.10: Chi phí, kết quả hoạt động tác nhân thu gom

STT Diễn giải

Ngƣời thu gom

Giá trị Cơ cấu

(1000đ) (%)

1 iá bán g sản phẩm 9,90

2 Doanh thu 9900 100,00

3 Chi phí trung gian 8200 87,70

a. Giá vốn Sả 7000 74,87 b. Vận chuyển 500 5,35 c. Công cụ, dụng cụ nhỏ 200 2,14 d. Thuê kiot 0 0,00 e. Chi phí khác 500 5,35

4 Giá trị gia tăng 1700 18,18

5 Chi phí lao động 400 4,28

6 KHTSCĐ 200 2,14

7 Thu nhập thuần 1100 11,76

(Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả)

Qua quá trình điều tra cho thấy doanh thu từ việc bán 1000kg Sả của tác nhân thu gom là 9.900.000đ trong đó chi phí trung gian là cao nhất ở mức 8.200.000đ chiếm 88,70% tổng doanh thu, trong chi phí trung gian thì chi vốn cho mua Sả là lớn nhất ở mức 7.000.000đ chiếm 74,87% doanh thu, chi cho vận chuyển là 500.000đ chiếm 5,35% do ngƣời thu gom thƣờng sử dụng xe máy để vận chuyển Sả. Giá trị gia tăng là 1.700.000đ chiếm 18,18% doanh thu trong đó chi phí lao động là tiền công cho 2 ngƣời trong 1 ngày là 400.000 đ, chiếm 4,42% doanh thu. Thu nhập thuần của ngƣời thu gom là 1.100.000đ cho 1.000 kg Sả, chiếm 11,76% trong tổng doanh thu.

Việc thu mua chủ yếu là mua trực tiếp của ngƣời nông dân với khối lƣợng trong khoảng trên dƣới 1000kg, 100% các các tác nhân thu gom đều thỏa thuận bằng miệng chứ không có giấy tờ mua bán và giá cả đƣợc ngƣời thu gom và các hộ trồng Sả xác định dựa trên giá cả thi trƣờng.

3.2.5.3. Tác nhân bán sỉ

Ngƣời bán sỉ ở chợ đầu mối Diêu Trì và chợ Bình Định có mức giá mua trung bình đƣợc xác định nhƣ sau:

[9.000 đ X (13% +15%) + 9.500 đ X (10% + 19,5%)] : (13% + 15% +10 % + 19,5%) = 9.260 đ/kg

Giá bán ra của ngƣời bán sỉ cho ngƣời bán l ở Tuy Phƣớc là 12.000 đ/kg; cho ngƣời bán l ở An Nhơn là 12.500 đ/kg, cho ngƣời bán l ở Quy Nhơn là 13.500 đ/kg, và trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng ở Quy Nhơn là 14.500 đ/kg. Giá bán trung bình của những ngƣời bán sỉ đƣợc xác định nhƣ sau: 14,75% X 12.500 + 13.500 X (8,85% + 16,8%) + 5,6% X 12.000 + 14.500 X (5,9% + 5,6%) : (14,75% + 8,85% + 16,8% + 5,6% + 5,9% + 5,6%) = 13.297 đ/kg

Bảng 3.11. Chi phí, kết quả của tác nhân ngƣời bán sỉ

(Tính cho 1000kg sả )

STT Diễn giải

Ngƣời bán sỉ

Giá trị Cơ cấu

(1000đ) (%)

1 iá bán g sản phẩm 13,297

2 Doanh thu 13.297 100

3 Chi phí trung gian 9.910 74,53

Giá vốn mua Sả 9.260 69,64

Vận chuyển 200 1,50

Công cụ, dụng cụ nhỏ 200 1,50

Thuê kiot 100 0,75

Chi phí khác 150 1,13

4 Giá trị gia tăng 3.387 25,47

5 Chi phí lao động 400 3,01

6 KHTSCĐ 60 0,45

7 Thu nhập thuần 2.927 22,01

Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả

Tác nhân ngƣời bán sỉ có doanh thu trung bình là 13.297.000 đ cho 1000 kg Sả bán ra. Trong đó, chi phí trung gian là 9.910.000 đ chiếm 74,53% , và giá trị gia tăng là 3.387.000 đ chiếm 25,47% tổng doanh thu.

Trong chi phí trung gian: giá vốn mua Sả là 9.260.000 đ chiếm 69,64% tổng doanh thu, chi phí cho vận chuyển là 200.000đ chiếm 1,50%, hao mòn công cụ là 200.000 chiếm 1,50%, chi phí cho thuê kiot là 100.000đ chiếm

0,75% trong tổng doanh thu. Thu nhập thuần trung bình của mỗi tác nhân bán sỉ là 2.927.000 đ tƣơng ứng với 22,01% doanh thu.

3.2.5.4. Người bán lẻ

Giá mua trung bình từ ngƣời bán sỉ là 13.297.000 đ/kg, giá mua từ ngƣời thu gom là 9.900 đ/kg, và giá mua từ hộ trồng Sả là 7.000 đ. Nhƣ vậy, giá mua Sả trung bình của ngƣời bán l là:

[7.000 X 7% + 9.900 X 32,5% + (14,75% + 8,85% +16,8% + 5,6%) X 13.297] : (7% + 32% + 14,75% + 8,85% + 16,8% + 5,6%) = 11.558 đ/kg Giá bán Sả trung bình cho ngƣời tiêu dùng từ ngƣời bán l là 16.000 đ/kg.

Bảng 3.12: Chi phí, kết quả của tác nhân ngƣời bán l

(Tính cho 1000kg Sả )

STT Diễn giải

Ngƣời bán l

Giá trị Cơ cấu

(1000đ) (%)

1 iá bán g sản phẩm 16

2 Doanh thu 16.000 100,00

3 Chi phí trung gian 12.048 75,30

Giá vốn Sả 11.558 72,24 Vận chuyển 200 1,25 Công cụ, dụng cụ nhỏ 40 0,25 Thuê kiot 100 0,63 Chi phí khác 150 0,94

4 Giá trị gia tăng 3.952 24,70

5 Chi phí lao động 400 2,50

6 KHTSCĐ 60 0,38

7 Thu nhập thuần 3.492 21,83

Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả

Tác nhân ngƣời bán l có doanh thu trung bình là 16.000.000đ cho 1000kg Sả. Trong đó chi phí trung gian là 12.048.000 đ, chiếm 75,3% tổng doanh thu, và giá trị gia tăng là 3.952.000 đ chiếm 24,7% tổng doanh thu.

Trong chi phí trung gian: giá vốn mua Sả là 11.558.000đ chiếm 72,24% tổng doanh thu, chi phí cho vận chuyển là 200.000đ chiếm 1,25%. chi phí cho thuê kiot cho việc bán hàng là 100.000 đ chiếm 0,63% trong tổng doanh thu. Giá trị gia tăng là 3.952.000 đ chiếm 24,70% tổng doanh thu, và thu nhập thuần trung bình của mỗi tác nhân bán l là 3.492.000đ tƣơng ứng với 21,83% doanh thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)