Điều kiện tự nhiên huyện Tuy Phƣớc, Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 41 - 45)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tuy Phƣớc, Bình Định

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Tuy Phƣớc là huyện đồng bằng nằm về phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, có tọa độ địa lý khoảng từ 1090

03’ đến 1090

16’ kinh độ Đông và 13015’ đến 130

36’ vĩ độ Bắc, ranh giới hành chính đƣợc phân chia nhƣ sau: - Phía Bắc giáp với thị xã An Nhơn và huyện PhùCát

- Phía Nam giáp với thành phố Quy Nhơn

- Phía Đông giáp với Đầm thị nại và thành phố Quy Nhơn - Phía Tây giáp với thị xã An Nhơn và huyện Vân Canh

Với vị trí địa lý nhƣ vậy là khá thuận lợi, tạo mọi điều kiện cho việc giao lƣu kinh tế và phát triển xã hội của vùng.

Tuy Phƣớc có địa hình dốc thoải dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, có thể phân chia thành 3 tiểu vùng sau đây:

- Tiểu vùng miền núi: Có diện tích 6.876,07 ha, chiếm 31,67% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ở hai xã Phƣớc Thành và Phƣớc An. Tiểu vùng này ngoài thế mạnh về trồng lúa còn có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, phát triển các loại hình trang trại nông lâm kết hợp.

- Tiểu vùng ven biển: Có diện tích 8.132,64 ha, chiếm 37,46% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở 4 xã: Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng. Ngoài sản xuất nông nghiệp, vùng còn có thế mạnh về phát triển và nuôi trồng thủy sản.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Tuy Phƣớc

Nguồn: www.tuyphuoc.binhdinh.gov.vn

- Tiểu vùng đồng bằng: Có diện tích 6.703,86 ha, chiếm 30,88% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ở 7 xã và thị trấn còn lại. Thế mạnh chủ yếu của tiểu vùng này là sản xuất lƣơng thực, Sả, rau màu các loại, chăn nuôi gia súc, gia cầm,…

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2019, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 21.987,2 ha, phân bố không đều trên 13 xã và thị trấn. Xã có diện tích lớn nhất

là Phƣớc Thành (3544,99 ha), nhỏ nhất là thị trấn Diêu Trì (573,2 ha).

2.1.1.2. Thời ti t hí hậu

Do điều kiện hoàn lƣu gió mùa kết hợp với vị trí địa lý và điều kiện địa hình, đặc biệt là dãy Trƣờng Sơn có ảnh hƣởng lớn đến các yếu tố khí hậu của huyện. Tuy Phƣớc có khí hậu nhiệt đới ẩm; nhiệt độ trung bình năm 27,20

C; lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.800 – 1.900 mm, phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mƣa (từ tháng 9 đến tháng 12) tập trung 70 – 80% lƣợng mƣa cả năm, lại trùng với mùa bão nên thƣờng xuyên gây ra bão và lũ lụt. Mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 9) thƣờng kéo dài gây nên hạn hán ở nhiều nơi. Lƣợng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.000 mm, chiếm 50–55% tổng lƣợng mƣa. Độ ẩm tƣơng đối trung bình hàng năm là 79%.

Với nền nhiệt độ cao đều trong năm, tổng tích ôn và lƣợng mƣa lớn thuận lợi cho địa phƣơng đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, với lƣợng mƣa phân bố không đồng đều, dẫn đến hàng năm thƣờng hay có bão lụt vào mùa mƣa và hạn hán vào mùa khô kéo dài đã gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.

2.1.1.3. Đ t đai thổ nhưỡng

Đất đai hình thành và phát triển trên địa bàn huyện tƣơng đối phức tạp và có nhiều loại đá mẹ khác nhau, do đó đặc điểm đất đai, thổ nhƣỡng ở đây cũng tƣơng đối đa dạng và đƣợc phân chia thành 3 nhóm chính:

- Nhóm đất đỏ vàng: chủ yếu ở 2 xã miền núi là Phƣớc Thành, Phƣớc An và một phần ở các vùng đồng bằng.

- Nhóm đất phù sa và đất cát: chủ yếu ở các xã đồng bằng và ven biển. Tuy Phƣớc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến tƣơng đối phức tạp, lƣợng mƣa lớn và tập trung ở một số tháng chủ yếu vào mùa mƣa trong năm, nắng nhiều với nhiệt độ cao. Tuy nhiên, lại có tác dụng cung

cấp nguồn dinh dƣỡng dễ tiêu cho cây trồng, nhƣng quá trình khoáng hóa nhanh và mạnh các chất hữu cơ trong đất đã làm cho lƣợng mùn giảm mạnh. Ngoài ra, các chất dinh dƣỡng trong đất bị rửa trôi nhanh chóng, đặc biệt là ở các vùng đồi núi.

Hiện tại, diện tích đất chƣa sử dụng huyện là 577,7 ha chiếm 2,6% tổng diện tích tự nhiên trong đó đất bằng chƣa sử dụng là 280,3 ha và đất đồi núi chƣa sử dụng là 289,1 ha, còn lại là đất đồi núi đá chƣa có rừng cây. Mặc dù qua các năm có giảm xuống nhƣng không đáng kể, đáp ứng đƣợc nhu cầu gia tăng của các loại đất khác. Điều này đòi hỏi huyện cần phải sớm có kế hoạch quy hoạch đất chƣa sử dụng vào các vùng hoạt động có mục đích để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tình hình sử dụng đất đai của ngƣời dân trên địa bàn huyện.

2.1.1.4. Nguồn nước thuỷ văn

Trên địa bàn huyện có hai con sông lớn, đó là sông Hà Thanh ở phía Nam và sông Kôn ở phía Bắc chảy dọc theo hƣớng từ Tây sang Đông. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống kênh tƣới tiêu phân bổ đều khắp các vùng trên địa bàn huyện. Với đặc điểm nằm ở hạ lƣu sông Hà Thanh và sông Kôn nên trên địa bàn huyện tạo nhiều nhánh sông, mƣơng nhỏ với dòng chảy hẹp, cấu trúc quanh co. Do một phần diện tích đầu nguồn bị chặt phá nên hàng năm thƣờng xảy ra lũ lụt ở hạ lƣu dẫn đến gây sạt lở, bồi đắp, hủy hoại nhiều diện tích đất mà chủ yếu là đất nông nghiệp.

Huyện Tuy Phƣớc còn có một số hồ chứa nhƣ: hồ Hóc Kế (Phƣớc An), hồ Cây Đa (Phƣớc Thành), hồ Đá Vàng (Phƣớc Thành),… Tuy nhiên, hồ nhỏ chƣa đáp ứng nhu cầu phục vụ nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp.

Nguồn nƣớc ngầm ở Tuy Phƣớc: Qua các tài liệu khảo sát cho thấy, nguồn nƣớc ngầm trong vùng nông thôn từ 3 – 5 m có trữ lƣợng nƣớc lớn khoảng 17.983 m3/ngày đêm, nhƣng phần lớn đã bị nhiễm phèn nặng dẫn đến

việc đƣa vào sử dụng sinh hoạt và sản xuất không đáng kể. Hiện nay, ngoài các công trình cấp nƣớc sinh hoạt hiện có vào mùa khô nhân dân ở một số địa phƣơng trong vùng vẫn phải lấy nƣớc từ nhà máy cung cấp nƣớc ở TP.Quy Nhơn để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)