Phân tích môi trƣờng vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 84 - 85)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.3.2. Phân tích môi trƣờng vi mô

3.3.2.1. Khách hàng

Ngƣời tiêu dùng mua Sả chủ yếu phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn và đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. Bên cạnh đó, một số hộ dân còn mua Sả để chiết tinh dầu theo các phƣơng pháp thủ công, truyền thống để sử dụng trong gia đình. Trƣớc đây do nhu cầu sử dụng tinh dầu Sả dùng cho tẩy rửa, sát trùng ở các cơ sở y tế và xuất khẩu sang các nƣớc Anh, Pháp, Đức, Liên Xô (cũ) với sản lƣợng lên đến 120 tấn/năm nên nhiều tỉnh nhƣ Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ), Gia lai, Kontum, Thừa Thiên Huế đã phát triển diện tích trồng Sả lên đến 34.000.000 hecta. Từ những năm 1990, khi thị trƣờng Đông Âu và các nƣớc Châu Âu khác suy giảm, diện tích trồng Sả thu hẹp lại.

Hiện nay, chất lƣợng sống ngày càng cải thiện nên ngƣời dân càng quan tâm và sử dụng Sả nhiều hơn. Khách hàng Châu Âu đánh giá rất cao về cây gia vị của vùng trồng Tuy Phƣớc tạo tiềm năng lớn cho sản xuất và xuất khẩu cây Sả, tinh dầu Sả.

Khách hàng mua Sả sản xuất ở Tuy Phƣớc chủ yếu ở các khu chợ và siêu thị. Khách hàng khá dễ tính và nhu cầu tiêu dùng khá ổn định.

Khách hàng là doanh nghiệp chƣa kết nối và đặt hàng mua sản phẩm do nhiều vấn đề. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 35 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh trồng cây gia vị và dƣợc liệu, nhƣng trên thực tế chƣa có doanh nghiệp nào đặt vấn đề liên kết hay hợp tác với các nông hộ trồng và cung ứng Sả. HTX nông, công, thƣơng An Nhơn có cơ sở sản xuất tinh dầu Sả kêt hợp với sản xuất phân hữu cơ từ bả cây Sả sau chiết tinh dầu đang tìm hiểu thông tin và cơ hội hợp tác với các hộ trồng Sả ở Tuy Phƣớc.

3.3.2.2. Nhà cung ứng

Đầu vào của hoạt động trồng và chế biến Sả dễ tìm và chi phí không cao. Các hộ trồng Sả quy mô lớn chủ yếu tự cung tự cấp giống, trong khi các hộ trồng quy mô nhỏ thƣờng mua giống ngay tại địa phƣơng từ các hộ trồng khác và từ HTX Nông nghiệp Luật Chánh, Phƣớc Hiệp, Tuy Phƣớc.

Các vật tƣ nông nghiệp đƣợc mua tại các nhà cung cấp trên địa bàn huyện. Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, thủy lợi, máy cày làm đất đều đƣợc cung ứng tại địa phƣơng.

3.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Sản phẩm Sả tƣơi ít có đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên vào mùa thu hoạt, khi lƣợng Sả từ các huyện khác của Bình Định và từ các tỉnh Tây Nguyên cung ứng nhiều sẽ làm giá Sả trên thị trƣờng giảm. Đối với sản phẩm tinh dầu Sả và các sản phẩm chế biến từ cây Sả khác, hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều loại sản phẩm và nhà cung cấp khác nhau, trong và từ nƣớc ngoài.

3.3.2.4. Các cơ quan công chức quản lý ngành quản lý địa phương

Các cơ quan quản lý ở tỉnh Bình Định, huyện Tuy Phƣớc đều rất quan tâm đến việc đầu tƣ phát triển các chuỗi giá trị nông sản, chuỗi giá trị dƣợc liệu trên địa bàn huyện. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ Sả tại địa phƣơng đƣợc các cán bộ quản lý địa phƣơng giám sát tốt và sẵn sàng tham gia tƣ vấn, hỗ trợ cho các nông hộ và các tác nhân khác. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và lựa chọn cây Sả nhƣ là cây trồng chủ lực hay quan trọng ở địa phƣơng chƣa đƣợc xúc tiến để tạo một môi trƣờng thuận lợi hơn cho phát triển chuỗi giá trị cây Sả tại Tuy Phƣớc. Tình trạng các hộ dân lựa chọn và trồng tự phát vẫn rất phổ biến dẫn đến sản xuất manh mún, thiếu chủ động trong phát triển các hoạt động, lĩnh vực bổ trợ làm giảm hiệu quả của các chuỗi sản phẩm và ngành hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)